Procare – Website chính thức https://procarevn.vn PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú Mon, 25 Mar 2024 02:09:38 +0000 vi hourly 1 Bầu 2 tháng ăn gì? An thai giảm nghén? https://procarevn.vn/bau-2-thang-an-gi-108976/ https://procarevn.vn/bau-2-thang-an-gi-108976/#respond Fri, 22 Mar 2024 08:16:34 +0000 https://procarevn.vn/?p=108976 Dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của thai kỳ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số món ăn an thai giảm nghén gợi ý cho bà bầu 2 tháng.

Ở giai đoạn tháng thứ 2, em bé của bạn như nào?

Ở giai đoạn tháng thứ 2, em bé của bạn như nào? 1

Khi mang thai ở tháng thứ 2, tuần thứ 8 của thai kỳ. Em bé của bạn của bạn như nào? Lúc này, con yêu đã có kích thước bằng một quả việt quất, nhịp tim đã rõ ràng. Cụ thể:

  • Kích thước: Thai nhi có kích thước tương đương với một quả việt quất, chiều dài đầu mông từ 1.3 – 1.6cm
  • Phát triển cơ quan: Chồi cánh tay và chân dài ra, ngón tay và ngón chân hình thành bên trong bàn tay và bàn chân. Hệ tiêu hóa, bao gồm cả ruột, đang phát triển.
  • Nhịp tim: Tim thai đã bắt đầu đập với nhịp độ từ 150 – 170 nhịp/phút, cao gấp đôi so với mẹ.

Hình hài của bé đã phát triển tương đối đầy đủ và sẵn sàng để tăng cân trong những tháng tới. Mẹ nên tìm hiểu cần ăn gì để thai nhi tăng cân.

Bà bầu 2 tháng nên bổ sung chất gì?

Bà bầu 2 tháng nên bổ sung chất gì? 1

Trong giai đoạn hai tháng đầu của thai kỳ, việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là chi tiết về các chất dinh dưỡng cần thiết mà bà bầu nên bổ sung:

Axit folic: Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Có thể tìm thấy trong rau xanh, ngũ cốc, và qua các loại vitamin tổng hợp.

Sắt: Cung cấp oxy cho thai nhi, giảm nguy cơ thiếu máu

Sắt là thành phần cần thiết giúp hình thành hemoglobin trong máu, cung cấp oxy cho thai nhi và giảm nguy cơ thiếu máu cho bà bầu.

Thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, đậu, và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng cường.

Canxi: Hỗ trợ phát triển xương và răng của thai nhi

Canxi hỗ trợ phát triển xương và răng của thai nhi, đồng thời giúp duy trì hệ xương khỏe mạnh cho bà bầu.

Sữa, phô mai, sữa chua, và các loại rau có lá xanh đậm.

Protein: Quan trọng cho sự phát triển của thai nhi

protein đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp và các tế bào của thai nhi.

Thịt, cá, trứng, đậu, và các sản phẩm từ sữa.

Vitamin D và C: Hỗ trợ hấp thụ canxi và tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin D giúp hỗ trợ hấp thụ canxi, trong khi Vitamin C tăng cường hệ miễn dịch và giúp hấp thụ sắt tốt hơn.

Vitamin D có thể tìm thấy trong cá hồi, lòng đỏ trứng, và qua ánh nắng mặt trời. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, dâu tây, và kiwi.

Bà bầu 2 tháng ăn gì? An thai, giảm nghén

Bầu 2 tháng là lúc mẹ bầu bắt đầu có những thay đổi, bắt đầu xuất hiện những cơn ốm mét mẹt mỏi. Vậy mẹ bầu nên ăn gì đỡ nghén mà vẫn đủ dinh dưỡng cho bé. Cung tham khảo list món sau:

Cháo bồ câu – bồi bổ sức khỏe

Cháo bồ câu - bồi bổ sức khỏe 1

Thịt chim bồ câu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, kiện tỳ vị, ích khí huyết, trừ khử phong giải độc. Đây là món ăn an thai được nhiều mẹ bầu tẩm bổ.

Thịt bồ câu có chứa 22,14% protein, 6,4% chất béo, ngoài ra còn có lipit, canxi, phospho, sắt và nhiều thành phần vi lượng khác. Đặc biệt, hàm lượng protein trong thịt chim bồ câu cao nhưng cholesterol khá thấp nên rất tốt cho sức khỏe. Chúng cũng chứa nhiều vitamin như A, B1, B2, E và các nguyên tố vi lượng khác, có hàm lượng cao hơn trong những loại thực phẩm khác như thịt bò, gà, cá,…

Ngoài ra, thịt bồ câu ăn ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hơn các loại thịt gia cầm khác, có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho thai phụ, tránh đầy hơi khó tiêu.

Cách nấu như sau:

  • Nguyên liệu: Gạo nếp: 1 nắm tay, Hạt sen tưới: 100g, Nấm rơm: 150g, Tía tô, cải bẹ xanh, hành lá, Hành củ, gừng, tỏi, ớt. Gia vị vừa đủ: hạt nêm, tiêu, nước mắm, muối, dầu ăn
  • Thực hiện: Ngâm gạo nếp, hạt sen rửa sạch bóc vỏ, sơ chế chim bồ câu: lấy tim, gan, mề bóp muối, rửa sạch. Bỏ lòng, phổi, diều của bồ câu. Phần xương chặt miếng, sau sẽ đem vào hầm chung với cháo cho ngọt nước. Phần thịt còn lại đem băm nhỏ rồi ướp cùng một chút bột nêm và tiêu. đun nóng một lượng nhỏ dầu ăn trong chảo rồi cho hành tỏi đã băm vào phi thơm, cho thịt bồ câu vào xào cho săn lại thì tắt bếp. Cho gạo vào nồi hầm cùng xương chim bồ câu. Đến khi cháo đã sôi và nhuyễn thì cho phần thịt bồ câu đã xào ở trên vào nấu, đến khi cháo sôi trở lại thì hớt bọt và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Cháo gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc – món ăn an thai

Cháo gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc - món ăn an thai 1

Cháo gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc luôn là món ăn không thể thiếu trong danh sách những món ngon tốt cho bà bầu. Đây là món ăn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn lại vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp với mẹ bầu đang mang thai những tháng đầu và bị ốm nghén.

Vì sao gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc lại là một trong những món ngon tốt cho bà bầu? Bởi vì thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng… mà lại được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn… có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu.

Ngoài ra, việc kết hợp gà ác cùng hạt sen giúp mẹ bầu chữa mất ngủ, an thần rất tốt. Đây chính là món ăn vô cùng bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai.

Cách nấu như sau:

  • Nguyên liệu: 100 gr gạo hạt nhỏ,1 con gà ác (khoảng 6-800gr), 20 gr hạt sen, 1 gói thuốc bắc nhỏ, Rau mùi, hành lá, Gia vị cần thiết
  • Thực hiện: Gạo rửa sạch rồi rang sơ qua từ 2-3 phút để khi nấu cháo hạt gạo nở bung. Gà làm sạch rồi sát qua 1 lớp muối tinh để làm bay hết mùi hôi tanh. Hạt sen: Loại bỏ tim hạt sen, rửa sạch, đem luộc chín, vớt ra để trên rổ cho ráo nước. Cho gà đã sơ chế sạch sẽ vào 1ml nước và gói thuốc bắc vào nồi. Thịt gà để ngột rồi lọc thịt băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhỏ. Cho thịt gà vào nồi hầm cùng gạo và thuốc bắc. Ninh nhừ thêm nếm gia vị vừa đủ.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách giữ thai trong 3 tháng đầu – mẹ bầu chú ý

Cháo ý dĩ – giúp tiêu hóa tốt, giảm nghén

Cháo ý dĩ - giúp tiêu hóa tốt, giảm nghén 1

Hạt ý dĩ được xem là một loại nguyên liệu để chế biến một số món ăn ngon bổ dưỡng như cháo, súp… để điều trị một số bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa. mẹ bầu ăn loại hạt này vừa có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng nôn nghén mệt mỏi.

Bà bầu bị nghén nặng ăn liên tục 3 ngày.

Cách nấu như sau:

  • Nguyên liệu: 15g ý dĩ, 100g gạo, 100g gừng, 20g đường đỏ.
  • Thực hiện: Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi, thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ, đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào khuấy đều, cháo sôi lại là được.

Nếu bạn bị nghén nặng nên ăn liên tục 3 ngày. Ăn nóng, ngày 2 lần lúc đói.

Canh sườn sấu – rất tốt cho mẹ nào nghén nặng

Canh sườn sấu - rất tốt cho mẹ nào nghén nặng 1

Sườn sấu là món ăn mà mẹ bầu nào nghén nặng nên ăn. Món ăn quen thuộc nhiều dinh dưỡng mà lại giảm nghén nhờ có quả sấu chua.

Cách nấu như sau:

  • Nguyên liệu: 5 quả (50g) sấu, 200g sườn lợn, 100g bí xanh, bột gia vị vừa đủ.
  • Thực hiện: Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị rồi xào chín, cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ. Bí xanh bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng. Khi sườn lợn đã nhừ, cho bí xanh vào đun sôi lại là được.

Nên dầm nát sấu trước khi ăn, ăn ngày 2 lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Bà bầu bị nghén nặng cần ăn liền 3 ngày.

Canh cá trắm cỏ me chua vừa bổ dưỡng vừa giảm nghén

Canh cá trắm cỏ me chua vừa bổ dưỡng vừa giảm nghén 1

Cá trắm cỏ là một trong những loại cá nước ngọt nhiều dinh dưỡng nhất. Loại cá này thường là những món bổ dưỡng không thể thiếu trong thực đơn mẹ bầu. Thêm chút me chua giải quyết được sự nghén ngẩm của mẹ bầu nữa, món canh cá trắm cỏ nấu me chua đem lại 2 lợi ích tuyệt vời.

Cách nấu như sau:

  • Nguyên liệu: 1 khúc khoảng 300g cá trắm cỏ, quả me, cà chua, 100g rau cải trắng, dầu ăn, bột ngọt, gia vị vừa đủ
  • Thực hiện: á rửa sạch, bổ đôi, ướp gia vị trong 20 phút. Quả me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ. Cho cá, cà chua, dầu ăn vào nồi xào, cho cà chua vào xào tiếp, dầm nát cà chua, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi thả quả me vào, đun tiếp khi quả me chín thì cho rau cải trắng vào đảo đều, canh sôi lại thêm bột ngọt là được.

Ăn lúc đói, ngày 1 lần, ăn liền trong 3 – 5 ngày.

☛ Tham khảo thêm: Ăn gì giảm nghén

Luôn nhớ rằng, việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh là rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai.

Bà bầu không nên ăn gì trong tháng thứ 2

Bà bầu không nên ăn gì trong tháng thứ 2 1Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bà bầu cần chú ý những thực phẩm sau không nên ăn:

  1. Thực phẩm chứa caffeine: Caffeine có thể tăng nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng đến trọng lượng khi sinh của bé.
  2. Alcohol: Uống rượu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sự phát triển của thai nhi.
  3. Thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm: Như phô mai mềm không tiệt trùng, sản phẩm sữa không tiệt trùng, pate, và trứng sống hoặc chưa nấu chín kỹ.
  4. Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Cá mập, cá kiếm, cá thu, và cá mòi có thể chứa lượng thủy ngân cao, có hại cho sự phát triển thần kinh của bé.
  5. Thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường: Như đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, bánh kẹo, và thức ăn chiên rán có thể gây tăng cân không lành mạnh và các vấn đề sức khỏe khác.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để phòng dị tật thai nhi?

Bên cạnh dinh dưỡng, bầu 2 tháng cần chú ý gì?

Bên cạnh dinh dưỡng, bầu 2 tháng cần chú ý gì? 1

Bên cạnh dinh dưỡng, thực phẩm, mẹ bầu 2 tháng cũng cần chú ý những điều sau nữa nhé:

  • Hãy quan tâm đến ngay dự sinh của bạn ngay từ bây giờ để có những chuẩn bị kỹ càng nhất cho thai kỳ. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn ngày dự sinh ước tính tại lần khám thai đầu tiên hoặc lần tiếp theo.
  • Đi thăm khám theo lịch hẹn đầy đủ để đảm bảo bạn và con bạn luôn khỏe mạnh.
  • Bổ sung viên uống vitamin tổng hợp: Tập trung vào việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và làm theo lời khuyên của bác sĩ về việc bắt đầu hoặc tiếp tục dùng vitamin trước khi sinh .
  • Ốm nghén: Mặc dù không phải tất cả mọi người đều bị ốm nghén nhưng rất nhiều bà mẹ tương lai sẽ gặp phải tình trạng này, vì vậy hãy đọc kỹ thời điểm ốm nghén thường bắt đầu và kết thúc để giúp bạn cảm thấy chuẩn bị tốt hơn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn giúp mẹ hấp thụ lượng dinh dưỡng tối đa và giảm tình trạng nôn nghén. (☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách trị ốm nghén hiệu quả tại nhà: 12 mẹo vặt mẹ chớ bỏ qua)
  • Đọc về các dấu hiệu cảnh báo mang thai mà bạn không nên bỏ qua như các tình trạng ra máu, huyết áp cao, đau đầu khi mang thai, táo bón, hay tiền sản giật
  • Nếu có thể hãy tìm các tiền sản gần nơi bạn sinh sống để tham gia. Điều này có vẻ là sớm so với thời điểm bầu 2 tháng. Tuy nhiên chuẩn bị đầy đủ là điều cần thiết để tránh những bỡ ngỡ đặc biệt là những mẹ bầu mang thai lần đầu. (☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu)

Một số lời khuyên khi xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu 2 tháng

Một số lời khuyên khi xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu 2 tháng 1

Khi xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu ở tháng thứ hai, việc cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

  • Đảm bảo ăn đủ dinh dưỡng mà còn đa đạng các thực phẩm.
  • Bên cạnh ăn đầy đủ dinh dưỡng bạn cũng đừng quên Uống đủ nước: Hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ nhu cầu thay đổi của cơ thể mẹ và bé.
  • Kiểm soát lượng caffeine và tránh hút thuốc: Giảm lượng caffeine tiêu thụ và tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc để bảo vệ sức khỏe của thai nhi.
  • Theo dõi cân nặng: Tránh tăng cân quá nhanh và theo dõi cân nặng đều đặn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Nhớ rằng, mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, vì vậy hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch ăn uống cụ thể và phù hợp nhất cho bạn. Đây chỉ là những lời khuyên chung và không thể thay thế cho lời khuyên chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa.

]]>
https://procarevn.vn/bau-2-thang-an-gi-108976/feed/ 0
Ăn gì tốt cho bà bầu? 5 Món ngon siêu bổ dưỡng https://procarevn.vn/an-gi-tot-cho-ba-bau-109004/ https://procarevn.vn/an-gi-tot-cho-ba-bau-109004/#respond Fri, 22 Mar 2024 06:31:20 +0000 https://procarevn.vn/?p=109004 Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số món ăn siêu bổ dưỡng mà bà bầu nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Cá hồi áp chảo sốt bơ chanh siêu bổ dưỡng cho bà bầu

Ăn gì tốt cho bà bầu? cá hồi

Cá hồi giàu omega-3, kết hợp với mật ong không chỉ ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe.

Cà hồi rất giàu axit béo omega 3 – một hợp chất được chứng minh có tác dụng hỗ trợ phát triển toàn diện cho trí não và hệ thần kinh của trẻ. Trong khi đó, sốt bơ chanh làm từ bơ tươi, có chứa chất béo tốt cho sức khỏe và vitamin C từ chanh, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của bà bầu. Do đó, cá hồi áp chảo sốt bơ chanh không chỉ ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Sau đây là công thức nấu cho món này.

Nguyên liệu:

  • Cá hồi phi lê: 200g
  • Bơ thực vật: 2 muỗng canh
  • Nước tương: 2 muỗng cà phê
  • Chanh: 1 quả
  • Đường: 1 muỗng cà phê
  • Bột bắp: 1 muỗng cà phê
  • Tiêu: 1 muỗng cà phê
  • Muối: ½ muỗng cà phê
  • Gừng: 1 củ
  • Tỏi: 1 củ

Thực hiện:

  • Ướp cá hồi: Sơ chế cá sau đó rửa sạch rồi thấm khô. Tiếp đến, cho nửa muỗng cà phê tương, nửa quả chanh, nửa muỗng cà phê muối, tiêu vào xoa đều miếng cá để giấm đều gia vị. Cuối cùng, để miếng cá ướp trong khoảng 15-20 phút.
  • Áp chảo cá hồi: Cho 1 muỗng canh bơ thực vật vào thoa đều mặt chảo, đun nóng đến khi tan ra thì cho cá vào áp mỗi mặt 1 phút ở mức lửa lớn nhất. Sau khi vàng thơm thì bỏ ra đĩa.
  • Chế biến sốt bơ chanh: Cho 1 muỗng cà phê bột bắp, 1 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng cà phê tương, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng nước cốt chanh vào khuấy đều. Làm nóng chảo rồi cho 1 muỗng canh bơ vào đun nóng rồi cho tỏi đã băm dập, vài lát gừng, vỏ chanh cắt sợi. Sau đó, đổ hỗn hợp sốt vào xào lại, đun đến khi sốt sệt lại thì tắt bếp.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Thực phẩm giàu Omega-3 cho bà bầu

Bông cải xanh xào tôm thẻ

Ăn gì tốt cho bà bầu? Bông cải xanh

Bông cải xanh là nguồn cung cấp protein, chất xơ và vitamin C dồi dào. Đây cũng là nguồn axit folic mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

Bên cạnh đó, tôm lại chứa tới hơn 20 loại vitamin và khoáng chất bao gồm: vitamin B12, sắt, kẽm, photpho, magie, đồng, kali, canxi, mangan,… Vì thế, bông cải xanh xào tôm thẻ là món ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hoá, tránh được các bệnh đường ruột, thiếu máu, đồng thời kích thích sự phát triển toàn diện ở thai nhi.

Sau đây là công thức nấu cho món này.

Nguyên liệu:

  • Tôm thẻ: 250g
  • Bông cải xanh: 300g
  • Cà rốt: 1 củ (cắt lát)
  • Hành tây: 1 củ (cắt múi cau)
  • Tỏi băm: 2 muỗng cà phê
  • Dầu ăn: 3 muỗng canh
  • Nước mắm, muối, tiêu, đường
  • Hành lá, ngò rí (cắt nhỏ)

Thực hiện:

  • Sơ chế nguyên liệu: Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen. Bông cải xanh ngâm nước muối, sau đó chần qua nước sôi và ngâm vào nước lạnh để giữ màu xanh.
  • Ướp tôm: Ướp tôm với 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tỏi băm, 1/2 muỗng cà phê đường, và một chút tiêu trong khoảng 15 phút.
  • Xào tôm: Phi thơm tỏi băm với dầu ăn, sau đó cho tôm vào xào đến khi săn lại.
  • Xào rau: Trong chảo khác, phi thơm hành tím băm, sau đó cho bông cải xanh và cà rốt vào xào. Nêm nếm gia vị với nước mắm, muối, đường và tiêu theo khẩu vị.
  • Hoàn thành: Khi rau gần chín, cho tôm đã xào vào, đảo đều. Cuối cùng, thêm hành lá và ngò rí vào, đảo đều và tắt bếp.

☛ Tìm hiểu: Thực phẩm giàu axit folic

Cháo cá chép giàu omega 3 tốt cho trí não

Cháo cá chép giàu omega 3 tốt cho trí não 1

Món này là món mà bà bầu nào cũng được bồi bổ vì nó tốt cho sự phát triển của thai nhi, giàu omega-3.

Sau đây là công thức nấu cho món này.

Nguyên liệu:

  • 1 con cá chép (khoảng 0.5kg)
  • ½ bát gạo tẻ
  • 1 nắm gạo nếp
  • 1 củ gừng
  • 1 củ hành khô
  • Ít hành lá
  • 1 mớ rau thì là
  • Các loại gia vị: nước mắm, muối, đường, tiêu xay, dầu ăn

Thực hiện:

  • Sơ chế nguyên liệu:
    • Cá chép: làm sạch, loại bỏ ruột, chà xát muối để khử mùi tanh.
    • Gừng: cạo sạch vỏ, thái lát mỏng.
    • Hành khô: bóc vỏ, băm nhuyễn.
    • Hành lá và thì là: rửa sạch, thái nhỏ.
    • Gạo: vo sạch và ngâm nước cho mềm.
  • Luộc cá: Đun sôi nước với vài lát gừng, sau đó cho cá vào luộc chín, vớt ra để nguội rồi tách thịt.
  • Nấu cháo:Cho gạo vào nồi nước luộc cá, thêm nước cốt xương cá đã lọc, nêm muối và hầm cho đến khi cháo nhừ.
  • Xào thịt cá: Ướp thịt cá với nước mắm, muối, đường, tiêu. Phi thơm hành khô với dầu ăn, sau đó cho thịt cá vào xào chín.
  • Hoàn thành: Khi cháo chín, cho thịt cá đã xào vào, đảo đều và nêm lại gia vị cho vừa miệng.

Canh cá trắm cỏ me chua vừa bổ dưỡng vừa giảm nghén

Canh cá trắm cỏ me chua vừa bổ dưỡng vừa giảm nghén 1

Cá trắm cỏ là một trong những loại cá nước ngọt nhiều dinh dưỡng nhất. Loại cá này thường là những món bổ dưỡng không thể thiếu trong thực đơn mẹ bầu. Thêm chút me chua giải quyết được sự nghén ngẩm của mẹ bầu nữa, món canh cá trắm cỏ nấu me chua đem lại 2 lợi ích tuyệt vời.

Cách nấu như sau:

Nguyên liệu:

  • Cá trắm cỏ: khoảng 500g (khoảng 3 khúc)•
  • Me chua: 100g
  • Cà chua: 2 quả
  • Dưa chua: 200g
  • Rau om (ngo om): 1 nắm nhỏ
  • Hành lá, ngò gai: theo khẩu vị
  • Gia vị: nước mắm, đường, muối, ớt (nếu thích cay)

Thực hiện:

  • Sơ chế nguyên liệu:
    • Cá trắm cỏ: làm sạch, cắt khúc, ướp với chút muối và nước mắm.
    • Me chua: ngâm nước cho mềm, sau đó vắt lấy nước cốt.
    • Cà chua: rửa sạch, cắt múi cau.
    • Dưa chua: rửa sạch, cắt nhỏ.
    • Rau om và ngò gai: rửa sạch, thái nhỏ.
  • Nấu canh: Đun sôi khoảng 2L nước, sau đó cho cà chua vào nấu cho mềm.
  • Thêm cá trắm cỏ đã ướp vào nồi, đun sôi.
  • Khi cá chín, thêm nước cốt me chua, dưa chua và đường vào nồi, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Cuối cùng, thêm rau om và ngò gai vào, đun sôi lại rồi tắt bếp.
  • Ăn lúc đói, ngày 1 lần, ăn liền trong 3 – 5 ngày.

☛ Tìm hiểu thêm: Ốm nghén nên ăn gì để mẹ bớt nôn con đủ dinh dưỡng

Cháo gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc – món ăn an thai

Cháo gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc – món ăn an thai 1

Cháo gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc luôn là món ăn không thể thiếu trong danh sách những món ngon tốt cho bà bầu. Món cháo này không chỉ ngon miệng mà còn giúp bồi bổ sức khỏe, rất phù hợp cho những người cần phục hồi sức khỏe, phụ nữ sau sinh hoặc bà bầu.

Vì sao gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc lại là một trong những món ngon tốt cho bà bầu? Bởi vì thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng… mà lại được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn… có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu.

Ngoài ra, việc kết hợp gà ác cùng hạt sen giúp mẹ bầu chữa mất ngủ, an thần rất tốt. Đây chính là món ăn vô cùng bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai.

Cách nấu như sau:

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 nắm
  • Gói hầm thuốc bắc: 1 gói
  • Nước dừa tươi: 1 quả
  • Xương cục: 2 miếng
  • Hành lá, rau thơm
  • Gia vị: nước mắm, bột ngọt, muối

Thực hiện:

  • Sơ chế nguyên liệu:
    • Làm sạch gà, khử mùi tanh bằng gừng và muối.
    • Vo sạch gạo và hạt sen, ngâm với nước nóng.
  • Chuẩn bị gà: Nhồi gia vị thuốc bắc vào bụng gà cùng với 1/2 nắm hạt sen, thêm ít bột ngọt và muối.
  • Nấu cháo: Đun sôi 1/2 lít nước với vài nhánh gừng đập dập.
  • Cho gà đã nhồi gia vị vào hầm trong 15-20 phút.
  • Thêm gạo đã ngâm và hạt sen, tiếp tục hầm cho đến khi cháo nhừ.
  • Hoàn thành: Khi cháo đã nhừ, cho ra bát, thêm hành lá, rau thơm và chút hạt tiêu.

Những món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Hãy thưởng thức và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất nhé!

]]>
https://procarevn.vn/an-gi-tot-cho-ba-bau-109004/feed/ 0
Hướng dẫn phòng ngừa tiền sản giật để mẹ bầu có thai kỳ an toàn https://procarevn.vn/phong-ngua-tien-san-giat-108954/ https://procarevn.vn/phong-ngua-tien-san-giat-108954/#respond Fri, 22 Mar 2024 03:21:04 +0000 https://procarevn.vn/?p=108954 Mang thai quả thực là một hành trình đầy cảm xúc, nơi niềm vui và nỗi lo lẫn lộn. Trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần phải đối mặt với nhiều lo lắng và rủi ro, trong đó có tiền sản giật – một tình trạng y khoa có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Phòng ngừa tiền sản giật không chỉ là một biện pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu mà còn là cách để đảm bảo sự an toàn và phát triển khỏe mạnh của em bé. Hướng dẫn này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và các biện pháp phòng ngừa thiết thực, giúp mẹ bầu trải qua thai kỳ một cách an toàn.

Tiền sản giật là gì? Nguy hiểm như nào?

Tiền sản giật là gì? Nguy hiểm như nào?Tiền sản giật là một tình trạng y khoa nghiêm trọng xảy ra trong thai k 1

Tiền sản giật là một tình trạng y khoa nghiêm trọng xảy ra trong thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và sự xuất hiện của protein trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, bao gồm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn đông máu, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tử vong.

Tại Việt Nam, tỷ lệ tiền sản giật trước 34 tuần là 0,43%, từ 34 – 37 tuần là 0,70% và sau 37 tuần là 1,68% so với toàn bộ thai kỳ.Trên thế giới, tiền sản giật ảnh hưởng đến khoảng 2 – 8% số phụ nữ mang thai và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ và chu sinh.

Phòng ngừa tiền sản giật không chỉ giúp giảm nguy cơ phát triển thành tình trạng sản giật hoặc hội chứng HELLP, mà còn giúp duy trì sức khỏe tốt cho mẹ và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Việc phòng ngừa sớm cũng giúp tránh được việc can thiệp y tế khẩn cấp, giảm thiểu stress và lo lắng cho mẹ bầu.

Nguyên nhân gây tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là gì? Nguy hiểm như nào?Tiền sản giật là một tình trạng y khoa nghiêm trọng xảy ra trong thai k 2

Tiền sản giật được cho là xuất phát từ vấn đề sức khỏe của nhau thai (cơ quan phát triển trong tử cung khi mang thai và chịu trách nhiệm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi). Việc cung cấp máu cho nhau thai có thể bị giảm trong tiền sản giật và điều này có thể dẫn đến các vấn đề cho cả bạn và thai nhi.

Đối tượng nào có nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật là gì? Nguy hiểm như nào?Tiền sản giật là một tình trạng y khoa nghiêm trọng xảy ra trong thai k 3

Một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn là:

Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật

  • Phụ nữ mang thai lần đầu tiên.
  • Phụ nữ có tiền sử gia đình về tiền sản giật.
  • Phụ nữ mang thai đa thai (sinh đôi, sinh ba).
  • Phụ nữ có tiền sử bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận.
  • Phụ nữ mang thai ở tuổi thiếu niên hoặc sau 35 tuổi.
  • Phụ nữ béo phì hoặc thừa cân.

Các yếu tố nguy cơ từ lối sống và môi trường

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu dưỡng chất.
  • Hút thuốc lá và uống rượu trong thai kỳ.
  • Làm việc trong môi trường căng thẳng, thiếu an toàn.
  • Sống trong điều kiện môi trường kém.

Yếu tố di truyền và tiền sử bệnh lý

  • Có người thân trong gia đình từng mắc tiền sản giật.
  • Rối loạn tự miễn dịch như lupus.
  • Bệnh lý về máu như máu khó đông.
  • Tiền sử bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc tăng huyết áp trước khi mang thai.

Cần phải làm gì để phòng ngừa tiền sản giật

Nếu nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ cao

Tiền sản giật là gì? Nguy hiểm như nào?Tiền sản giật là một tình trạng y khoa nghiêm trọng xảy ra trong thai k 4
Đối với những người có yếu tố nguy cơ, có thể thực hiện một số bước trước và trong khi mang thai để giảm nguy cơ phát triển tiền sản giật. Các bước này có thể bao gồm:

  • Giảm cân nếu bạn thừa cân/béo phì (trước khi tăng cân liên quan đến thai kỳ).
  • Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu (nếu bạn bị huyết áp cao hoặc tiểu đường trước khi mang thai).
  • Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc theo quy định và các chất bổ sung bổ sung.

Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung bên dưới đây.

Biện pháp phòng ngừa chung

Tiền sản giật là gì? Nguy hiểm như nào?Tiền sản giật là một tình trạng y khoa nghiêm trọng xảy ra trong thai k 5

Khám thai định kỳ

Đi khám thai định kỳ để theo dõi huyết áp và tình trạng sức khỏe tổng quát. Thực hiện các xét nghiệm y khoa cần thiết theo lời khuyên của bác sĩ.

Cách tốt nhất để giữ cho bạn và em bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ là đi khám thai theo lịch trình của bạn để bác sĩ có thể kiểm tra huyết áp cũng như bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào khác của tiền sản giật.

Duy trì lối sống lành mạnh

  • Ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng,
  • Hạn chế muối và thực phẩm chứa nhiều chất béo như ưu tiên chế độ ăn nhạt, tăng đạm.
  • Tránh đồ chiên, đồ ăn vặt
  • Uống đủ nước: Uống 6-8 ly nước mỗi ngày
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga dành cho bà bầu. Bạn có thể chọn một số động tác như nâng cao bàn chân của bạn nhiều lần trong ngày. Điều này cũng giúp lưu thông máu, hạn chế phù chân – một trong những dấu hiệu của tiền sản giật

Giảm stress

Thực hành các phương pháp giảm stress như thiền, hít thở sâu, hoặc tham gia các lớp học tiền sản.

Ngủ đủ giấc

Đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Kiểm soát cân nặng

Tránh tăng cân quá nhanh và theo dõi cân nặng đều đặn.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách ăn uống khi mang thai vào con không vào mẹ

Hạn chế caffeine và không hút thuốc lá

Giảm lượng caffeine tiêu thụ và tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc.

Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là canxi và magiê.

  • Các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng việc bổ sung đủ Vitamin D có thể giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật
  • Thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, súp lơ, bắp cải, quả óc chó, hạt vừng… được khuyến khích để tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ tiền sản giật.
  • Đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết thông qua chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa tiền sản giật.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Dinh dưỡng cho bà bầu suốt 9 tháng thai kỳ

Theo dõi triệu chứng

Lưu ý các dấu hiệu bất thường như sưng phù, đau đầu, thay đổi thị lực, hoặc đau bụng trên và báo cáo ngay cho bác sĩ.

Những biện pháp này giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, đồng thời tạo điều kiện cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Bài viết là thông tin về cách phòng ngừa tiền sản giật. Đây là tình trạng cần được quan sát chặt chẽ vì tiền sản giật có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và con. Bạn có thể phòng ngừa biến chứng sớm hơn nếu bạn khám thai định kỳ và theo dõi thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!

]]>
https://procarevn.vn/phong-ngua-tien-san-giat-108954/feed/ 0
Ăn gì tốt cho thai nhi? Bổ sung ngay list này https://procarevn.vn/an-gi-tot-cho-thai-nhi-108963/ https://procarevn.vn/an-gi-tot-cho-thai-nhi-108963/#respond Wed, 13 Mar 2024 09:24:42 +0000 https://procarevn.vn/?p=108963 Khi mang thai, việc lựa chọn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dưỡng chất là nền tảng vững chắc cho một thai kỳ khỏe mạnh và một em bé phát triển toàn diện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá danh sách những thực phẩm “vàng” mà mọi bà bầu nên bổ sung ngay để nuôi dưỡng tương lai nhỏ bé đang lớn lên từng ngày trong bụng mẹ.

Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đa dạng để tốt cho thai nhi

Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đa dạng để tốt cho thai nhi 1

Dinh dưỡng trong thai kỳ đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để đảm bảo rằng thai nhi nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết, mẹ bầu cần chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm giàu protein: Protein là thành phần cần thiết cho sự phát triển của cơ bắp và các tế bào. Thịt nạc, cá, trứng, và các sản phẩm từ sữa là những nguồn protein tốt.
  • Nhóm thực phẩm giàu sắt: Sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh. Rau xanh đậm, thịt đỏ, và đậu là những nguồn sắt dồi dào.
  • Nhóm thực phẩm giàu canxi: Canxi cần thiết cho sự phát triển xương và răng của thai nhi. Sữa, phô mai, và sữa chua là những lựa chọn tốt để bổ sung canxi.
  • Nhóm thực phẩm giàu axit folic: Axit folic giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh. Các loại rau lá xanh, ngũ cốc, và các loại hạt là nguồn axit folic phong phú.
  • Nhóm thực phẩm giàu omega-3: Axit béo omega-3 quan trọng cho sự phát triển não bộ và thị lực của thai nhi. Cá hồi, hạt lanh, và quả óc chó là những nguồn omega-3 tuyệt vời.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin C, vitamin A, và các loại khoáng chất khác cần thiết cho sức khỏe tổng thể và sự phát triển của thai nhi. Trái cây và rau củ cung cấp một lượng lớn các vitamin và khoáng chất này.

Mỗi nhóm thực phẩm trên đều đóng góp vào một khía cạnh khác nhau của sự phát triển khỏe mạnh, từ xương và cơ bắp đến não bộ và hệ thần kinh. Việc đa dạng hóa chế độ ăn uống sẽ giúp mẹ bầu cung cấp một lượng dưỡng chất cân đối và toàn diện cho thai nhi. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn uống tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Chi tiết các thực phẩm tốt cho thai nhi mà bạn có thể tham khảo ngay phần tiếp theo.

Ăn gì tốt cho thai nhi? List chi tiết cụ thể

Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu hãy tham khảo list sau để bổ sung ngay từ bây giờ nhé!

Nhóm thực phẩm giàu protein

Nhóm thực phẩm giàu protein 1

Protein là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất trong thai kỳ, giúp hỗ trợ sự phát triển của cơ bắp và các tế bào của thai nhi. Dưới đây là thông tin chi tiết về các nguồn protein chính:

  • Thịt đỏ và thịt gia cầm: Cung cấp protein chất lượng cao, sắt, và vitamin B, giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của mẹ. Mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 2-3 phần thịt đỏ hoặc thịt gia cầm mỗi tuần, với mỗi phần khoảng 100-150g sau khi nấu chín.
  • Cá: Cá hồi, cá mòi, và cá trích là những lựa chọn tốt vì chúng thấp hơn về mức độ thủy ngân so với các loại cá lớn khác.
  • Trứng: Trứng là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh, chứa tất cả các axit amin thiết yếu. Chúng cũng giàu choline, giúp phát triển não bộ của thai nhi. Trứng nên được nấu chín hoàn toàn để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ salmonella. Tránh tiêu thụ trứng sống hoặc chưa chín kỹ.

Nhóm thực phẩm giàu sắt

Nhóm thực phẩm giàu sắt 1

Sắt là một khoáng chất thiết yếu giúp vận chuyển oxy trong cơ thể và đặc biệt quan trọng trong thai kỳ để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của mẹ. Dưới đây là thông tin chi tiết về các nguồn thực phẩm giàu sắt:

  • Rau xanh đậm: Rau bina, cải xoăn, và rau chard là những loại rau có hàm lượng sắt cao. Sắt từ nguồn thực vật (non-heme iron) được hấp thụ tốt hơn khi kết hợp với vitamin C. Ví dụ, ăn salad rau bina với quả cà chua hoặc uống nước cam tươi sau bữa ăn có thể tăng cường hấp thụ sắt.
  • Thịt đỏ: Thịt đỏ cũng nằm trong nhóm thực phẩm giàu sắt mà mẹ bầu không nên bỏ qua.
  • Đậu và các loại hạt: Đậu và các loại hạt như đậu lăng, đậu nành, hạt bí ngô, và hạt hướng dương cung cấp sắt và protein thực vật, cùng với các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, magiê, và kẽm. Đậu có thể được nấu chín và thêm vào salad, súp, hoặc làm món chính. Hạt có thể được ăn như một món ăn nhẹ hoặc thêm vào món ăn như bánh mì, salad, hoặc món trộn.

➤Tham khảo: Cách chọn sắt tốt, an toàn, dễ uống cho mẹ bầu

Nhóm thực phẩm giàu canxi

Nhóm thực phẩm giàu canxi 1

Canxi là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển xương và răng của thai nhi, cũng như duy trì sức khỏe xương của người mẹ. Dưới đây là thông tin chi tiết về các nguồn thực phẩm giàu canxi:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Canxi giúp xây dựng xương và răng cho thai nhi, trong khi vitamin D là cần thiết để cơ thể hấp thụ canxi. Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, và kem là nguồn cung cấp canxi dồi dào, thường được bổ sung thêm vitamin D. Phụ nữ mang thai nên cố gắng tiêu thụ khoảng 1000mg canxi mỗi ngày, có thể thông qua việc uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
  • Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt chia, và hạt vừng là những nguồn cung cấp canxi tốt. Các loại hạt có thể được thêm vào salad, sữa chua, hoặc bánh mì. Hạt chia cũng có thể được ngâm trong nước để tạo thành một loại gel và thêm vào sinh tố hoặc món tráng miệng.

➤ Tìm hiểu: Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu

Nhóm thực phẩm giàu axit folic

Nhóm thực phẩm giàu axit folic 1

Axit folic, hay còn gọi là vitamin B9, đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là các dị tật liên quan đến ống thần kinh của thai nhi. Dưới đây là thông tin chi tiết về các nguồn thực phẩm giàu axit folic:

  • Ngũ cốc: Nhiều loại ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, bột yến mạch, và ngũ cốc ăn sáng thường được bổ sung axit folic. Khi mua ngũ cốc, hãy tìm những sản phẩm có ghi “đã được bổ sung axit folic” trên bao bì. Bổ sung ngũ cốc vào chế độ ăn hàng ngày giúp mẹ bầu dễ dàng đạt được lượng axit folic khuyến nghị, đồng thời cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết.
  • Rau lá xanh: Rau bina, rau cải brussels, và rau cải xoăn là những nguồn cung cấp axit folic tự nhiên. Axit folic giúp hình thành và bảo vệ ống thần kinh của thai nhi, từ đó giảm nguy cơ mắc các dị tật như khuyết tật ống thần kinh.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất 1

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là thông tin chi tiết về nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:

  • Trái cây: Cam, kiwi, dâu tây, và ổi là những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Vitamin C không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, đặc biệt quan trọng trong thai kỳ. Ngoài việc hỗ trợ hệ miễn dịch, vitamin C còn cần thiết cho sự sản xuất collagen, giúp duy trì sức khỏe của da, gân, dây chằng và mạch máu.
  • Rau củ: Cà rốt, bí đỏ, khoai lang, và cải brussels là những lựa chọn tốt vì chúng giàu vitamin A, C, và các khoáng chất khác. Rau củ nên được chế biến một cách nhẹ nhàng để giữ lại nhiều dưỡng chất nhất có thể. Hấp hoặc luộc là hai phương pháp tốt để chế biến rau củ. Tránh chiên hoặc xào với nhiều dầu mỡ vì điều này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Lời khuyên cho mẹ bầu khi lựa chọn thực phẩm

Lời khuyên cho mẹ bầu khi lựa chọn thực phẩm 1

Khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt trong thai kỳ, việc đảm bảo an toàn thực phẩm và cân nhắc lượng đường và muối tiêu thụ là hết sức quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên chung:

Tránh thực phẩm có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn:

  • Tránh ăn thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín kỹ như sushi, thịt sống, và trứng sống.
  • Rửa tay, dụng cụ và bề mặt làm việc kỹ lưỡng trước và sau khi chế biến thực phẩm.
  • Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn và sử dụng thực phẩm trước ngày hết hạn.

Lưu ý về lượng đường và muối tiêu thụ:

  • Giảm lượng đường và thực phẩm chứa đường gia công như nước ngọt, bánh kẹo, và đồ uống có đường.
  • Hạn chế sử dụng muối khi nấu ăn và tránh thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng natri cao.
  • Chọn thực phẩm tự nhiên, không chứa đường hoặc muối bổ sung như trái cây tươi và rau củ.

Những lời khuyên này giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và thai nhi, đồng thời hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn uống tốt nhất cho cả mẹ và bé.

]]>
https://procarevn.vn/an-gi-tot-cho-thai-nhi-108963/feed/ 0
5 Viên uống canxi cho bà bầu – lựa chọn cho bạn https://procarevn.vn/vien-uong-canxi-cho-ba-bau-108925/ https://procarevn.vn/vien-uong-canxi-cho-ba-bau-108925/#respond Fri, 23 Feb 2024 09:35:38 +0000 https://procarevn.vn/?p=108925 Bài viết này giới thiệu cho bạn các loại viên uống canxi dành cho bà bầu, cách lựa chọn viên uống canxi cho bà bầu phù hợp, đánh giá 5 loại viên uống canxi cho bà bầu phổ biến nhất và một số lời khuyên khi bổ sung canxi cho bà bầu.

Các loại viên uống Canxi dành cho bà bầu

Các loại viên uống Canxi dành cho bà bầu 1

Canxi vô cơ là chất được cấu thành từ ion Canxi với các hợp chất vô cơ và chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất muối canxi, ít tan trong nước nên khả năng hấp thụ kém. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ khiến bà bầu bị có nguy cơ bị táo bón, nóng trong, đau dạ dày. ( ☛ Tìm hiểu: Các loại canxi hữu cơ cho bà bầu)

Canxi hữu cơ là chất được cấu thành từ ion Canxi với các loại hợp chất hữu cơ, ví dụ như Canxi Gluconat … Canxi hữu cơ rất dễ hấp thụ vì nó có cấu trúc tương đồng với cấu trúc sinh học của xương. Đồng thời nếu dùng dư thừa canxi hữu cơ cũng sẽ dễ đào thải ra ngoài và ít bị lắng đọng nên không gây nóng trong, táo bón hay sỏi thận.

Trên thị trường hiện nay, có các loại hợp chất canxi phổ biến thường được sử dụng trong các loại thuốc canxi cho bà bầu. Mỗi hợp chất canxi đều có những đặc điểm sinh hóa học khác nhau, cách uống khác nhau cũng như chứa lượng hàm lượng canxi nguyên tố khác nhau, bao gồm:

  • Canxi carbonate (chứa 40% canxi nguyên tố).
  • Canxi lactate (chứa 13% canxi nguyên tố).
  • Canxi gluconate (chứa 9% canxi nguyên tố).
  • Canxi citrate (chứa 21% canxi nguyên tố).
  • Canxi hydroxyapatite (chứa 29% canxi nguyên tố).

Một số loại viên uống canxi có kết hợp với vitamin khác nữa

  • Viên uống canxi kết hợp vitamin D3: Là loại viên uống canxi có chứa vitamin D3, một loại vitamin giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi và duy trì sức khỏe xương khớp . Một số sản phẩm canxi kết hợp vitamin D3 cho bà bầu nổi tiếng là Ostelin Calcium & Vitamin D3, Chela-Calcium D3, Nature Made Calcium Magnesium Zinc With Vitamin D3…
  • Viên uống canxi kết hợp vitamin K2: Là loại viên uống canxi có chứa vitamin K2, một loại vitamin giúp điều hòa quá trình lưu thông canxi trong cơ thể, ngăn ngừa tích tụ canxi trong mạch máu và các mô mềm . Một số sản phẩm canxi kết hợp vitamin K2 cho bà bầu nổi tiếng là Herbs Of Gold Calcium K2 with D3, Canxi MK7, Magcaldi…
  • Viên uống canxi kết hợp DHA: Là loại viên uống canxi có chứa DHA, một loại chất béo omega-3 giúp phát triển não bộ và thị giác của thai nhi . Một số sản phẩm canxi kết hợp DHA cho bà bầu nổi tiếng là Royal Boncal, NZ-Ultra Cal, Unical Mama Calcium…

Lựa chọn viên uống Canxi cho bà bầu như nào cho phù hợp

Mẹ bầu cần lưu ý khi lựa chọn viên uống canxi như sau:

  • Nguồn gốc, xuất xứ: Bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, có chứng nhận GMP . Bạn nên tránh các sản phẩm không được phân phối chính thức tại Việt Nam, chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, vì có thể có nguy cơ về chất lượng, an toàn và hiệu quả.
  • Loại canxi: Bạn có thể cân nhắc chọn canxi hữu cơ thay vì canxi vô cơ nếu tình trạng táo bón thai kỳ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. (☛Tìm hiểu thêm: Canxi cho bà bầu vô cơ hay hữu cơ)
  • Thành phần, hàm lượng: Bạn nên chọn những sản phẩm có thành phần, hàm lượng canxi phù hợp với nhu cầu cơ thể và thai nhi. Theo các chuyên gia, bà bầu cần bổ sung từ 1000-1500 mg canxi mỗi ngày, tùy theo giai đoạn thai kỳ . Bạn nên chọn những sản phẩm có hàm lượng canxi từ 300-600 mg mỗi viên, để dễ dàng điều chỉnh liều lượng . Bạn cũng nên chọn những sản phẩm có kết hợp vitamin D3, vitamin K2, DHA hoặc các chất hỗ trợ khác, để tăng cường khả năng hấp thu và hiệu quả của canxi .
  • Dạng bào chế, hương vị: Bạn nên chọn những sản phẩm có dạng bào chế, hương vị dễ uống, dễ nuốt, không gây khó chịu, nôn mửa, táo bón . Bạn có thể chọn các dạng viên uống, viên nang, viên ngậm, viên nhai, dạng nước… tùy theo sở thích và khả năng tiêu hóa. Bạn cũng nên chọn những sản phẩm có hương vị tự nhiên, không chứa các chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị nhân tạo .
  • Giá cả, bảo quản: Bạn nên chọn những sản phẩm có giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng. Bạn nên so sánh giá cả và chất lượng của các sản phẩm trên thị trường, để chọn được sản phẩm có giá trị sử dụng cao . Bạn cũng nên chú ý đến cách bảo quản của các sản phẩm, để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bạn nên bảo quản các sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng

Đánh giá 5 loại viên uống Canxi cho bà bầu phổ biến nhất

Tham khảo 5 loại viên uống canxi cho bà bầu phổ biển nhất dưới đây:

Magcaldi – Canxi cho bà bầu của Úc

Magcaldi - Canxi cho bà bầu của Úc 1

Đây là loại canxi hữu cơ có kết hợp với Magnesium và vitamin D3 giúp tăng hấp thụ canxi. Cụ thể

Mỗi viên nén Magcaldi bao phim gồm:

  • Calcium citrate tetrahydrate: 1,1862g (tương đương. Canxi 250mg)
  • Magnesium oxide – heavy: 132,67mg (tương đương. Magnesium 80mg)
  • Colecalciferol: 6,2mcg ( tương đương. vitamin D3 250 IU)

Giá: 370,000/ 1 hộp 60 viên nén

Tham khảo: http://magcaldi.vn/

Canxi hữu cơ Bio Island

Canxi hữu cơ Bio Island 1

Đây là viên uống loại canxi hữu cơ hydroxyapatite có nguồn gốc từ sữa bò. Có bổ sung vitamin K2, giúp duy trì mật độ xương và hỗ trợ sức khỏe của xương.

Cụ thể thành phần và hàm lượng như sau:

  • Hydroxyapatite 550mg equiv với canxi 160mg
  • Cholecalciferol (vitamin D3) 6,25mcg
  • Menaquinone (vitamin K2) 17,6mcg

Giá: 25,99$ hộp 150 viên nang mềm

Tham khảo: https://www.bioisland.com.au/products/adults-range/bio-island-milk-calcium-bone-care/

Ostelin Canxi & Vitamin D3

Ostelin Canxi & Vitamin D3 1

Đây là canxi vô cơ canxi cacbonat với hàm lượng canxi nguyên tố cao. Cũng là lựa chọn cho mẹ bầu nào cần bổ sung canxi cao.

Thành phần:

  • 12.5mcg cholecalciferol (tương đương với Vitamin D3 500 IU).
  • 1,5g canxi cacbonat (tương đương với 600mg canxi nguyên tố.

Giá: 20,99 $ hộp 130 viên nén.

Tham khảo: https://www.ostelin.com.au/products/calcium-vitamin-d3/

Nature Made Calcium Magnesium Zinc with Vitamin D3

Nature Made Calcium Magnesium Zinc with Vitamin D3 1

Đây là canxi vô cơ cũng là một trong những lựa chọn của mẹ bầu.

Thành phần trong 1 viên Calcium Magnesium Zinc:

  • Vitamin D3:  200IU
  • Calcium: 333mg
  • Magnesium: 133mg
  • Zinc: 5mg

Giá: 13.99$ lọ 300 viên

Tham khảo: https://www.naturemade.com/

Calcium D-Glucarate, NOW Foods

Calcium D-Glucarate, NOW Foods 1

 

Đây là cũng loại canxi hữu cơ mà nhiều mẹ bầu lựa chọn.

Thành phần trong 1 viên Calcium D-Glucarate

Calcium
(from Calcium D-Glucarate)
60 mg 6%*
Calcium D-Glucarate
(Tetrahydrate Form)
500 mg

Giá: 43,99$ lọ 90 viên

Tham khảo: https://www.nowfoods.com/products/supplements/calcium-d-glucarate-500-mg-veg-capsules

Lời khuyên khi bổ sung canxi cho bà bầu

Lời khuyên khi bổ sung canxi cho bà bầu 1

Dưới đây là một số lời khuyên cho mẹ bầu khi bổ sung canxi:

  • Lựa chọn mua viên uống bổ sung canxi: Chú ý loại canxi(hữu cơ hay vô cơ), hàm lượng canxi cùng các thành phần khác và quan trọng là cần mua  từ nhà sản xuất uy tín, hãy nhớ tìm kiếm các sản phẩm đã trải qua kiểm nghiệm của bên thứ ba và được chứng nhận bởi các tổ chức như USP hoặc NSF International.
  • Liều dùng: Mặc dù nhu cầu canxi dao động từ 1.000-1.200 mg mỗi ngày đối với hầu hết người lớn. Với phụ nữ mang thai tùy vào từng thời điểm của thai kỳ mà cần bổ sung lượng khác nhau. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Tư vấn từ bác sĩ: Trong một số trường hợp, chẳng hạn như đối với người mang song thai hoặc người có nguy cơ bị tiền sản giật, việc bổ sung canxi có thể liều lượng khuyến nghị khác nhau cần tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản.

Lưu ý rằng điều quan trọng là chỉ bổ sung canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào hoặc đang dùng nhiều loại thuốc hay vitamin tổng hợp khác nữa.

Tìm hiểu chi tiết: Bổ sung canxi cho bà bầu

]]>
https://procarevn.vn/vien-uong-canxi-cho-ba-bau-108925/feed/ 0
Hướng dẫn chi tiết cách uống sắt canxi và dha cho bà bầu https://procarevn.vn/cach-uong-sat-canxi-va-dha-cho-ba-bau-108865/ https://procarevn.vn/cach-uong-sat-canxi-va-dha-cho-ba-bau-108865/#respond Wed, 21 Feb 2024 02:48:09 +0000 https://procarevn.vn/?p=108865 Bạn đang mang thai và muốn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho sức khỏe của mình và bé yêu? Bạn đã nghe nhiều về sắt canxi và dha, nhưng không biết cách uống sao cho hiệu quả và an toàn? Bạn đừng lo lắng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách uống sắt canxi và dha cho bà bầu, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và con thông minh.

Vai trò quan trọng của Sắt, Canxi và DHA với bà bầu

Vai trò quan trọng của Sắt, Canxi và DHA với bà bầu 1

Sắt canxi và dha là ba loại khoáng chất và chất béo quan trọng cho bà bầu. Cụ thể:

Sắt

Sắt đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu, cấu tạo nên hệ miễn dịch giúp mẹ khỏe hơn. Thiếu sắt có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, thai nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Do đó ngay từ khi có ý định mang bầu, các mẹ nên bắt đầu bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm, chức năng. Bên cạnh đó, sắt giúp làm tăng cảm giác ngon miệng, hạn chế nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản hay băng huyết sau sinh.

Canxi

Canxi là khoáng chất quan trọng cho việc hình thành và phát triển hệ xương, răng, móng, tóc,… đồng thời tham gia vào một số hoạt động trao đổi chất của thai nhi. Thiếu canxi sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy uể oải, cơ thể đau nhức, tê cứng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn có thể bị hạ canxi khiến cơ thể co giật, tứ chi co rúm. Thai nhi bị thiếu canxi có thể mắc bệnh còi xương bẩm sinh hoặc mắc các biến dạng như lùn thấp, dị hình,…

DHA

DHA (Docosa Hexaenoic Acid) là một loại axit béo Omega-3, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của mọi tế bào cơ thể của phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, đặc biệt đối với việc hoàn thiện trí tuệ cho em bé. Theo nghiên cứu, DHA chiếm tỷ lệ cao ở chất xám não bộ, đồng thời chiếm tới ¼ cấu tạo phần mỡ ở não, có trong da và mắt của cơ thể.

Việc uống sắt canxi và dha cho bà bầu không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe, mà còn giảm nguy cơ các biến chứng như thiếu máu, loãng xương, sinh non, dị tật bẩm sinh.

Khi nào bà bầu nên uống sắt, canxi và DHA? Bao nhiêu thì đủ?

Khi nào bà bầu nên uống sắt, canxi và DHA? Bao nhiêu thì đủ? 1

Việc bổ sung sắt, canxi và DHA là cần thiết trong quá trình mang thai. Cụ thể, thời điểm và liều lượng bà bầu nên uống sắt, canxi và DHA như sau:

Sắt

Thời điểm thích hợp để bắt đầu bổ sung sắt với liều 30 mg/ngày là sau khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ (bắt đầu tam cá nguyệt thứ hai), khi nhu cầu sắt của thai kỳ bắt đầu tăng lên. Chỉ định dùng sắt với liều 60 đến 120 mg/ngày (tốt nhất là chia làm nhiều lần) nếu có bằng chứng xét nghiệm về tình trạng thiếu máu đã được xác định ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nên giảm liều xuống 30 mg/ngày khi nồng độ hemoglobin nằm trong phạm vi bình thường trong giai đoạn mang thai.

☛ Tham khảo thêm: Bầu mấy tháng thì uống sắt?

Canxi

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ: Ở giai đoạn này, bạn cần được cung cấp khoảng 50mg canxi mỗi ngày. Như vậy, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu cần bổ sung khoảng 800mg canxi. Bạn có thể uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày, để cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể.

3 tháng giữa: Giai đoạn này, bạn cần được cung cấp nhiều canxi hơn giai đoạn đầu. Quá trình bổ sung canxi không nên trì hoãn quá 20 tuần của thai kỳ. Bởi, đây là giai đoạn phát triển và hình thành xương của thai nhi. Trong quý thứ hai của thai kỳ, bà bầu cần khoảng 1200mg canxi.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, xương của thai nhi bắt đầu ổn định. Lúc này, bạn cần được cung cấp 600mg – 1500mg canxi mỗi ngày. Điều này đảm bảo sự phát triển toàn diện của cả mẹ và thai nhi trong bụng mẹ.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Bà bầu nên bổ sung canxi vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

DHA

Chưa có khuyến cáo cụ thể về việc bà bầu nên uống DHA vào thời điểm nào. Tuy nhiên có rất nhiều lời khuyên từ các chuyên gia y tế rằng nên bắt đầu dùng vitamin cho bà bầu có DHA ít nhất 3 tháng trước khi mang thai để bạn nhận được lợi ích sức khỏe ngay khi kết quả thử thai cho kết quả dương tính.

Mẹ bầu nên bổ sung 200mg DHA mỗi ngày.

☛ Tham khảo thêm tại: Bổ sung dha cho bà bầu bao nhiêu là đủ

Theo khuyến cáo mới nhất của WHO,

  • Bổ sung sắt và axit folic hàng ngày bằng đường uống với 30 mg đến 60 mg sắt nguyên tố và 400 µg (0.4 mg) axit folic được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai để phòng ngừa thiếu máu ở mẹ, nhiễm trùng sau sinh, cân nặng sinh thấp, và sinh non.
  • Ở những quần thể có lượng canxi trong chế độ ăn thấp, bổ sung canxi hàng ngày (1.5–2.0 g canxi nguyên tố uống) được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai để giảm nguy cơ bị tiền sản giật.

Hướng dẫn chi tiết cách uống Sắt, Canxi và DHA cho bà bầu

Hướng dẫn chi tiết cách uống Sắt, Canxi và DHA cho bà bầu 1

Cụ thể, bà bầu nên uống sắt, canxi và DHA như sau:

  • Sắt: Uống trước hoặc sau bữa ăn trưa khoảng 30 phút, với liều lượng từ 30-60 mg/ngày. Uống sắt cùng với vitamin C để tăng khả năng hấp thu Không uống sắt cùng với canxi, sữa, trà, cà phê vì chúng sẽ làm giảm hiệu quả của sắt.
  • Canxi: Uống sau ăn sáng 30 phút – 1 giờ, tốt nhất là 7-8 giờ sáng, với liều lượng từ 1000-1500 mg/ngày. Uống canxi cùng với vitamin D để tăng khả năng hấp thu. Không uống canxi cùng với sắt, magie, kẽm, phốt pho vì chúng sẽ làm giảm hiệu quả của canxi.
  • DHA: Uống ngay sau ăn trưa hoặc trước khi đi ngủ 30 phút, với liều lượng từ 200-300 mg/ngày. Uống DHA cùng với vitamin E để tăng khả năng hấp thu. Không uống DHA cùng với thuốc chống đông máu vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.

Để Sắt, Canxi và DHA được hấp thu tốt nhất khi vào cơ thể mẹ bầu có thể tham khảo lịch uống như sau:

  • Vào mỗi buổi sáng mẹ bầu nên uống 1 viên Canxi trước 9h sáng vì đây là thời điểm lý tưởng nhất. Khi uống Canxi vào buổi chiều và tối có thể gây ra bệnh lý sỏi thận.
  • Uống một viên sắt vào buổi trưa, thời gian nên cách xa bữa ăn.
  • Buổi tối mẹ bầu uống 1 viên DHA sau khi ăn. Uống DHA vào buổi tối còn giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Những lưu ý khi bổ sung sắt, canxi và DHA

Những lưu ý khi bổ sung sắt, canxi và DHA 1

Sắt canxi và dha có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây, hạt, ngũ cốc. Bạn nên ăn đa dạng và cân bằng các nhóm thực phẩm để cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng nên uống các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu, có chứa sắt canxi và dha, để bổ sung thêm cho chế độ ăn uống.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết loại chất bổ sung nào phù hợp với tình trạng sức khỏe, cơ địa và nhu cầu của bạn.
Bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, có chứng nhận GMP.
Bạn có thể tham khảo một số loại vitamin tổng hợp cho bà bầu như PM Procare và PM Procare Diamond để lựa chọn. Đây là thuốc bổ cho bà bầu với hàm lượng Sắt canxi và DHA phù hợp với giai đoạn mang thai được nhiều bác sĩ khuyên dùng.

Tài liệu tham khảo:

  • Khuyến cáo của WHO về chăm sóc trước sinh để có trải nghiệm thai kỳ tích cực: https://www.who.int/publications/i/item/9789241549912
  • Dinh Dưỡng Sắt Khi Mang Thai: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235217/
]]>
https://procarevn.vn/cach-uong-sat-canxi-va-dha-cho-ba-bau-108865/feed/ 0
Kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu chuẩn chỉnh https://procarevn.vn/kinh-nghiem-uong-vitamin-cho-ba-bau-108871/ https://procarevn.vn/kinh-nghiem-uong-vitamin-cho-ba-bau-108871/#respond Mon, 19 Feb 2024 08:36:54 +0000 https://procarevn.vn/?p=108871 Uống vitamin cho bà bầu là một trong những cách để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách uống vitamin cho bà bầu đúng cách và hiệu quả. Dưới đây là một số kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu mà bạn nên tham khảo.

Vitamin cho bà bầu là gì?

Vitamin cho bà bầu là gì? 1

Vitamin dành cho bà bầu là sự kết hợp của nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, thường được dùng dưới dạng viên nén.

Việc bổ sung vitamin khi mang thai đặc biệt quan trọng bởi các dưỡng chất không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của người mẹ mà còn giúp thai nhi phòng ngừa được các dị tật bẩm sinh thường gặp.

Những vitamin và khoáng chất này bao gồm axit folic (folate), canxi, sắt, vitamin D và iốt với hàm lượng khác nhau. Vitamin dành cho phụ nữ mang thai cũng chứa vitamin A, E, C, B, kẽm, magiê và một số khác nữa. Tất cả đều là những thành phần dinh dưỡng quan trọng cần thiết đảm bảo sức khỏe của bạn và sự phát triển của em bé.

☛ Tham khảo: Bổ sung vitamin cho bà bầu

Kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu

Kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu 1

Sau đây là những kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu được đúc kết lại. Cùng tham khảo nhé!

Các vitamin và khoáng chất mẹ bầu cần bổ sung

Không thể bỏ qua

Có 2 loại thực phẩm bổ sung quan trọng cho bà bầu được khuyên dùng trong thai kỳ là vitamin D và axit folic. Bạn nên bổ sung vitamin D trong suốt thai kỳ. Nên bắt đầu dùng axit folic khi đang mong muốn có con hoặc ngay khi bạn phát hiện ra mình có thai. Bạn nên tiếp tục dùng thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Các vitamin khác

Một số vitamin khác cũng cần được mẹ bầu bổ sung:

  • Vitamin B12 – rất quan trọng vì nó hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của bé
  • Sắt – nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt (☛ Tìm hiểu: Bà bầu bị thiếu máu)
  • Canxi – nếu bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp, tiền sản giật.
  • Axit béo omega-3 – khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ sinh non. (☛Tham khảo: Bổ sung omega 3 cho bà bầu)

Không nên bổ sung quá liều

Cơ thể bạn chỉ cần một lượng nhỏ mỗi chất dinh dưỡng và lượng cao hơn không nhất thiết là tốt hơn. Trên thực tế, tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết đôi khi có thể gây hại. Ví dụ, liều cao của một số vitamin có thể nguy hiểm:

Hàm lượng các vitamin

Không dùng bất kỳ chất bổ sung nào mà không có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản. Cũng như nói rõ các loại thuốc bạn uống để bác sĩ biết khi kê thêm các loại thuốc bổ sung khác khi thăm khám.

Thông thường các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu có chứa đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ, như acid folic, sắt, canxi, vitamin A, D, E, K, C, B1, B2, B6, B12, iodine, magnesium, zinc, selenium, mangan, đồng …

Với hàm lượng mỗi loại vitamin được cân nhắc phù hợp với mẹ bầu. Mẹ nên chọn thương hiệu uy tín để chắc chắc hàm lượng này được kiểm định với bên thứ 3 như GMP. Bạn có thể tham khảo một số loại vitamin tổng hợp cho bà bầu như PM ProcarePM Procare Diamond để lựa chọn.

Thời điểm nên uống vitamin cho bà bầu

Các bác sĩ chuyên khoa sản đều khuyên các mẹ bầu nên uống bổ sung vitamin tổng hợp từ khi chuẩn bị mang thai, đang mang thai và trong kéo dài đến khi cho con bú, vì đây đều là những giai đoạn quan trọng cần bổ sung nhiều dinh dưỡng mà trong chế độ ăn của bà bầu không thể đáp ứng đầy đủ.

Đặc biệt não và tủy sống của phôi thai bắt đầu phát triển ở khoảng tuần thứ 3 đến đến tuần thứ 4 tuần của thai kỳ, khi đó bạn có thể không biết rằng mình đang mang thai. Chính vì thế mà có khuyến nghị tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên uống axit folic hàng ngày để ngăn ngừa tật nứt đốt sống và bệnh não. Những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng này ảnh hưởng đến não và tủy sống đang phát triển của em bé.

Bác sĩ cũng khuyên mẹ bầu nên tiếp tục dùng vitamin kéo dài cả sau khi sinh con, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú.

Uống đúng liều lượng

Nên uống vitamin tổng hợp bà bầu theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc bác sĩ. Cụ thể cần uống đúng số viên, số lần và thời gian uống thuốc trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Thời điểm uống thuốc cũng rất quan trọng. Với vitamin bầu đa phần là uống sau ăn (lúc bụng no) hoặc trong khi ăn.

Mẹo uống thuốc

Một số viên uống vitamin tổng hợp được làm hơi to, mẹ bầu có thể khó khăn trong việc uống nuốt nhất là trong giai đoạn ốm nghén. Mẹ có thể cắt đôi viên thuốc để dễ dàng uống hơn.

Mẹ bầu nên uống vitamin với nhiều nước để thuốc dễ tan giúp dễ hấp thụ hơn. Nên uống bới khoảng 100-150ml nước ấm. Không nên dùng với các loại nước khác như: sữa, nước hoa quả, trà, rượu… Có thể có tương tác không tốt với thuốc, ảnh hưởng đến việc hấp thu vitamin.

Nên duy trì giờ uống cố định

Nên uống vitamin tổng hợp cho bà bầu vào cùng một giờ mỗi ngày. Không chỉ tạo thói quen dễ nhớ, việc chọn giờ uống cố định trong ngày còn giúp tránh việc bổ sung cùng lúc các dưỡng chất kị nhau, làm giảm tác dụng của nhau.

☛ Đọc chi tiết: Uống sắt và canxi cùng lúc được không

Vẫn cần bổ sung vitamin qua thực phẩm nữa

Viên uống Vitamin không thể thay thế nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm

Vitamin bà bầu không thay thế bữa ăn, mà chỉ là một phần của chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng cho mẹ và bé. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu và các loại hạt.

Lưu ý khi chọn vitamin cho bà bầu

Những lưu ý khi lựa chọn Vitamin tổng hợp cho bà bầu 2
Thành phần vitamin của PM Procare và PM Procare Diamond

Khi lựa chọn vitamin cho bà bầu cần lưu ý các điều sau đây:

  • Lựa chọn vitamin tổng hợp có chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ, như acid folic, sắt, canxi, vitamin A, D, E, K, C, B1, B2, B6, B12, iodine, magnesium, zinc, selenium, mangan, đồng …
  • Lựa chọn vitamin tổng hợp có chứa omega-3 dạng triglycerid, vì loại này có khả năng hấp thu cao hơn và không có mùi tanh
  • Lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Y Tế Việt Nam cho phép, có chứng nhận GMP
  • Không sử dụng các sản phẩm không được phân phối chính thức tại Việt Nam, chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, vì những vấn đề về quản lý, trách nhiệm của nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm khi lưu hành tại Việt Nam… không được đảm bảo
  • Không dùng bất kỳ chất bổ sung nào mà không có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản, vì mỗi người có tình trạng sức khỏe, cơ địa và nhu cầu khác nhau
  • Uống đúng liều lượng bác sĩ khuyến nghị, không uống quá liều vì có thể gây ra các tác dụng phụ
  • Tách biệt thời gian uống các loại vitamin và khoáng chất có thể làm giảm hiệu quả, khả năng hấp thu của nhau, ví dụ như canxi và sắt
  • Chú ý đến các loại thực phẩm có thể làm giảm công dụng của vitamin, ví dụ như không uống sắt cùng sữa, trà, cà phê…

Câu hỏi thường gặp khi uống vitamin bà bầu

Câu hỏi thường gặp khi uống vitamin bà bầu 1

Quên uống vitamin bầu 1 ngày có sao không?

Nếu bạn quên uống vitamin bầu 1 ngày, bạn không nên lo lắng quá, vì một liều bỏ qua không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn nên bỏ qua liều đó và uống tiếp liều tiếp theo vào ngày hôm sau, không nên uống bù liều quên, vì có thể gây quá liều vitamin và gây ra các tác dụng phụ.

Uống vitamin bầu rồi có cần uống thêm Sắt nữa không?

Việc uống thêm Sắt là cần phải được chỉ định kê đơn của bác sĩ, mẹ bầu không được tự ý uống bổ sung thêm. Uống thêm sắt khi chỉ số

Sắt là một khoáng chất quan trọng cho sự hình thành máu của mẹ và bé, đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, việc uống thêm Sắt là cần phải được chỉ định kê đơn của bác sĩ, mẹ bầu không được tự ý uống bổ sung thêm.

Trong một số trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ có thể chỉ định riêng bổ sung lượng sắt tùy vào chỉ số sắt trong máu.

Uống thêm sắt khi chỉ số sắt trong máu bình thường hoặc cao có thể gây ngộ độc sắt, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, da xanh xao, khó thở, co giật, hôn mê.

Xem đầy đủ: Nhu cầu sắt cho bà bầu

Uống vitamin bầu rồi có cần uống thêm Canxi nữa không?

Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển xương khớp của mẹ và bé, đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Tương tự với Sắt, việc uống thêm Canxi là cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Uống thêm canxi khi không cần thiết có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, đái dắt, sỏi thận, tăng huyết áp, suy tim, suy thận.

☛ Tìm hiểu: Bổ sung canxi cho bà bầu

Sau sinh có tiếp tục uống vitamin bầu được không?

Sau sinh, mẹ vẫn cần bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu để hỗ trợ sự phục hồi của mẹ và cung cấp chất dinh dưỡng cho bé qua sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên chọn loại vitamin tổng hợp cho bà bầu phù hợp với giai đoạn sau sinh, có chứa đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và bé, như vitamin A, D, E, K, C, B1, B2, B6, B12, niacin, biotin, pantothenic acid, iodine, magnesium, zinc, selenium, mangan, đồng, molybden, sắt, canxi, acid folic.

☛ Tìm hiểu thêm: Vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh

Bài viết là những chia sẻ kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

Tài liệu tham khảo: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vitamins-and-supplements-during-pregnancy

]]>
https://procarevn.vn/kinh-nghiem-uong-vitamin-cho-ba-bau-108871/feed/ 0
Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách https://procarevn.vn/bo-sung-sat-va-canxi-cho-ba-bau-dung-cach-515/ https://procarevn.vn/bo-sung-sat-va-canxi-cho-ba-bau-dung-cach-515/#comments Fri, 26 Jan 2024 07:41:55 +0000 https://procarevn.vn/?p=515 Sắt và Canxi là hai khoáng chất được nhắc đến nhiều nhất trong một vài năm gần đây với vai trò thiết yếu cho bà bầu. Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu như thế nào cho đúng cách cũng vì thế trở nên hết sức quan trọng bởi việc bổ sung không đúng cách vừa gây tốn kém, vừa gây những tác dụng bất lợi cho mẹ và bé.
Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách 1

Tầm quan trọng của sắt và canxi với bà bầu

Sắt là thành phần thiết yếu tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu tạo máu của cơ thể tăng lên khoảng 50%, do đó cần nguồn bổ sung nguyên liệu cũng tăng lên tương ứng. Với lượng sắt đầy đủ cho cơ thể, máu có thể vận chuyển đầy đủ Oxy nuôi dưỡng thai nhi.

Nếu thiếu sắt, mẹ có thể bị mệt mỏi, thai có thể bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, sắt còn giúp tăng cảm giác ngon miệng, giảm nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản hay băng huyết sau sinh.

Tương tự như vậy đối với Canxi, giai đoạn này là giai đoạn mà cơ thể người mẹ cần bổ sung lượng Canxi cần thiết cho thai nhi phát triển các mô sụn, cơ, tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh…

Thiếu canxi sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy uể oải, cơ thể đau nhức, tê cứng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút. Với trường hợp nặng hơn có thể bị hạ canxi khiến cơ thể co giật, tứ chi co rúm. Với thai nhi bị thiếu canxi có thể mắc bệnh còi xương bẩm sinh hoặc mắc các biến dạng như lùn thấp, dị hình…

Tuy nhiên, không vì vậy mà nhu cầu sắt và Canxi của bà bầu tăng lên quá nhiều so với phụ nữ bình thường. Xem tiếp mục bên dưới để rõ hơn về nhu cầu sắt và canxi cho bà bầu ở từng giai đoạn như nào nhé.

Nhu cầu sắt và canxi của bà bầu

Nhu cầu sắt và canxi của bà bầu 1

Về nhu cầu sắt và canxi dành cho bà bầu, cụ thể như sau:

Nhu cầu Sắt

Trên thực tế, nhu cầu sắt sinh lý của mẹ dao động trong suốt thai kỳ. Trong ba tháng đầu tiên, nhu cầu về sắt giảm do kinh nguyệt ngừng và lượng sắt dự trữ có thể tăng lên. Trong 3 tháng giữa, nhu cầu sắt sinh lý tăng lên do lượng máu và khối lượng hồng cầu của mẹ tăng lên. Sự gia tăng tuyến tính về nhu cầu sắt tiếp tục trong 3 tháng cuối thai kỳ vì sắt tích tụ trong nhau thai để hỗ trợ sự phát triển của các tế bào hồng cầu ở trẻ sơ sinh.

Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể khoảng 30 mg sắt nguyên tố mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu mới về lượng máu bổ sung, nhau thai đang phát triển và thai nhi đang phát triển. Với 3 tháng cuối thai kỳ thì lượng sắt cần bổ sung tăng hơn lên đến hơn 60 mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn có thể cần nhiều sắt hơn mỗi ngày nếu bạn:

  • Bị thiếu máu do thiếu sắt khi bắt đầu mang thai
  • Mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba…
  • Uống sắt không thường xuyên trong thời kỳ đầu mang thai

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phụ nữ có thai nên bổ sung sắt mỗi ngày và uống kéo dài cho đến thời điểm sau sinh 1 tháng. Liều bổ sung là 60mg Sắt kèm theo 400mcg Acid folic mỗi ngày. Ngoài ra phụ nữ mang thai cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic.

Nhu cầu Canxi

Nhu cầu Canxi trong giai đoạn mang thai của phụ nữ chỉ tăng lên khoảng 30%, tức là 1000mg mỗi ngày. Trong những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi mẹ bầu cần cung cấp có thể lên tới 1500mg canxi nguyên tố/ngày.

Việc bổ sung Canxi cho mẹ bầu là cần thiết nhưng cũng cần lưu ý liều lượng. Quá nhiều Canxi cũng không mang lại lợi ích như nhiều người vẫn nghĩ mà còn bắt thận làm việc nhiều hơn.

Bà bầu nên bổ sung sắt và canxi đủ lượng theo khuyến nghị của bác sĩ, tùy theo giai đoạn thai kỳ và tình trạng sức khỏe. Thông thường, bà bầu nên bổ sung khoảng 30-60 mg Sắt1000-1500mg Canxi mỗi ngày.

Kèm theo đó, cách uống Sắt và Canxi cho bà bầu chính xác cũng đóng vai trò quan trọng làm tăng hiệu quả của các khoáng chất này với cơ thể lên gấp nhiều lần. Cùng xem tiếp hướng dẫn chi tiết ở mục tiếp theo nhé.

Hướng dẫn bổ sung Sắt và Canxi cho bà bầu

Sắt và Canxi đều có thể bổ sung bằng chế độ ăn hoặc/và viên uống bổ sung bên ngoài. Tuy nhiên, việc bổ sung bằng chế độ ăn với hai loại khoáng chất này được các chuyên gia khuyến cáo là cách làm dễ dàng và an toàn vượt trội. Mẹ bầu cần lưu ý bổ sung 2 yếu tố này như sau:

Cách bổ sung sắt

Bổ sung từ thực phẩm

Cách bổ sung sắt 1
Thịt, cá, trứng, các loại đậu là nguồn bổ sung dồi dào sắt cho cơ thể

Sắt có trong các loại thịt, cá, trứng,…Mẹ bầu có thể bổ sung hàng ngày với lượng sắt dồi dào này. Để có lượng sắt đầy đủ, phụ nữ có thể bổ sung từ 1-2 lạng thịt cá cùng 50-70mg Vitamin C mỗi ngày giúp gia tăng khả năng hấp thu sắt.

Bổ sung với viên Sắt

Một chế độ ăn đầy đủ, chỉ cần lượng Sắt bổ sung tối thiểu (khoảng 5mg như trong PM Procare) là hợp lý, không dư thừa và không gây ra các tác dụng phụ như táo bón, khó chịu dạ dày.

Chế độ ăn không đảm bảo lượng sắt cần thiết cho cơ thể cũng chỉ nên bổ sung khoảng 30mg sắt dạng nguyên tố mỗi ngày trừ trường hợp đặc biệt có chỉ định của bác sỹ phải tăng liều sử dụng. Việc bổ sung liều cao sắt kéo dài có thể gây táo bón, phân đen ở phụ nữ và cũng tích lũy trong gan, lách gây hại cho cơ thể về lâu dài.

Tất tần tật những thông tin về việc bổ sung sắt cho bà bầu được đề cập chi tiết trong bài viết: Bí quyết chọn thuốc sắt tốt, dễ uống và an toàn nhất cho bà bầumời bạn tham khảo.

Cách bổ sung Canxi

Bổ sung từ thực phẩm

Cách bổ sung Canxi 1
Các loại thực phẩm từ sữa là nguồn bổ sung Canxi dồi dào cho cơ thể

Canxi có rất sẵn trong nhiều loại thực phẩm dùng hàng ngày như cơm, sữa tươi, sữa chua, hải sản…

Với nhu cầu khoảng 1,000mg Canxi mỗi ngày cho phụ nữ giai đoạn mang thai, cho con bú thì chỉ cần bổ sung khoảng 1 lạng tép, hay tôm, cua cá mỗi ngày cùng với các thức ăn thông thường là đủ. Một số loại thực phẩm giàu Canxi có thể kể tới như: tôm, cua, cá, tép, ốc, sữa chua, sữa tươi, phô mai, ngũ cốc, cải bó xôi, súp lơ xanh…. đều là những loại thực phẩm dễ kiếm và thường có trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam.( ☛ Tham khảo đầy đủ: Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu)

Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy bổ sung vitamin D để giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi, vitamin D có thể thu được qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, qua thực phẩm như trứng, cá, tăng cường uống sữa.

Bổ sung với viên Canxi

Thai nhi càng lớn, nhu cầu canxi cần cung cấp càng tăng cao. Đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi mẹ bầu cần cung cấp có thể lên tới 1500mg canxi nguyên tố/ngày khiến chế độ ăn thông thường khó có thể cung cấp đủ. Khi đó, ngoài tăng cường chế độ ăn thì mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi từ các sản phẩm bổ sung chuyên biệt khác.

Một số nhược điểm của các viên bổ sung canxi cho bà bầu hiện nay là hàm lượng thường quá cao trong khi khả năng hấp thu của cơ thể tối đa chỉ 500mg/lần; dạng bổ sung là Canxi carbonate thường không phù hợp cho người có vấn đề bệnh dạ dày và hấp thu ít; nó có thể khiến mẹ gặp phải các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa như đầy bụng, sinh hơi, óc ách…

Đối với phụ nữ mang thai nên chọn sản phẩm bổ sung canxi ở dạng canxi hữu cơ như canxi citrat, canxi lactat, canxi Gluconat… để cơ thể dễ hấp thu, không gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa; đồng thời ít gây ra nguy cơ sỏi Oxalat niệu khi sử dụng trong thời gian dài. Sản phẩm bổ sung canxi cũng nên có sự kết hợp của các thành phần Canxi – Mg – Vitamin D để gia tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể. (☛Tham khảo: Bà bầu bổ sung canxi loại nào tốt?)

Để tìm hiểu chi tiết mọi khía cạnh của vấn đề bổ sung canxi cho bà bầu, bạn có thể tham khảo ở bài viết: Những lưu ý quan trọng khi bổ sung canxi cho bà bầu.

Đọc tiếp mục tiếp sau để rõ hơn về việc uống sắt và canxi vào thời điểm nào trong ngày, uống cùng nhau được không?

Bà bầu uống sắt và canxi cùng lúc được không?

Bà bầu uống sắt và canxi cùng lúc được không? 1

Thông tin mà nhiều mẹ bầu được biết là không nên uống sắt và canxi cùng lúc, có đúng không?

Câu trả lời là ĐÚNG. Khi bổ sung sắt, mẹ bầu cần lưu ý không dùng thuốc sắt cùng thời điểm thuốc sắt hay thuốc tổng hợp có chứa sắt vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý không nên uống thuốc sắt và canxi cùng lúc với nhau.

Một câu hỏi nữa cũng liên quan đến việc này là: Không nên uống sắt và canxi cùng lúc nhưng trong một số vitamin tổng hợp lại có cả Sắt và Canxi. Như vậy liệu uống thuốc tổng hợp này thì cơ thể sẽ không hấp thụ được đầy đủ lượng Sắt và Canxi có trong thành phần của thuốc đúng không?

Câu trả lời là Canxi được khuyến cáo không nên uống cùng lúc với Sắt khi với liều 300mg trở lên nó mới làm cản trở hấp thu sắt và một số thành phần khác trong viên bổ tổng hợp. Chính vì vậy bạn sẽ thấy hàm lượng canxi trong đa số các viên vitamin tổng hợp dành cho bà bầu đều không cao. Canxi với hàm lượng thấp vừa đủ sẽ không gây ảnh hưởng tới việc hấp thu Sắt hay các chất dinh dưỡng khác đồng thời vẫn có thể cung cấp một lượng Canxi tương đối cho cơ thể.

Bạn cần cân đối liều lượng và thời gian uống để tránh các khoáng chất cản trở sự hấp thụ lẫn nhau. Đọc tiếp phần dưới để rõ hơn nhé.

Bà bầu uống sắt và canxi vào thời điểm nào trong ngày?

Bà bầu uống sắt và canxi vào thời điểm nào trong ngày? 1

Lưu ý thời điểm uống viên Sắt bổ sung

  • Sắt nên được uống vào lúc bụng đói để cơ thể được hấp thụ tốt nhất. Mẹ bầu nên uống trước bữa ăn khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng, sau bữa ăn thì sẽ uống cách khoảng 1 đến 2 tiếng.
  • Không phải trường hợp nào mẹ bầu cũng cần bổ sung viên sắt nên hãy thăm khám định kỳ. Khi uống sắt nên kết hợp ăn các bữa phụ trong ngày với các loại thực phẩm có nhiều Vitamin C như là trái cây, nước ép hoa quả…

Lưu ý thời điểm uống viên Canxi bổ sung

  • Canxi nên sử dụng vào thời điểm sau bữa sáng hoặc là bữa trưa, không dùng vào buổi tối.
  • Thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng đó là sau bữa sáng.

Gợi ý lịch uống sắt và canxi cho bà bầu

Như vậy, khi uống cả canxi và sắt thì để được hấp thu tốt nhất khi vào cơ thể mẹ bầu có thể tham khảo lịch uống như sau:

  • Vào mỗi buổi sáng mẹ bầu nên uống 1 viên Canxi trước 9h sáng vì đây là thời điểm lý tưởng nhất. Khi uống Canxi vào buổi chiều và tối có thể gây ra bệnh lý sỏi thận.
  • Uống một viên sắt vào buổi trưa, thời gian nên cách xa bữa ăn tầm 2 tiếng.
  • Uống sắt và canxi cách nhau 2 – 3 tiếng, không uống cùng lúc để tránh làm giảm sự hấp thụ của nhau.

Tóm lại, bổ sung Canxi và Sắt là cần thiết trong quá trình mang thai, việc bổ sung nên tiến hành từ trước khi mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho bà bầu. Trong các phương pháp bổ sung hiện nay, riêng đối với Canxi và Sắt có rất sẵn trong chế độ ăn hàng ngày của bà bầu Việt Nam nên bà bầu có thể bổ sung trực tiếp từ nguồn thức ăn nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí và dư thừa không cần thiết. Các viên uống bổ sung trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau, lựa chọn một sản phẩm có uy tín, hàm lượng Sắt và Canxi phù hợp với từng cơ thể là điều rất quan trọng và thể hiện sự thông thái của mỗi bà bầu.

Chúc các bạn sẽ trở thành những bà bầu thông thái ngay trong cách bổ sung Canxi, Sắt!

DS. Nguyễn Nghĩa

]]>
https://procarevn.vn/bo-sung-sat-va-canxi-cho-ba-bau-dung-cach-515/feed/ 92
Mang thai 3 tháng đầu bị cúm có sao không? Nguy hiểm như nào? https://procarevn.vn/mang-thai-3-thang-dau-bi-cum-co-sao-khong-14520/ https://procarevn.vn/mang-thai-3-thang-dau-bi-cum-co-sao-khong-14520/#respond Thu, 25 Jan 2024 07:02:52 +0000 https://procarevn.vn/?p=14520 Bị cúm khi mang thai là một trong những lo lắng phổ biến của các mẹ bầu, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Cùng tìm hiểu cụ thể mang thai 3 tháng đầu bị cúm có sao không? Cụ thể nguy hiểm như nào và cần phải làm gì trong trường hợp này nhé?

mang thai 3 tháng đầu bị cúm có sao không

Mẹ bầu đã biết đầy đủ về cúm chưa?

Mẹ bầu đã biết đầy đủ về cúm chưa? 1

Cảm cúm là gì? Tại sao nó lại nghiêm trọng hơn khi mang thai

Cúm là một trong số các bệnh truyền nhiễm cấp tính, có triệu chứng điển hình là: mệt mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, sốt (có thể có). Bệnh cúm do virus gây ra hiện chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thể dùng văc-xin phòng ngừa, và dùng thuốc điều trị theo triệu chứng. Bệnh xảy ra rất phổ biến, có tốc độ lây lan nhanh.

Ngoài virus gây cảm cúm thông thường kể trên, còn có nhiều loại virus cúm nguy hiểm khác, có thể kể tới như H5N1, H1N1, H7N9, Rubella… Khi nhiễm phải những virus này, người bệnh cũng gặp phải những triệu chứng tương tự cúm thường. Bởi vậy, nhiều người không nhận biết được đúng tình trạng, dẫn tới chủ quan, tự điều trị tại nhà và có thể dẫn tới những hậu quả không lường trước.

Nhóm bệnh này thường lây truyền trong các loại gia cầm với nhau, tuy nhiên biến thể của chúng có khả năng lây sang người rồi nhiễm từ người sang người theo đường hô hấp, qua đường giọt bắn hoặc dịch mũi, tiếp xúc chung với đồ vật có chứa virus, từ bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng…

Ngoài các loại virus kể trên, còn có virus corona, loại virus đã gây ra biết bao nhiêu thiệt hại về người, thảm họa đại dịch covid trong thời gian qua. Các loại virus này nguy hiểm hơn bệnh cúm thông thường. Chúng làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm chức năng hô hấp, gây viêm phổi và có thể dẫn tới tử vong.

Cúm sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn đang mang thai và thậm chí bạn có thể phải nhập viện. Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu để giúp ích cho quá trình mang thai nên bạn ít có khả năng chống lại nhiễm trùng hơn. Và nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh lý khác, bạn có thể nguy cơ bị cúm cao hơn.

Vì thế nếu đang mang thai, bạn cần đặc biệt giữ sức khỏe trong mùa cúm.

Mẹ bầu đừng nhầm cảm cúm với cảm lạnh nhé

Cúm và cảm lạnh đều là bệnh đường hô hấp nhưng do các loại virus khác nhau gây ra. Bởi vì hai bệnh này có các triệu chứng tương tự nhau, rất khó để phân biệt giữa chúng nếu chỉ dựa trên các triệu chứng.

Các triệu chứng của 2 loại này có thể bao gồm sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ hoặc toàn thân, nhức đầu và mệt mỏi. Cảm cúm thường có các triệu chứng nặng hơn, kéo dài hơn và đi kèm với sốt cao, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu. Cảm lạnh thường có các triệu chứng ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.

Cảm lạnh thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, cảm cúm cần được theo dõi cẩn thận do nó có các triệu chứng nặng hơn và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cả thai nhi.

Chẳng hạn như cảm lạnh thường không liên quan đến sốt, trong khi cảm cúm, sốt là dấu hiệu điển hình. Sốt với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu lại có thể gây ra dị tật ống thần kinh và các vấn đề khác cho thai nhi nữa. Thế nên mẹ bầu bị cảm cúm là tình trạng đáng e ngại.

☛ Tìm hiểu thêm: Đau đầu khi mang thai

Mẹ bầu dễ bị mắc cúm hơn, và nếu bị mắc cũng sẽ nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể phải nhập viện. Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của mẹ bị suy yếu để giúp ích cho quá trình mang thai nên ít có khả năng chống lại nhiễm trùng hơn.

Cùng tìm hiểu về nguyên nhân dấu hiệu cũng như mức độ nghiêm trọng của của việc mang thai bị cúm nhất là thời điểm 3 tháng đầu ở mục tiếp sau nhé.

Nguyên nhân bà bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu

Nguyên nhân bà bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu 1

Một số nguyên nhân dưới đây có thể khiến mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai:

  • Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển các cơ quan bộ phận quan trọng. Cơ thể mẹ có nhiều thay đổi để thích nghi với việc mang bầu. Điều này dẫn tới cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm ơn với các tác nhân gây bệnh, bao gồm bệnh cúm.
  • Thay đổi thời tiết cũng có thể là yếu tố gây bệnh. Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thời tiết khắc nghiệt như lạnh, mưa… cũng tạo điều kiện cho virus tấn công.
  • Lây nhiễm chéo từ người từng tiếp xúc.

Việc nhận biết được nguyên nhân gây cúm sẽ giúp cho việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả và nhanh hơn.

Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có sao không?

Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có sao không? 1

Mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng mang thai rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nguy cơ với mẹ:

Cơ thể phụ nữ khi mang thai thường dễ nhạy cảm, hệ thống miễn dịch cũng suy giảm hơn so với người bình thường. Do vậy, nếu bị cúm khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ có thể gặp phải những nguy cơ sau:

  • Mệt mỏi, nóng rát cổ họng, rối loạn trao đổi chất
  • Chuyển dạ sinh non (chuyển dạ thường diễn ra trước tuần 37 của thai kỳ)
  • Trường hợp bị nhiễm trùng/viêm phổi có thể tăng nguy cơ tử vong
  • Tăng khả năng gặp biến chứng nghiêm trọng hơn những người bình thường

Nguy cơ với thai nhi:

Khi mang thai. nếu bị cúm thì virus sẽ đi từ người mẹ qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể thai nhi. Chúng làm rối loạn sự sắp xếp của cấu trúc cơ thể, rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi trong những tháng đầu.

Theo nghiên cứu của CDC (năm 2017) phân tích dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Phòng ngừa dị tật bẩm sinh quốc gia Hoa Kỳ (NBDPS) trên 17162 trường hợp, cho thấy các trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm có sốt gây dị tật ở thai nhi. Đó có thể là:

  • Thai vô sọ
  • Nứt đốt sống
  • Thoát vị não
  • Hẹp đại tràng
  • Sứt môi, hở hàm ếch
  • Đau dạ dày
  • Khuyết tật giảm chi

(*) Đối với các trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm nhưng không bị sốt, không liên quan đến bất kỳ dị tật bẩm sinh nào được nghiên cứu.

☛ Tham khảo thêm: Bổ sung acid folic ngăn ngừa dị tật thai nhi

Một số chủng virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể, sinh non hoặc thai chết lưu.

Mẹ bầu bị cúm không nên chủ quan trước tình trạng bệnh. Mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kê đơn thuốc và các biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống. Thuốc điều trị cảm cúm cũng gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của bào thai. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh như: dị dạng đầu nhỏ, tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết và thai vô sọ.

Mặc dù vậy, nếu không may bị cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà dẫn tới những tác động xấu cho tinh thần, sức khỏe, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị đúng cách và đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển, kịp thời phát hiện những bất thường của thai thông qua siêu âm.

Nếu bị cúm khi đang mang thai, bạn sẽ tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng có thể phải nhập viện – và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn nếu bạn có các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Mối quan tâm lớn nhất là viêm phổi, một bệnh nhiễm trùng phổi có khả năng đe dọa tính mạng. Con của bạn cũng có nguy cơ cao bị sinh non và nhẹ cân.

Dấu hiệu nhận biết cúm ở bà bầu trong 3 tháng đầu

Dấu hiệu nhận biết cúm ở bà bầu trong 3 tháng đầu 1

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đang bị cảm cúm:

  • Mệt mỏi
  • Nghẹt mũi, sổ mũi
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Đau mỏi cơ
  • Ho khan
  • Viêm họng
  • Nôn mửa, tiêu chảy
  • Sốt (có thể có với tùy trường hợp)

Các biểu hiện của cảm cúm thường diễn ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng. Chúng có xu hướng kéo dài hơn 1 tuần. Mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng phổ biến hơn vào mùa lạnh. Khi nhận thấy cơ thể có những thay đổi tiêu cực và lo lắng bị cúm, mẹ bầu nên sớm đi khám và nhận kiểm tra, tư vấn, điều trị từ bác sĩ.

Cần làm gì khi bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai

Khi bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần chú ý:

Thăm khám bác sĩ

Thăm khám bác sĩ 1

Đây là bước quan trọng và cần thiết khi bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ trong vòng 48 giờ kể từ khi có các triệu chứng cúm, như sốt, ho, đau họng, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi… Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, và kê đơn thuốc phù hợp. Mẹ bầu không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, vì có thể gây hại cho thai nhi hoặc gây sảy thai, dị tật, nhiễm độc thai nghén.

Mẹ bầu cần phải nhập viện ngay lập tức nếu có những dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Sốt cao trên 38,5 độ C hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày
  • Khó thở, thở nhanh hoặc thở khò khè
  • Đau ngực hoặc bụng
  • Chảy máu âm đạo
  • Co bóp tử cung
Việc sử dụng thuốc nói chung và thuốc trị cúm nói riêng cho bà bầu cần phải hết sức lưu ý bởi một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, khi bị cúm mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc mà phải đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc an toàn, hiệu quả.

Mẹ bầu cần xác định rõ các dấu hiệu nghiêm trọng để thăm khám kịp thời. Trong trường hợp sốt nhẹ, và không có các triệu chứng nghiêm trọng kể trên, mẹ bầu có thể có thể áp dụng một số cách khắc phục tại nhà như sau:

Lau người bằng nước ấm

Lau người bằng nước ấm 1

Sốt là một trong những triệu chứng nguy hiểm đối với mẹ bầu. Nếu sốt mẹ cần có biện pháp hạ sốt tránh để sốt cao có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Như đã nói ở trên việc dùng thuốc cần phải thận trọng nên lau người bằng nước ấm để hạ sốt là việc mà mẹ bầu nên thử trước tiên.

Đây là biện pháp giúp giảm sốt và cải thiện cảm giác khó chịu khi bị cúm. Mẹ bầu nên lau người bằng nước ấm, nhất là ở vùng nách, bụng và háng để giảm sự tăng nhiệt do cúm.

Tuy nhiên, cần lưu ý là lau người bằng nước ấm, không dùng nước lạnh có thể gây sốc nhiệt nhé.

Uống điện giải giúp bù nước

Uống điện giải giúp bù nước 1

Mẹ bầu bị cúm có thể mất nước do sốt, mồ hôi, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điều này có thể gây ra tình trạng mất nước, suy nhược, giảm lượng máu và ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ nên uống nhiều nước hoặc các đồ uống có chứa điện giải, như nước chanh, nước dừa, nước cam, nước lọc… để bù nước và cân bằng các chất khoáng trong cơ thể.

Nước điện giải đa số ở dạng gói bột với mùi vị khó sử dụng đặc biệt với mẹ bầu 3 tháng đầu. Mẹ có thể mua nước điện giải dạng chai pha sẵn với công thức chuẩn, mùi vị dễ chịu hơn.

Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái

Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái 1

Khi bị cúm, mẹ nên mặc quần áo bằng chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi và không quá chật. Điều này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu và giảm nhiệt độ cơ thể. Mẹ bầu cũng nên thay quần áo và ga giường ngủ sạch sẽ nhất là khi bị ướt mồ hôi khó chịu khi tăng nhiệt độ do sốt. Thay đổi này không chỉ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn mà cũng để tránh nhiễm khuẩn nữa.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý 1

Mệt mỏi, uể oải là cảm giác mà mẹ bầu bị cúm phải đối diện. Vì vậy, mẹ hãy tạo cho tinh thần thư giãn, thoải mái, dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ thể hồi phục, có năng lượng để chống lại virus.

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, và tránh làm việc quá sức hoặc tham gia các hoạt động vận động mạnh. Mẹ cũng nên nằm ở tư thế thoải mái, có thể dùng gối nâng cao đầu và vai để giảm đau họng và khó thở.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng 1

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé khi bị cúm. Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, như rau xanh, trái cây, hạt, ngũ cốc. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất đạm, như cá, trứng, đậu và sữa, để tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. (☛ Tham khảo chi tiết: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu)

Lời khuyên cho mẹ bầu 3 tháng đầu là nên ăn ít nhưng thường xuyên, và tránh ăn các thực phẩm nặng bụng, cay, nóng, ngọt hoặc có chứa chất bảo quản. Đặc biệt, trong thời gian bị cúm, mẹ bầu chú ý tăng cường bổ sung nhiều trái cây nhất là trái cây họ cam, quýt để nâng cao hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn tốt hơn.

Mẹ bầu cũng nên uống vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé nữa nhé. (☛Tham khảo: Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu)

Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở bà bầu

Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở bà bầu 1
Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để bảo vệ mẹ bầu khỏi bị cúm

Cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có khả năng gây hại cho thai nhi. Để chủ động bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con, mẹ cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý:

Tiêm vắc-xin cúm: Đây là cách hiệu quả nhất để bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi cúm. Mẹ bầu nên tiêm vắc-xin cúm trước khi mang thai 3 tháng để ngăn ngừa nguy cơ cảm cúm.( ☛ Tìm hiểu chi tiết: Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai)

Rửa tay thường xuyên: Mẹ bầu nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng nước rửa tay sát khuẩn. Tránh chạm mũi, mắt và miệng. Điều này sẽ giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với virus gây cúm.

Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh: Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc gần với những người có triệu chứng cúm, như ho, hắt hơi, sốt, đau họng. Mẹ cũng nên tránh đến những nơi đông người, các khu vực ô nhiễm. Hãy đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, chỗ đông người.

Ăn uống đủ chất: Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, như cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô. Những thực phẩm này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, tăng cường năng lượng và sức khỏe.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ nên ngủ đủ giấc và khoa học. Tắm nước ấm, giữ ấm cho cơ thể, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Mẹ nên tránh xem điện thoại, máy tính, tivi trước khi ngủ, vì những thiết bị này có thể kích thích não bộ và làm giảm khả năng ngủ ngon.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Mang thai 3 tháng đầu bị cúm có sao không?”. Hy vọng nội dung bài viết này sẽ giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh, chờ đón ngày con yêu chào đời.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/cold-flu/cold-or-flu#cold-prevention
  • https://www.thebump.com/a/flu-during-pregnancy
]]>
https://procarevn.vn/mang-thai-3-thang-dau-bi-cum-co-sao-khong-14520/feed/ 0
Dưỡng thai 3 tháng đầu đúng cách mẹ bầu nên biết https://procarevn.vn/duong-thai-3-thang-dau-15013/ https://procarevn.vn/duong-thai-3-thang-dau-15013/#respond Mon, 22 Jan 2024 15:35:13 +0000 https://procarevn.vn/?p=15013 Thời gian 3 tháng đầu mang thai là lúc cơ thể mẹ có những thay đổi đầu tiên. Đây cũng là giai đoạn quan trọng tiên quyết, đặt nền móng cho sự phát triển của thai. Các mẹ bầu hãy chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ cả về sức khỏe lẫn tâm lý để có thể dưỡng thai 3 tháng đầu tốt nhất!

Tầm quan trọng của việc dưỡng thai 3 tháng đầu

Dưỡng thai hay an thai là một phương pháp nhằm bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu cần thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học để giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng gây tác động xấu đến bào thai.

Tầm quan trọng của việc dưỡng thai 3 tháng đầu 1

Việc biết cách dưỡng thai trong ba tháng đầu là rất cần thiết vì đây là giai đoạn rất nhạy cảm và quan trọng trong sự phát triển ban đầu của thai nhi. Trong giai đoạn này, các cơ quan và hệ thống cơ bản của thai nhi đang hình thành. Dưới đây là một số lý do tại sao việc chăm sóc và dưỡng thai trong ba tháng đầu là cần thiết:

  • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng để cơ quan và các hệ thống cơ bản của thai nhi phát triển. Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết giúp hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
  • Phòng ngừa các vấn đề sức khỏe: Việc chăm sóc tốt và dưỡng thai đúng cách trong ba tháng đầu có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như dị tật bẩm sinh và các biến chứng khác.
  • Quản lý cảm xúc và sức khỏe tâm lý: Quá trình mang thai là một thời gian thay đổi mạnh mẽ về cảm xúc và sức khỏe tâm lý. Dưỡng thai tốt trong ba tháng đầu có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe tâm lý và giúp mẹ tương tác tích cực với thai nhi.
  • Kiểm soát sức khỏe của mẹ: Ba tháng đầu thai kỳ cũng là thời gian quan trọng để mẹ chăm sóc sức khỏe của mình. Điều này bao gồm việc thăm khám định kỳ, ăn một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng và tránh các tác nhân gây hại như thuốc lá, rượu và các chất gây nghiện khác.
  • Xác định các yếu tố rủi ro: Ba tháng đầu thai kỳ cũng là thời gian để xác định các yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Việc theo dõi sự phát triển và chăm sóc thai nhi trong giai đoạn này có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề để đưa ra được.

Chế độ dưỡng thai 3 tháng đầu đúng cách

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp 1

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận trên cơ thể như: miệng, tế bào máu, hệ tuần hoàn, ống thần kinh… nên chế độ ăn uống của mẹ rất quan trọng để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống trong giai đoạn này:

  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng: Bữa ăn của mẹ bầu nên bao gồm đa dạng các nhóm thực phẩm, bao gồm rau, hoa quả, ngũ cốc, thịt, cá, đậu, sữa và sản phẩm từ sữa. Hãy chắc chắn rằng mẹ nhận được đủ lượng protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Tăng cường tiêu thụ axit folic: Axit folic rất quan trọng trong giai đoạn đầu thai kỳ để giúp phát triển não bộ và hệ thống thần kinh của thai nhi. Mẹ có thể tăng cường tiêu thụ axit folic bằng cách ăn rau xanh lá màu đậm như rau cải xanh, rau bina, vàng, đậu xanh, đậu Hà Lan và các loại hạt.
  • Hạn chế các loại thức ăn không an toàn: Tránh ăn thực phẩm chưa chín hoặc không đảm bảo vệ sinh, như thực phẩm sống, thịt chín chưa kỹ, trứng sống, hải sản sống, sữa không đ pasteur hóa, pho mát không đc làm từ sữa pasteur hóa. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn và các vấn đề liên quan đến thực phẩm.
  • Uống đủ nước: Duy trì sự hydrat hóa cơ thể rất quan trọng. Hãy uống đủ nước trong ngày để đảm bảo cơ thể mẹ được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
  • Hạn chế caffeine và các chất kích thích: Hạn chế việc tiêu thụ caffeine từ cà phê, trà và đồ uống có chứa nước ngọt có gas. Cũng hạn chế việc sử dụng các chất kích thích khác như thuốc lá và rượu.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn ít bữa lớn. Điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định và giảm triệu chứng buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt: Trong giai đoạn này, cơ thể cần một lượng sắt đáng kể để phục hồi và phát triển mô hồng cầu cho thai nhi. Ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, gan, cá, tôm, hạt, hành tây, rau màu xanh như rau cải xanh và rau mồng tơi.
  • Tránh thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng: Nếu mẹ đã biết mình mắc phải các chất gây dị ứng thực phẩm như hải sản, đậu nành, đậu phộng, hãy tránh tiếp xúc với những thực phẩm này trong giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Chú ý đến sự cân bằng dinh dưỡng: Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và cân bằng các dưỡng chất quan trọng như axit folic, canxi, sắt, DHA, và vitamin D.

Lưu ý rằng mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng riêng, vì vậy hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để định rõ chế độ ăn uống phù hợp nhất cho mẹ bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Tìm hiểu: Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì để phòng dị tật thai nhi?

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý 1

Bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, mẹ bầu cũng cần nghỉ ngơi hợp lý và xây dựng chế độ sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe. Đây là việc làm là rất quan trọng trong quá trình dưỡng thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Dưới đây là một số lời khuyên để đảm bảo giấc ngủ tốt trong giai đoạn này:

  • Thiết lập thói quen ngủ điều độ: Điều chỉnh thời gian đi ngủ và thức dậy để có một thói quen ngủ đều đặn. Điều này giúp cơ thể và tâm trí dễ dàng đi vào giấc ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian hàng ngày.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Đảm bảo rằng môi trường ngủ thoải mái và yên tĩnh. Có một giường thoải mái, gối và chăn phù hợp, và đảm bảo phòng ngủ được che đậy và mát mẻ.
  • Tránh thức khuya: Hạn chế sử dụng điện thoại di động, máy tính, và các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ, vì ánh sáng màn hình có thể ảnh hưởng đến quá trình ngủ. Thay vào đó, tạo một môi trường yên tĩnh và thư giãn để chuẩn bị cho giấc ngủ. Ngoài ra, hãy tránh suy nghĩ quá nhiều và tìm cách giữ tâm trí tích cực để giảm căng thẳng và lo âu.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ: Thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm hoặc thực hành kỹ thuật thở sâu để giúp cơ thể và tâm trí thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine và chất kích thích: Tránh uống đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà và nước ngọt có gas vào buổi chiều và tối. Caffeine có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây khó khăn trong việc zzz.
  • Tìm tư thế ngủ thoải mái: Tư thế nằm nghiêng sang trái được khuyến khích vì giúp lưu thông máu tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình tư thế ngủ bất kỳ, miễn sao mẹ cảm thấy dễ chịu, ngủ ngon.

Vận động nhẹ nhàng dưỡng thai 3 tháng đầu

Vận động nhẹ nhàng dưỡng thai 3 tháng đầu 1

Vận động nhẹ nhàng và tránh các hoạt động mạnh là quan trọng trong việc dưỡng thai trong 3 tháng đầu.

  • Lựa chọn bài tập nhẹ nhàng: Thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho thai phụ, bơi lội hoặc tập thể dục mang tính nhẹ nhàng và không gây căng thẳng cho cơ thể. Điều này giúp duy trì sức khỏe tổng thể và tăng cường tuần hoàn máu mà không gây áp lực lên thai nhi.
  • Tránh các hoạt động mạnh: Tránh các hoạt động mạnh, như chạy, nhảy, tập thể dục có tải, vận động quá mức hay các hoạt động có nguy cơ va chạm hoặc ngã. Những hoạt động này có thể gây căng thẳng lên cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Lắng nghe cơ thể: Luôn lắng nghe cơ thể và tìm hiểu giới hạn của mình. Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đau hoặc có bất kỳ triệu chứng khác, hãy ngừng hoạt động và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.
  • Tư vấn với bác sĩ: Luôn thảo luận với bác sĩ về chế độ vận động phù hợp cho giai đoạn đầu thai kỳ. Bác sĩ sẽ có kiến ​​thức và kinh nghiệm để đưa ra lời khuyên riêng cho tình trạng sức khỏe và thai kỳ của mẹ bầu.

Lưu ý rằng mỗi phụ nữ mang thai có thể có những giới hạn và yêu cầu riêng đối với hoạt động vận động, vì vậy luôn lắng nghe sự chỉ dẫn của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn đặc biệt dành cho mình.

Giữ tinh thần tích cực giúp dưỡng thai 3 tháng đầu

Giữ tinh thần tích cực giúp dưỡng thai 3 tháng đầu 1

Tinh thần tích cực có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và tạo môi trường tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số cách để giữ tinh thần tích cực trong giai đoạn này:

  • Tạo môi trường tích cực: Xung quanh mình với những điều tích cực, như những người thân yêu, bạn bè và những nguồn cảm hứng. Tránh tiếp xúc với những thông tin và tình huống gây lo lắng hoặc tiêu cực.
  • Quan tâm tới những điều tốt đẹp: Hãy tìm thấy những điều tích cực và đáng mừng trong cuộc sống hàng ngày. Lưu lại những kỷ niệm, thành tựu và những lời động viên nhỏ để nhớ lại và cảm nhận niềm vui của cuộc sống.
  • Thực hành kỹ thuật thư giãn: Hãy dành thời gian hàng ngày để thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hoặc thực hành thở sâu. Điều này giúp giảm căng thẳng, lo lắng và tạo sự yên tĩnh cho tâm trí.
  • Hỗ trợ tâm lý: Nếu mẹ bầu cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc có bất kỳ vấn đề tâm lý nào, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý. Đôi khi, chia sẻ và nhận được sự lắng nghe và hỗ trợ có thể giúp giảm bớt áp lực và tăng cường tinh thần tích cực.
  • Dành thời gian cho sở thích và hoạt động yêu thích: Dành thời gian cho những hoạt động mà mẹ thích, như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, nấu ăn hoặc đi dạo cùng người thân. Những hoạt động này giúp tạo cảm giác thư giãn và tăng cường tinh thần tích cực.
  • Chăm sóc bản thân: Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân và làm những điều mà mình thích.

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ 1

Để đảm bảo quá trình dưỡng thai 3 tháng đầu diễn ra an toàn, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để nắm rõ sự phát triển ở thai nhi. Từ đó xác định được chế độ dinh dưỡng và tiêm phòng vacxin phù hợp. Thêm vào đó, mẹ bầu cần phải đi siêu âm ở những giai đoạn sau:

  • Tuần 6 – 10: Siêu âm ở thời điểm này sẽ giúp mẹ bầu xác định bào thai đã vào tử cung chưa, đơn thai hay thai đôi, có tim thai hay không.
  • Tuần 11 – 13: Giúp đo khoảng sáng sau gáy để dự đoán nguy cơ bị bệnh bẩm sinh ở trẻ như bệnh Down, dị dạng tim,…

Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời nếu có sự bất thường. Bên cạnh có, các kết quả xét nghiệm chỉ có tính chính xác trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, mẹ bầu cần tuân thủ quy trình thăm khám cũng như thực hiện đầy đủ các yêu cầu xét nghiệm theo chỉ đạo của bác sĩ chuyên khoa.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu 1

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi vừa tượng hình nên mẹ bầu cần kiêng kỵ một vài điều để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé. Theo các nhà khoa học, mẹ bầu cần kiêng kỵ 4 điều sau:

  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá đều mang lại nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bà bé. Các chất độc hại trong thuốc lá làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu và dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch ở thai nhi.
  • Không sử dụng chất kích thích: Các loại rượu, bia, cà phê,… đều bị liệt vào danh sách những sản phẩm không nên sử dụng trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu dùng thuốc kích thích trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất có thể khiến trẻ bị dị tật trên khuôn mặt, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương, tăng nguy cơ bệnh tim và hội chứng FASDs.
  • Ăn thực phẩm sống: Thức ăn chưa chín có khả năng khiến mẹ bầu nhiễm bệnh listeriosis và bệnh toxoplasmosis. Từ đó dẫn đến hiện tượng dọa sảy thai, sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Tắm nước quá nóng: Theo Hiệp hội mang thai tại Mỹ, nước quá nóng hoặc nhiệt độ cao khi xông hơi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Ví dụ như làm giảm trí não và thị lực ở trẻ.

Dấu hiệu tốt khi mẹ dưỡng thai 3 tháng đầu đúng cách

Dấu hiệu tốt khi mẹ dưỡng thai 3 tháng đầu đúng cách 1

Dưỡng thai 3 tháng đầu đúng cách không chỉ giúp thai nhi phát triển tốt mà mẹ cũng khỏe. Cụ thể các dấu hiệu tốt này như sau:

Về sự phát triển của thai nhi:

  • Chỉ số phát triển của thai nhi: Chỉ số bao gồm chiều dài, cân nặng, chu vi đầu, chu vi bụng và chu vi đùi của bé nằm trong khoảng giới hạn tiêu chuẩn. Mẹ bầu có thể theo dõi chỉ số thai nhi qua các lần siêu âm và tham khảo so sánh bảng chuẩn chỉ số thai nhi ở phòng khám sản khoa. (Tham khảo: Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi)
  • Dấu hiệu về cử động thai nhi: Ở những tháng đầu tiên này thai nhi mới chỉ phát triển bằng …. Số lần cử động của bé tăng dần theo thời gian. Em bé có thể di chuyển trong bụng nhưng mẹ bầu vẫn chưa thể cảm nhận được điều này. Nhiều mẹ bầu cảm thấy con mình cử động lần đầu tiên vào tháng thứ năm.
  • Nhịp tim của thai nhi: Thông thường, mẹ bầu sẽ có thể nghe được nhịp tim của em bé bằng máy đo doppler sau tuần thứ 10. Âm thanh này tựa như tiếng ngựa phi nước đại. Nhịp tim của bé dao động từ 120-160 lần/phút.
  • Các kiểm tra về sàng lọc: Ở giai đoạn này của thai kỳ, mẹ bầu có thể được đề nghị xét nghiệm sàng lọc trong ba tháng đầu để kiểm tra kết quả bất thường từ xét nghiệm máu hoặc siêu âm. Việc sàng lọc này có thể cho thấy các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào có thể phát sinh chẳng hạn như: Double test, Triple test, sàng lọc NIPT…

Về sức khỏe của mẹ:

  • Tăng cân ổn định: không quá nhiều hoặc quá ít. Trung bình, mẹ bầu nên tăng khoảng 1-2 kg trong 3 tháng đầu.
  • Vòng bụng lớn dần: Mẹ bầu có thể thấy được vòng bụng ngày càng lớn. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển tốt và cần nhiều không gian hơn
  • Các chỉ số xét nghiệm máu bình thường: Trong các lần khám thai chỉ số này có thể là đường huyết, công thức máu, hay những chỉ định khác nữa.

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quá lo lắng khi những dấu hiệu khó chịu dưới đây. Đó là tín hiệu em bé đang phát triển và cơ thể mẹ đang thích nghi dần với sự xuất hiện của bé.

  • Các triệu chứng ốm nghén: Ốm nghén là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ bầu đang thích nghi với sự thay đổi nội tiết tố và bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên, nếu ốm nghén quá nặng hoặc kéo dài, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Các triệu chứng khác như: ngực căng tức, đi tiểu thường xuyên, nhức mỏi, mất ngủ, tâm trạng thất thường. Đây là những triệu chứng bình thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, do cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi để thích nghi với việc mang thai. Mẹ bầu nên chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống cân bằng, tập thể dục nhẹ nhàng và giảm stress để giảm thiểu các triệu chứng này.

Đọc chi tiết:

Trên đây là một số gợi ý giúp mẹ bầu có thể dưỡng thai 3 tháng đầu tốt nhất. Nên nhớ, bên cạnh chế độ ăn uống, tinh thần lạc quan, vui vẻ là yếu tố quan trọng giúp mẹ và em bé khỏe mạnh hơn!

]]>
https://procarevn.vn/duong-thai-3-thang-dau-15013/feed/ 0