Thống kê cho thấy có tới 80% tỉ lệ sảy thai diễn ra ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Con số này khá lớn, do vậy, các chị em cần hết sức lưu ý và cẩn trọng trong giai đoạn nhạy cảm này. Dưới đây là một vài điều các bà bầu nên ghi nhớ và thực hiện trong quá trình mang thai, đặc biệt là muốn giữ thai an toàn trong 3 tháng đầu.
Mục lục
Dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai
Việc thăm khám sức khỏe thai sản đều đặn theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp việc theo dõi sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, thông qua đó cũng có thể biết thai nhi đang phát triển ra sao.
Dấu hiệu thai nhi đang phát triển tốt
Bên cạnh đó, một vài dấu hiệu dưới đây có thể phần nào giúp mẹ bầu biết được rằng thai nhi đang phát triển tốt trong 3 tháng đầu:
- Khó tiêu, ợ nóng: Đừng quá lo lắng, dấu hiệu này thông báo rằng hormone của bạn vẫn hoạt động bình thường trong giai đoạn thai kỳ khi làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, tăng cường bổ sung rau xanh, uống đủ nước và vận động nhẹ nhàng.
- Đau nhức cơ thể: Khi thai nhi phát triển lớn dần, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức ở vùng lưng, tay và chân. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Mẹ bầu có thể nhờ người thân xoa bóp nhẹ nhàng để giảm cơn mỏi nhức.
- Cân nặng tăng dần đều: Trong 3 tháng đầu, các mẹ thường gặp tình trạng ốm nghén, do vậy thường không ăn được nhiều, số cân cũng sẽ không tăng nhiều. Tuy nhiên, mức tăng cân ổn định khoảng 0,5kg mỗi tháng là phù hợp và an toàn trong thời gian này.
- Ốm nghén: Các chuyên gia khẳng định tình trạng ốm nghén hoàn toàn bình thường, chúng còn cho thấy mẹ bầu đang có đủ các kích thích tố để giúp thai nhi phát triển. Do vậy, dù có khó chịu, mệt mỏi ra sao thì mẹ bầu cũng gắng vượt qua được đúng không nào?
- Lượng đường huyết và huyết áp ổn định: Các chỉ số này ở ngưỡng an toàn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật thai kỳ.
Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng đầu
Một số dấu hiệu cảnh báo sự bất thường khi mang thai 3 tháng đầu mà bạn cần chú ý:
- Chảy máu âm đạo kèm đau bụng nhiều ngày, đau dữ dội: cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, sảy thai
- Đau buốt khi đi tiểu: có thể báo hiệu tình trạng viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu – nguyên nhân khiến thai chết lưu.
- Xuất hiện nhiều dịch nhờn ở âm đạo: nhiễm trùng vùng kín
- Nôn ói quá nhiều: mẹ đang bị thiếu chất, dấu hiệu dọa sảy thai
- Sốt cao: Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ đi kèm phát ban, đau ê ẩm người, để lâu có thể gây điếc bẩm sinh cho em bé.
Mẹ bầu cần chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên, khi nhận thấy những bất thường cơ thể cần sớm tới bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và nhận chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Chế độ ăn uống tốt cho mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ
Nguồn dinh dưỡng chính để nuôi thai nhi phụ thuốc vào nguồn dinh dưỡng mà mẹ bầu nạp vào cơ thể. Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ tạo tiền đề cho quá trình phát triển của em bé. Vì vậy, mẹ bầu cũng nên thực hiện chế độ ăn khoa học, giúp mẹ có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển ổn định.
Bổ sung thực phẩm phù hợp
Thực phẩm giàu Axit folic
Là một loại vitamin B9, có vai trò tổng hợp DNA và chuyển hóa axit amin. Vai trò chính của axit folic là tăng cường sức khỏe và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, ngoài ra còn ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, sinh non, suy dinh dưỡng,…
Bạn có có thể lựa chọn bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm: đậu, gan, hải sản, trứng, các loại rau lá màu xanh đậm, …
Tham khảo: Danh sách thực phẩm siêu giàu axit folic mẹ bầu lựa chọn bổ sung
Thực phẩm giàu Sắt
Sắt cũng đóng vai trò kiểm soát quá trình ADN, tổng hợp hemoglobin và myoglobin, lần lượt giúp vận chuyển và dự trữ oxy cho cơ thể. Thiếu sắt khi mang thai có thể dẫn tới thiếu máu, đau đầu, mệt mỏi, nguy hiểm hơn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc trầm cảm sau sinh.
Bổ sung một lượng sắt khoảng 27mg mỗi ngày thông qua các thực phẩm lành mạnh như thịt, cá, ngũ cốc, các loại hạt, các loại rau lá màu xanh đậm,…
Thực phẩm giàu Protein
Protein có lợi cho sự phát triển các mô và cơ quan của thai nhi, đặc biệt là não bộ. Đồng thời, protein còn tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, hỗ trợ phát triển mô vú và tử cung của mẹ trong giai đoạn mang thai. Hơn thế, bổ sung protein còn có thể giúp tăng nguồn cung cấp máu cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể lựa chọn nguồn protein lành mạnh và đa dạng từ các thực phẩm như: thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa, các loại hạt, các loại đậu,…
Thực phẩm giàu Canxi
Những mẹ bầu thiếu canxi cũng nên bổ sung canxi trong giai đoạn 3 tháng đầu. Thông thường các mẹ thường hay chú trọng nhiều hơn việc bổ sung canxi vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ mà quên rằng cơ thể cũng có nhu cầu canxi từ sớm hơn. Canxi giúp phát triển hệ xương và răng chắc khỏe, củng cố hệ thống tuần hoàn, cơ bắp và tăng cường phát triển hệ thần kinh ở trẻ.
Hàm lượng canxi cần bổ sung sẽ tùy thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu và từng giai đoạn. Bạn có thể lựa chọn bổ sung canxi từ các nguồn dinh dưỡng như sữa, chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, rau bina, nước ép trái cây, các loại ngũ cốc,…
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D kết hợp cùng canxi giúp hình thành hệ xương và răng cho thai nhi. Bạn cần bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày từ đa dạng các nguồn dinh dưỡng như cá hồi, sữa,
Vitamin D sẽ kết hợp với canxi để giúp hình thành xương và răng cho thai nhi. Bạn cần bổ sung vitamin D 400 IU/ngày. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D gồm cá hồi, sữa, nước ép cam…
Trên đây là những nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tăng cường bổ sung trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, việc bổ sung này cần phù hợp và mẹ bầu vẫn cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra cũng nên bổ sung các nhóm vitamin, khoáng chất từ các nguồn dinh dưỡng đa dạng để việc hấp thụ được tốt hơn mà mẹ bầu cũng không cảm thấy ngán.
Đọc thêm: Tiêu chí chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu tốt nhất
Uống đủ nước
Với một người bình thường, lượng nước nên tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 8 ly. Khi mang thai, chế độ ăn uống có sự thay đổi, trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cố gắng đảm bảo duy trì tiêu thụ 1,6 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cả mẹ và bé.
Uống đủ nước giúp:
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi sự sống cho thai nhi.
- Hỗ trợ hoạt động bài tiết của cơ thể mẹ, phòng ngừa táo bón.
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Giúp da có độ đàn hồi, mềm mại.
- Phòng ngừa chứng phù nề ở tay, chân, bụng.
Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể lựa chọn những thức uống lành mạnh khác như:
- Trà trái cây hoặc trà thảo mộc.
- Sinh tố hoặc nước ép trái cây tươi.
- Sữa bầu, sữa tiệt trùng.
Khi ra ngoài hoặc phải di chuyển thường xuyên, mẹ bầu nên mang theo một chai nước để yên tâm rằng mình luôn uống đủ nước nhé!
Hạn chế các thực phẩm không tốt
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bà bầu cũng nên chú ý hạn chế một số thực phẩm dưới đây để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn.
- Các loại gia vị cay nóng: ớt, tiêu, quế,… làm ảnh hưởng đến dạ dày, khô nóng ruột, dễ táo bón, trĩ.
- Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn: có thể làm tăng lượng đường huyết,
- Bia, rượu, đồ uống có cồn: gây kích thích thần kinh trung ương, khó thở, nôn ói, tim đập nhanh, ảnh hưởng đế sự phát triển của em bé,
- Cà phê: caffeine khi đi qua nhau thai gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
- Đồ uống có gas: gây tiểu đường thai kỳ
- Các loại hản sản biển có hàm lượng thủy ngân cao: gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh thai nhi.
- Thực phẩm tái, sống: tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và bệnh toxoplasma. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây dị tật bẩm sinh, dọa sảy thai.
- Ngoài ra, một số thực phẩm có chứa các hoạt chất làm co thắt tử cung, các mẹ bầu cũng cần chú ý không ăn nhiều: rau ngót, ngải cứu, dứa, đu đủ xanh,…
Dành thời gian nghỉ ngơi và kiêng cữ khoa học
Khoảng thời gian 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm, mẹ bầu cần nghỉ ngơi và kiêng cữ hợp lý, khoa học để thai nhi có thể phát triển tốt. Các tác động trong sinh hoạt hàng ngày cũng dễ dàng ảnh hưởng tới em bé. Trường hợp xuất hiện các biểu hiện như đau bụng dưới, đau liên tục và ra máu, mẹ bầu cần sớm thăm khám và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp thai nhi ổn định trở lại.
Những lưu ý mẹ bầu cần thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ đó là:
- Tránh leo trèo, bê vác vật nặng
- Không giơ tay với hay đứng kiễng chân để cố lấy đồ vật trên cao
- Không gập người lên xuống thường xuyên gây giảm lưu thông máu lên não khiến mẹ bầu choáng váng.
- Không ngồi xổm quá lâu, không đứng lên ngồi xuống đột ngột.
- Hạn chế ngồi bắt chéo chân và gập gối cản trở việc di chuyển của máu xuống chân.
- Tránh tắm bồn, tắm hơi nước quá nóng và quá lâu
- Không tham gia các trò chơi vận động mạnh, các trò chơi mạo hiểm: đạp xe, cưỡi ngựa, trượt patin, đu quay, dù lượn,…
- Hạn chế trang điểm khi mang thai
- Sử dụng các loại mỹ phẩm lành tính an toàn, không sử dụng các dòng sản phẩm không phù hợp cho bà bầu như: BHA, Retinol,..
- Không nên dùng hóa chất lên tóc như thuốc duỗi, nhuộm, uốn,….
Mẹ bầu nếu có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển bình thường, bác sĩ khuyến khích nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, cần thư giãn tinh thần, lựa chọn các hình thức giải trí lành mạnh như nghe nhạc, xem phim, đọc sách,…
Tìm hiểu thêm: Mới có thai nên kiêng gì?
Khám thai định kỳ
Khám sức khỏe nói chung, đặc biệt là khám thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ.
Khi nhận thấy những dấu hiệu mang thai mẹ bầu cần có buổi khám đầu tiên để xác định việc mang thai. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm các xét nghiệm và siêu âm cần thiết để nhận biết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Việc khám thai định kỳ giúp theo dõi được tình trạng phát triển của thai nhi, kịp thời phát hiện những bất thường của mẹ và bé (nếu có).
Các mốc thời gian mẹ bầu nên khám thai đó là:
- Tuần thứ 6
- Tuần thứ 8
- Tuần thứ 10
- Tuần 14
- Tuần 16-20
- Tuần 20-24
- Tuần 24-27
- Tuần 28-36
- Tuần 36-40
- Tuần 40-42
Các khoảng thời gian và tần suất khám thai sẽ tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu và việc chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Cẩn trọng khi quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia, trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn có thể quan hệ vợ chồng bình thường nếu cơ thể và sức khỏe ổn định. Việc này còn giúp tâm lý của mẹ bầu thoải mái hơn. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng hết sức cẩn trọng để có thể giữ thai một cách tốt nhất.
Một số trường hợp cần kiêng quan hệ vợ chồng khi mang thai là:
- Có tiền sử sảy thai hoặc đang có nguy cơ sảy thai
- Mang song thai
- Đau bụng, chuột rút thường xuyên trong thai kỳ
- Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
- Có nhau thai thấp
PM Procare Diamond giúp hỗ trợ bổ sung dưỡng chất tốt trong 3 tháng đầu thai kỳ
Việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm là tốt, song các mẹ bầu cũng có thể gặp tình trạng ốm nghén, không ăn được nhiều dẫn tới việc bổ sung dinh dưỡng chưa đầy đủ. Sử dụng các dạng vitamin, thuốc có thể hỗ trợ mẹ bầu nạp được lượng dinh dưỡng tốt hơn.
PM Procare Diamond là sản phẩm của Max biocare, đến từ Úc. Thuốc được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Bổ sung PM Procare Diamond mang đến những lợi ích:
- Axit béo Omega 3, có chứa DHA, EPA hàm lượng cao cùng các vitamin và khoáng chất.
- Đáp ứng đủ lượng DHA khuyến nghị cho phụ nữ mang thai và cho con bú mỗi ngày.
- Cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi và trẻ, phù hợp cho các trường hợp thai to, đa thai, có thai liên tục và hỗ trợ giảm nguy cơ sinh non.
Liều dùng khuyến nghị: 1 viên/ngày.