0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý
Trang chủ Sản phẩm ĐIỂM BÁN
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
    • PM Procare Plus
  • Điểm bán

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
    • PM Procare Plus
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Bệnh khi mang thai » Bệnh đái tháo đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ

8 911 đã xem

Viết bình luận

Bệnh đái tháo đường thai kỳ 1

Nhắc đến bệnh lý Đái tháo đường chắc hẳn hầu hết mọi người đều đã nghe tới Đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2. Tuy nhiên, có một dạng đái tháo đường tuýp 3 gần đây đang đặc biệt được các thầy thuốc quan tâm bởi nó không chỉ gây nguy hiểm cho một người mà cả hai người: bà mẹ và em bé. Đái tháo đường tuýp 3 là Đái tháo đường thai kỳ. Vậy đái tháo đường thai kỳ là gì, tại sao nó lại nguy hiểm, có cách gì phòng ngừa bệnh lý này hay không? 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể lúc mang thai. Nó được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần.

Có khoảng 5-6% các phụ nữ mang thai ở Việt nam bị đái tháo đường thai kỳ.

Những người có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ gồm phụ nữ tuổi >35, béo phì trước khi mang thai, đã bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước, có đường trong nước tiểu, có bố mẹ và/hoặc anh chị em ruột bị đái tháo đường.

Các nguy cơ xảy ra cho mẹ và trẻ sơ sinh khi sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ

Nguy cơ cho Mẹ

Các biến chứng trong thời gian mang thai

  • Mẹ bị tiền sản giật hoặc sản giật ở lần mang thai trước sẽ tăng nguy cơ ở lần mang thai sau
  • Mẹ tăng cân trên 20kg, đa số thai to, con sinh ra cân nặng trên 4kg, đa ối
  • Mẹ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều ( nước tiểu có đường ), bị nấm candida tái phát nhiều lần…
  • Mẹ bị sẩy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do
  • Nhiễm toan máu đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi
  • Đa ối
  • Sinh non

Các biến chứng lâu dài sau sinh

  • Mẹ bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh
  • Trở thành đái tháo đường vĩnh viễn
  • Dễ bị mắc các bệnh lý tim mạch hoặc béo phì sau sinh

Nguy cơ cho thai nhi và trẻ sơ sinh

Nguy cơ cho thai nhi và trẻ sơ sinh 1

 Thai nhi có thể bị to do đái tháo đường thai kỳ của mẹ

Các nguy cơ cho thai

  • Các dị tật bẩm sinh: hay gặp là vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy, các dị tật thần kinh khác, dị tật tim, dị tật thận, không có hậu môn.
  • Thai to trên 4000 gram gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ, sinh ra dễ gẫy xương, sang chấn khi sinh và mổ
  • Đa ối có thể gây khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ và thường kết hợp với thai to.
  • Thai chậm phát triển trong tử cung liên quan đến sự kém tưới máu cho tử cung, rau thai.
  • Thai chết lưu: ngoài nguyên nhân do dị tật bẩm sinh, nguy cơ gia tăng khi kiểm soát đường máu kém.

Một số nguy cơ ở trẻ sơ sinh

  • Tăng tỉ lệ tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời từ 2 – 5 lần
  • Hội chứng suy hô hấp cấp: con của những bệnh nhân không được kiểm sóat đường máu tốt có nguy cơ cao bị hội chứng suy hô hấp cấp.
  • Hạ đường máu: Trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường máu trong vòng 48 giờ đầu sau đẻ. Về triệu chứng, thường là đứa trẻ bị hôn mê hơn là kích thích, và hạ đường máu có thể phối hợp với ngừng thở, hoặc thở nhanh, tím, hoặc co giật.
  • Hạ calci máu, tăng bilirubin máu
  • Đa hồng cầu và ăn kém.

Bạn có cần kiểm tra đái tháo đường thai kỳ?

  • Tất cả các phụ nữ có thai cần được đánh giá nguy cơ bị đái tháo đường ở lần khám thai đầu tiên.
  • Chỉ định làm nghiệm pháp tăng Đường huyết tùy thuộc mức độ nguy cơ của sản phụ.

Bạn có cần kiểm tra đái tháo đường thai kỳ? 1

Kiểm tra đường huyết trong thời kỳ mang thai để phát hiện Đái tháo đường thai kỳ

Trường hợp có một trong các yếu tố nguy cơ dưới đây thì chỉ định làm nghiệm pháp tăng Đường huyết sớm hơn vào lần khám sản khoa đầu tiên của thai kỳ.

  • BMI >25 ( BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao(m)* Chiều cao(m))
  • Tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ ở lần có thai trước
  • Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường (Bố, mẹ, anh, chị ,em…)
  • Tiền sử đẻ con trên 4 kg
  • Đa ối
  • Cân nặng thai to hơn so với tuần tuổi của lần mang thai hiện tại
  • Có đường niệu

Nếu kết quả nghiệm pháp bình thường thì nên làm lại lần thứ 2 ở tuần 24-28 của thai kỳ.

Những trường hợp sản phụ không nằm ở nhóm nguy cơ trên sẽ được chỉ định làm nghiệm pháp tăng Đường huyết ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

Lưu ý trước khi làm nghiệm pháp tăng Đường huyết cho sản phụ?

  • Không làm nghiệm pháp khi đang bị bệnh cấp tính (nhiễm trùng tai mũi họng, tiết niệu, stress…)
  • Ba ngày trước ngày làm nghiệm pháp không ăn chế độ kiêng, cần thiết ăn chế độ ăn giàu carbonhydrat khoảng 150-200g/ngày ít nhất 3 ngày.
  • Không vận động quá sức trước ngày làm nghiệm pháp (tập thể dục)
  • Nghiệm pháp làm vào buổi sáng sớm sau khi bệnh nhân nhịn đói khoảng 8-14h (Nhịn ăn từ 20h tối trước ngày làm nghiệm pháp và đến phòng khám trước 8h sáng)
  • Thời gian tiến hành nghiệm pháp là 120 phút. Trong lúc làm nghiệm pháp sản phụ nghỉ ngơi tại chỗ, không được ăn.

Biện pháp điều trị đái tháo đường thai kỳ

Kiểm soát Đường huyết ổn định đóng vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ. Cần tuân thủ tốt chế độ ăn và luyện tập trong quá trình theo dõi và điều trị.

Thực phẩm thai phụ nên ăn

  • Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau khi ăn và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn. Ăn 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ.
  • Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua, sữa không béo, không đường
  • Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường máu: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt

Biện pháp điều trị đái tháo đường thai kỳ 1

Chế độ ăn đảm bảo giảm các loại đường hấp thu nhanh như đường sữa bánh kẹo, hoa quả ngọt. Các thức ăn dạng tinh bột cần hạn chế như cơm, xôi, bánh trưng… Chia nhỏ bữa ăn. Đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng nhiều chất xơ.

Thực phẩm thai phụ nên giảm ăn:

  • Giảm ăn các thực phẩm gây giảm đường: bánh kẹo, trái cây, kem, chè…
  • Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: khô, thịt nguội, mì gói, đồ hộp…
  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: da, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, phủ tạng ( tim, gan, ..)
  • Giảm uống bia rượu, nước ngọt, café, chè đặc, nước ép trái cây ngọt.

Biện pháp điều trị đái tháo đường thai kỳ 2

Tăng cường đi bộ sau ăn là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm tình trạng kháng Insulin đặc biệt ở những thai phụ béo phì trước mang thai. Cần hỏi ý kiến của các bác sỹ sản khoa trước khi luyện tập

Theo dõi đường huyết lúc đói và sau ăn 1h hoặc 2h. Điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập để đạt được mục tiêu Đường huyết lúc đói < 5,3 mmol/l, Đường huyết sau ăn 1h < 7,8 mmol/l, Đường huyết sau ăn 2h < 6,7 mmol/l.

Nếu Đường huyết không đạt được mục tiêu cần đến khám và tư vấn ngay Bs chuyên khoa nội tiết.

Nếu có chỉ định tiêm thuốc tăng trưởng thành phổi cần thiết phải nhập viện Chuyên khoa Nội tiết theo dõi chặt chẽ Đường huyết.

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

  • Cần kiểm tra, theo dõi sớm đái tháo đường thai kỳ đặc biệt ở người có yếu tố nguy cơ cao như kể trên
  • Tăng cường luyện tập và nên giữ cân nặng bình thường trước khi sinh.
  • Bổ sung đầy đủ các vi chất trước và ngay khi bắt đầu có thai đặc biệt là DHA và EPA đã được chứng minh trên lâm sàng giúp sản phụ giảm tình trạng kháng Insulin.

Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ 1

Một chế độ ăn giàu DHA và EPA giúp phòng ngừa tình trạng kháng Insulin

Cách theo dõi sau đẻ của sản phụ bị Đái tháo đường thai kỳ

  • Tất cả các bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ sau khi sinh và ĐTĐ ở phụ nữ có thai nên được:
  • Khuyến khích cho con bú. Khuyến cáo nên thay đổi lối sống để làm giảm đề kháng insulin, duy trì cân nặng bình thường…
  • Tránh dùng các thuốc làm tăng đề kháng insulin nếu có thể như glucocorticoid, acid Nicotinic…
  • Nên đi khám ngay nếu thấy có triệu chứng của tăng Đường huyết như khát nước, đái nhiều.
  • Cần làm test dung nạp glucose với 75g trong 2 giờ sau khi đẻ 6-12 tuần tại các cơ sở khám bệnh chuyên khoa. Nếu kết quả nghiệm pháp bình thường thì nên làm lại sau mỗi 3 năm.

Ngoài thực hiện chế độ ăn lành mạnh, bạn có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, giảm thiểu áp lực ăn uống cho mẹ. Đồng thời hàm lượng cao DHA, EPA trong thuốc PM Procare diamond còn giúp bạn kiểm soát đường huyết đáng kể. Cùng với tăng cường chế độ ăn, lúc này bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond là đủ.

PGS.TS.BS. Nguyễn Khoa Diệu Vân

Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Bạch Mai

Giảng viên Đại học Y Hà Nội

Procare - 02/12/2020
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Thực đơn và chế độ luyện tập cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ
  • Nguyên nhân Tiền sản giật
  • Những biến chứng thường gặp trong thai kỳ
  • Tiền sản giật – Bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ

32 Bình luận

  1. Phạm Thị Hiền bình luận

    02/10/2019 at 3:27 chiều

    Chào bác sỹ, cho em hỏi là em mang thai đang ở tuần 26. Làm xét nghiệm thai kì lúc đói là 4,7. Sau 1h là 11.3. Sau 2h là 11.6. Tình trạng của em như vậy có ảnh hưởng gì tới mẹ và con không ạ? Có phải khám ở viện nội tiết k ạ? Em đang rất lo lắng. Mong lời khuyên từ bac sỹ. Em cảm ơn ...[Xem thêm]

    Chào bác sỹ, cho em hỏi là em mang thai đang ở tuần 26. Làm xét nghiệm thai kì lúc đói là 4,7. Sau 1h là 11.3. Sau 2h là 11.6. Tình trạng của em như vậy có ảnh hưởng gì tới mẹ và con không ạ? Có phải khám ở viện nội tiết k ạ? Em đang rất lo lắng. Mong lời khuyên từ bac sỹ. Em cảm ơn rất nhiều ạ.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      03/10/2019 at 10:51 sáng

      Chào bạn Hiền, Chỉ số đường huyết của bạn cao hơn ngưỡng chứng tỏ bạn đang bị đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên chỉ số độ đường huyết như vậy bạn cũng chưa cần quá lo lắng. Nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để giúp ổn định đường huyết. Nên đi khám theo đúng hướng dẫn ...[Xem thêm]

      Chào bạn Hiền,
      Chỉ số đường huyết của bạn cao hơn ngưỡng chứng tỏ bạn đang bị đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên chỉ số độ đường huyết như vậy bạn cũng chưa cần quá lo lắng. Nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để giúp ổn định đường huyết. Nên đi khám theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
      Ngoài thực hiện chế độ ăn lành mạnh, bạn có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, giảm thiểu áp lực ăn uống cho mẹ. Đồng thời hàm lượng cao DHA, EPA trong thuốc PM Procare diamond còn giúp bạn kiểm soát đường huyết đáng kể. Cùng với tăng cường chế độ ăn, lúc này bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond là đủ.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

« Phản hồi cũ hơn
« 1 2 3 4

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Thiếu máu nhưng thừa sắt phải làm sao?
  • Mang thai cần bổ sung kẽm thế nào
  • Cơ thể có khả năng tự tăng cường đáp thải sắt dư thừa ra ngoài không?
  • Có nên kiêng quan hệ khi mới mang thai?
  • Bổ sung vitamin d cho trẻ như thế nào vào mùa thu đông?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời