0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý
Trang chủ Sản phẩm ĐIỂM BÁN
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
    • PM Procare Plus
  • Điểm bán

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
    • PM Procare Plus
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Những nguy hiểm khi thừa hoặc thiếu Vitamin A

Những nguy hiểm khi thừa hoặc thiếu Vitamin A

16 762 đã xem

Viết bình luận

Những nguy hiểm khi thừa hoặc thiếu Vitamin A 1

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu rất cần thiết cho sự phát triển, biệt hóa tế bào; tham gia chức năng thị giác, chức năng miễn dịch, sự tăng trưởng, chống Oxy hóa và sinh sản.

Mục lục

  • Các dạng vitamin A
  • Chức năng của Vitamin A
  • Ai có nguy cơ thiếu hụt vitamin A
  • Ảnh hưởng của tình trạng thiếu và thừa Vitamin A
    • Nguy cơ gây ra do thiếu Vitamin A:
    • Rủi ro khi sử dụng quá liều vitamin A:
  • Liều lượng vitamin A khuyên dùng
  • Các nguồn chứa vitamin A
  • Một số lưu ý khi bổ sung Vitamin A:

Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh khô mắt; đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ da và niêm mạc; tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Vitamin A quan trọng đối với sức khoẻ thị giác, chức năng miễn dịch và sự tăng trưởng và phát triển của bào thai. Thiếu Vitamin A là vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Phi và Đông Nam Á. Nó có thể gây suy yếu thị lực, làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong do nhiễm trùng ở trẻ em.

Các dạng vitamin A

Vitamin A là thuật ngữ được dùng để chỉ chất mang hoạt tính sinh học của Retinol. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất mà ở một vài dạng:

  • Retinol: dạng Vitamin A đã được hoạt hóa có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật
  • Carotene (tiền Vitamin A) tồn tại trong thực phẩm nguồn gốc thực vật, gồm ba loại là α,β,γ – caroten. Cung cấp dạng tiền Vitamin này, cơ thể cần có sự chuyển đổi từ caroten sang dạng hoạt động renitol để phát huy tác dụng sinh lý.

Chức năng của Vitamin A

  • Tham gia chức năng thị giác: sự có mặt của Vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.
  • Duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, biệt hóa tế bào
  • Đáp ứng miễn dịch: do hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, Vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người.
  • Tạo máu: Thiếu Vitamin A liên quan chặt chẽ với thiếu máu do thiếu sắt.
  • Tăng trưởng: Vitamin A đóng vai trò như một hormon trong điều chỉnh sự lớn và phát triển của các mô trong hệ cơ- xương.
  • Chống lão hóa: Vitamin A làm chậm quá trình lão hóa do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
  • Chống ung thư: Hoạt động kìm hãm các gốc tự do cũng dẫn tới ngăn chặn được một số bệnh ung thư. Nhưng lưu ý: Vitamin A trong dầu cá hay có nguồn gốc từ động vật không có tác dụng phòng ngừa ung thư, chỉ có thành phần tiền Vitamin A trong rau củ, trái cây mới có khả năng phòng bệnh.

Chức năng của Vitamin A 1

Vitamin A ở dạng tiền chất Beta caroten giúp giảm nguy cơ ung thư

Ai có nguy cơ thiếu hụt vitamin A

Hầu hết mọi người đều có đủ Vitamin A từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, có một số trường hợp có nguy cơ thiếu hụt Vitamin A hơn những người khác như:

  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân
  • Trẻ em dưới 3 tuổi: do trẻ đang lớn nhanh cần nhiều vitamin A và đây cũng là đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài,
  • Người suy dinh dưỡng nặng.
  • Phụ nữ cho con bú. Nếu chế độ ăn uống của mẹ thiếu vitamin A dẫn đến cung cấp vitamin A qua sữa cho con không đủ, kéo theo hệ quả là trẻ dễ bị thiếu vitamin A nhất là trong năm đầu. Trẻ không được bú mẹ, nguy cơ thiếu vitamin A càng cao.
  • Phụ nữ mang thai
  • Bệnh nhân xơ gan, suy tuyến giáp
  • Một số thuốc giảm cân cũng làm giảm khả năng hấp thu các vitamin tan trong chất béo của cơ thể như vitamin A, làm tăng nguy cơ thiếu hụt.

Ai có nguy cơ thiếu hụt vitamin A 1

Vitamin A quan trọng cho sự phát triển của tất cả các mô cơ, bao gồm da và tóc

Vitamin A dạng bổ sung thường được dùng cho những người gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất nên bổ sung vitamin A thông qua nguồn thực phẩm.

Ảnh hưởng của tình trạng thiếu và thừa Vitamin A

Nguy cơ gây ra do thiếu Vitamin A:

  • Bệnh về mắt: khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc thậm chí mù vĩnh viễn.
  • Thoái hóa, sừng hóa các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ của cở thể
  • Giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em
  • Trẻ chậm lớn, thiếu Vitamin A sớm ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học

Trẻ sơ sinh được sinh ra với dự trữ vitamin A thấp. Dự trữ này thường tăng gấp 60 lần trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Vì vậy, cần bổ sung đủ vitamin A cho mẹ từ khi mang thai và cho con bú để có đủ lượng Vitamin A trong sữa mẹ, đây là nguồn cung cấp vitamin A đầu tiên, an toàn và tốt nhất cho con.

Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với sự thiếu hụt vitamin A, đặc biệt sự nhạy cảm này cao nhất trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ do sự phát triển nhanh của bào thai và sự gia tăng về thể tích máu trong giai đoạn này.

Nguy cơ gây ra do thiếu Vitamin A: 1

Vitamin A rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai

Rủi ro khi sử dụng quá liều vitamin A:

Do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc đào thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước. Rất ít khi xảy ra tình trạng dự thừa Vitamin A nếu bổ sung qua thức ăn. Dư thừa thường xảy ra khi bổ sung Vitamin A ở dạng hoạt động bằng thuốc ở liều cao. Vitamin A dư thừa sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra các tác dụng không mong muốn như:

  • Các triệu chứng ngộ độc gan
  • Biến đổi xương, đau khớp, móng tay dễ gãy
  • Thay đổi thị lực, phù gai thị
  • Đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, mất tập trung, dễ cáu gắt
  • Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, giảm sự thèm ăn và khó tăng cân
  • Biến đổi da: Vàng da, khô, nứt, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, bong vảy, sung huyết…
  • Phồng thóp ở trẻ nhỏ
  • Sinh con dị tật

Rủi ro khi sử dụng quá liều vitamin A: 1

Nên bổ sung vitamin A từ nguồn thực phẩm sẽ an toàn hơn

Liều lượng vitamin A khuyên dùng

  • Lượng vitamin A cần dùng rất khác nhau, tùy theo độ tuổi và giới tính.
  • Vì vitamin A tồn tại dưới nhiều hình thức nên hàm lượng vitamin A trong thực phẩm thường được đo bằng một đơn vị được gọi là Tương đương tác dụng retinol (Retinol Activity Equivalents – RAE)

1mcg RAE = 1 RE retinol (vitamin A) = 1mcg Vitamin A = 2mcg Beta caroten

1 đơn vị quốc tế Vitamin A (IU) = 0,3 mcg Viamin A

Liều lượng vitamin A khuyên dùng 1

Bảng nhu cầu khuyến nghị Vitamin A (mcg RAE/ngày) năm 2016

Các nguồn chứa vitamin A

Retinol, một dạng vitamin A hoạt hóa, chỉ được tìm thấy trong các thực phẩm từ động vật. Gan là nơi dự trữ Vitamin A nên chứa thành phần renitol cao. Các chất béo thừ thịt, trứng cũng chứa một lượng Vitamin A đáng kể

 1

Carotene, tiền chất của Vitamin A có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh thẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác.

 1

Một số lưu ý khi bổ sung Vitamin A:

Vitamin A dễ dàng bổ sung từ nguồn thực phẩm và nếu dùng quá liều có thể gây sinh con quái thai cho nên các bác sỹ thường rất thận trọng khi cân nhắc dùng Vitamin A cho bà bầu.

Nguy cơ ngộ độc vitamin A cao nhất là với các chế phẩm bổ sung trực tiếp vitamin A. Với các chế phẩm bổ sung trực tiếp Vitamin A dạng hoạt động cần lưu ý bổ sung ở mức vừa đủ theo khuyến cáo, bởi dư thừa Vitamin A sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra các tác hại nghiêm trọng tới tới sức khỏe.

Beta-carotene và các carotene khác thì không như retinol, vì chúng chỉ chuyển thành vitamin A khi cơ thể có nhu cầu về vitamin A. Mức độ biến đổi phụ thuộc vào tình trạng vitamin A mà cơ thể hiện có.

Carotene thường được cho là an toàn vì không liên quan tới các phản ứng có hại cho sức khỏe. khi cung cấp dư thừa Carotene sẽ gây nên hiện tượng vàng da. Nhưng ngưng sử dụng một thời gian, hiện tượng này sẽ biến mất.

Một số loại thuốc như: neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A nên lưu ý không sử dụng đồng thời với nhau.

Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.

Những người dùng isotretinoin, retinol, topical tretinoin hoặc roaccutane để điều trị mụn trứng cá nên cẩn thận để không ăn quá nhiều vitamin A, và tránh các loại thuốc bổ sung vitamin A vì sẽ gây ra tác hại như việc sử dụng vitamin A liều cao trong thời gian dài.

Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ nhiều hơn mức vitamin A được khuyến cáo vì retinol có liên quan đến dị tật thai nhi. Vì thế, các sản phẩm thuốc bổ bà bầu có uy tín thường bổ sung vitamin A dưới dạng beta-caroten là dạng tự nhiên, an toàn hơn. Một lượng retinol trong các sản phẩm từ thịt tương đương với 12 lần lượng beta-caroten có trong các thức ăn từ thực vật.

Liều Vitamin A khuyến cáo cho phụ nữ Việt Nam mang thai hàng ngày (bổ sung từ tất cả các nguồn) là khoảng 650-750mcg RAE tương đương với khoảng 1300 – 1500mcg Beta caroten. Ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu nên sử dụng thuốc bổ sung cung cấp khoảng 1mg Betacaroten (= 1000mcg Beta caroten) đáp ứng 65% – 75% nhu cầu Vitamin A hàng ngày của phụ nữ mang thai. Phần còn lại bạn có thể dễ dàng cung cấp đủ từ rất nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như thịt, cá, trứng… các loại rau củ quả có màu đỏ như cà rốt, bí đỏ…

Theo Procarevn

Procare - 24/02/2021
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Tại sao Vitamin tổng hợp cho bà bầu lại quan trọng?
  • Thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
  • Biện pháp chống còi xương cho trẻ
  • Thực đơn các món ăn bổ dưỡng, ngon miệng cho bà bầu

110 Bình luận

  1. Nguyễn Vũ Trường Giang bình luận

    21/05/2019 at 11:19 sáng

    Chị 2 em bị thai lưu .. Vậy có bổ sung acid folic được ko ? Khoảng bao lâu nữa mới mang thai lại được ạ .. Em cảm ơn

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      22/05/2019 at 10:35 sáng

      Chào bạn Trường Giang, Có nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai lưu mà không tìm thấy nguyên nhân cụ thể. Cho dù nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu là gì thì tiền sử thai lưu là vấn đề cần hết sức lưu ý và thận trong lần mang thai tới. Sau khi đã lấy thai lưu ra rồi, người ...[Xem thêm]

      Chào bạn Trường Giang,
      Có nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai lưu mà không tìm thấy nguyên nhân cụ thể. Cho dù nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu là gì thì tiền sử thai lưu là vấn đề cần hết sức lưu ý và thận trong lần mang thai tới.
      Sau khi đã lấy thai lưu ra rồi, người mẹ cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Khi cảm thấy trong người khỏe mạnh, tư tưởng đã thoải mái, kinh nguyệt trơi lại bình thường là bạn có thể có thai lại.
      Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ sắp tới, ngoài việc thực hiện thăm khám, tiêm phòng đầy đủ từ trước khi mang thai thì việc thực hiện một chế độ ăn đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm là cần thiết. Ngoài ra, để cơ thể mạnh khỏe, mau phục hồi và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới thì bổ sung thêm thuốc bổ mỗi ngày, đặc biệt là acid folic, sắt, DHA, EPA… là điều cần thực hiện.
      Để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, ngoài tăng cường chế độ ăn, hai vợ chồng có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp:
      – DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cáv tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. Với hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể để tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp sự linh hoạt của tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai; hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
      – Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bổ sung đủ từ trước khi mang thai, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,… Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng.
      – 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
      – kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
      – Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
      – Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
      – I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
      – các Vitamin và khoáng chất khác
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, sớm có tin vui,

  2. Nguyễn Thị Đào bình luận

    01/10/2019 at 3:34 chiều

    e k biết m có thai đã sử dụng vtm a

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      04/10/2019 at 2:19 chiều

      Chào bạn Đào, Việc sử dụng Vitamin A liều cao hơn khuyến cáo trong thời gian mang thai không được khuyến khích. Bởi dư thừa Vitamin A, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai kỳ của bạn và sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, nếu đã lỡ dùng Vitamin A liều cao trong thời gian ...[Xem thêm]

      Chào bạn Đào,
      Việc sử dụng Vitamin A liều cao hơn khuyến cáo trong thời gian mang thai không được khuyến khích. Bởi dư thừa Vitamin A, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai kỳ của bạn và sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, nếu đã lỡ dùng Vitamin A liều cao trong thời gian mang thai thì bạn cần thực hiện thăm khám theo sát thai kỳ của mình qua các lần kiểm tra của bác sĩ. Chia sẻ với bác sĩ về việc dùng thuốc của mình để nhận được lời khuyên phù hợp và hỗ trợ kịp thời nếu cần. Để bổ sung Vitamin A, mẹ bầu nên chọn sản phẩm cung cấp dưới dạng tiền chất Betacaroten như trong viên thuốc bổ PM Procare sẽ an toàn hơn.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  3. Lê thị hải bình luận

    30/05/2020 at 12:31 chiều

    Mình lỡ uống vitamin A. Thai nhi 24 tuâng có bị làm sao không

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      04/06/2020 at 3:49 chiều

      Chào bạn Hải, Vitamin A là dưỡng chất mẹ vẫn cần cung cấp hàng ngày, không thể thiếu cho một thai kỳ khỏe mạnh. Việc bổ sung Vitamin A là đáng lo ngại nếu bạn bổ sung liều cao hơn so với nhu cầu hàng ngày. Không rõ bạn đã uống Vitamin A ở liều lượng bao nhiêu? Thời gian dùng như thế nào?

      Chào bạn Hải,
      Vitamin A là dưỡng chất mẹ vẫn cần cung cấp hàng ngày, không thể thiếu cho một thai kỳ khỏe mạnh.
      Việc bổ sung Vitamin A là đáng lo ngại nếu bạn bổ sung liều cao hơn so với nhu cầu hàng ngày. Không rõ bạn đã uống Vitamin A ở liều lượng bao nhiêu? Thời gian dùng như thế nào?

  4. Thủy bình luận

    14/08/2020 at 1:40 chiều

    Thiếu vitamin A tác hại như thế nào ạ

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      14/08/2020 at 2:08 chiều

      Chào bạn Thủy, Bài viết trên đã chỉ ra những tác hại điển hình khi thiếu Vitamin A như: – Bệnh về mắt: khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc thậm chí mù vĩnh viễn. – Thoái hóa, sừng hóa các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ của cở thể – Giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ ...[Xem thêm]

      Chào bạn Thủy,
      Bài viết trên đã chỉ ra những tác hại điển hình khi thiếu Vitamin A như:
      – Bệnh về mắt: khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc thậm chí mù vĩnh viễn.
      – Thoái hóa, sừng hóa các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ của cở thể
      – Giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em
      – Trẻ chậm lớn, thiếu Vitamin A sớm ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học
      – Trẻ sơ sinh được sinh ra với dự trữ vitamin A thấp. Dự trữ này thường tăng gấp 60 lần trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Vì vậy, cần bổ sung đủ vitamin A cho mẹ từ khi mang thai và cho con bú để có đủ lượng Vitamin A trong sữa mẹ, đây là nguồn cung cấp vitamin A đầu tiên, an toàn và tốt nhất cho con.

      Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với sự thiếu hụt vitamin A, đặc biệt sự nhạy cảm này cao nhất trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ do sự phát triển nhanh của bào thai và sự gia tăng về thể tích máu trong giai đoạn này. Chính vì vậy, luôn cần đảm bảo cung cấp đủ Vitamin A hàng ngày.

      Để an toàn, không gặp phải các tác dụng phụ do dư thừa thì nên chọn sản phẩm cung cấp Vitamin A dưới dạng tiền chất Betacaroten mẹ nhé!

      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

« Phản hồi cũ hơn
« 1 … 9 10 11

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Thiếu máu nhưng thừa sắt phải làm sao?
  • Mang thai cần bổ sung kẽm thế nào
  • Cơ thể có khả năng tự tăng cường đáp thải sắt dư thừa ra ngoài không?
  • Có nên kiêng quan hệ khi mới mang thai?
  • Bổ sung vitamin d cho trẻ như thế nào vào mùa thu đông?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

↑