Beta caroten là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, giúp phát triển trí tuệ ở trẻ… Đặc biệt, beta caroten rất quan trọng với phụ nữ mang thai vì nhu cầu phát triển nhanh của bào thai và sự gia tăng về thể tích máu trong giai đoạn này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung beta caroten cho phù hợp.
Mục lục
Beta caroten là gì?
Beta caroten (β-caroten) thuộc nhóm hơn 600 carotenoit tồn tại trong tự nhiên. Carotenoid là những chất có màu vàng, cam và hơi pha đỏ, được tổng hợp tự nhiên trong một số loài thực vật như cà rốt, khoai lang, đậu Hà Lan… Beta caroten không hề xuất hiện trong động vật cũng như các thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Beta caroten còn được gọi là provitamin A, là tiền chất để tổng hợp vitamin A – một loại vitamin rất cần thiết cho mắt. Beta caroten được xem là tiền thân tốt nhất của vitamin A trong các loại carotenoid. Đây cũng là một nguồn bổ sung tốt vitamin A cho những người ăn thuần chay.
Theo các nghiên cứu gần đây, khi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ được chuyển thành vitamin A (theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24: 1 đối với rau xanh).
Beta caroten tuy là tiền chất của vitamin A nhưng nó không chỉ có vai trò như những gì mà vitamin A có. Nó còn sở hữu những hoạt dụng sinh học rộng rãi khác, độc lập với loại vitamin thân thuộc này. Vai trò của sắc tố Beta caroten đối với sức khoẻ con người đã được chứng minh bởi nhiều nhóm nhà khoa học.
Tác dụng của beta caroten
Beta caroten là chất chống oxy hoá sinh học, bảo vệ tế bào và mô khỏi tác hại của gốc tự do, vì vậy có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Beta caroten còn có tác dụng phối hợp với các chất chống oxi hoá khác như vitamin C và E để giảm các nguy cơ nhiễm trùng, kích thích các tế bào miễn dịch.
Beta caroten giúp làm sạch những nguyên tử ôxy tự do đang dư thừa điện tử trong da. Đây là những nguyên tử được hình thành ở da khi da bị phá huỷ bởi tia cực tím, làm da bị lão hoá, nhăn nhúm, thô ráp, xù xì, không khoẻ mạnh. Beta caroten làm giảm những tác hại này do nó làm hết những gốc điện tử tự do, giúp làm chậm quá trình lão hoá giảm tác hại của ánh sáng mặt trời.
Thêm vào đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Beta caroten có khả năng tăng cường thị giác như giúp tạo thành rhodopsin – sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt, giúp võng mạc nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu sáng, và có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hoá điểm vàng, qua đó giảm nguy cơ mù loà.
Một tác dụng khác của Beta caroten là giảm thiểu các bệnh về tim mạch – một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người. Bệnh tim mạch được hình thành do sự tích lũy quá nhiều sản phẩm oxy hóa, đặc biệt là quá trình oxy hóa lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) do ROS, dẫn đến hình thành các mảng bám trên thành mạch gây xơ vữa thành mạch. Khi ấy, Beta caroten được vận chuyển trong các lipoprotein tỷ trọng thấp thông qua đó có thể trực tiếp ức chế quá trình oxy hóa của LDL.
Mặc dù có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ, song bản thân cơ thể con người lại không tự tổng hợp được Beta caroten mà phải đưa vào nhờ thực phẩm.
Beta carotene có thể dùng để chữa các bệnh
- Xơ nang
- Bệnh tiêu chảy
- Các bệnh mãn tính
- Bệnh gan, tuyến tụy
- Vấn đề về hấp thu chất dinh dưỡng
- Bệnh về vú, dạ dày, buồng trứng, tuyến tiền liệt
- Ung thư đại trực tràng
- Bệnh hen suyễn do vận động
- Viêm xương khớp
- Cháy nắng
- Loạn sản cổ tử cung
- Tăng huyết áp
- Beta carotene được dùng cho các sản phụ bị thiếu chất dinh dưỡng nhằm giảm nguy cơ tử vong cũng như tiêu chảy và sốt sau khi sinh.
Beta caroten có tác dụng như vitamin A
Là tiền vitamin A nên beta caroten khi được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A cũng sẽ mang đầy đủ vai trò, chức năng của vitamin A như:
Tham gia chức năng thị giác: sự có mặt của Vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.
Duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, biệt hóa tế bào
Đáp ứng miễn dịch: do hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, Vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người.
Tạo máu: Thiếu Vitamin A liên quan chặt chẽ với thiếu máu do thiếu sắt.
Tăng trưởng: Vitamin A đóng vai trò như một hormone trong điều chỉnh sự lớn và phát triển của các mô trong hệ cơ- xương.
Chống lão hóa: Vitamin A làm chậm quá trình lão hóa do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
Chống ung thư: Hoạt động kìm hãm các gốc tự do cũng dẫn tới ngăn chặn được một số bệnh ung thư. Nhưng lưu ý: Vitamin A trong dầu cá hay có nguồn gốc từ động vật không có tác dụng phòng ngừa ung thư, chỉ có thành phần tiền Vitamin A trong rau củ, trái cây mới có khả năng phòng bệnh.
Tác hại của việc thiếu beta caroten?
Sự có mặt của beta caroten sẽ giúp phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A. Nguy cơ gây ra do thiếu hụt vitamin A bao gồm:
Bệnh về mắt: khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc thậm chí mù vĩnh viễn.
Thoái hóa, sừng hóa các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ của cơ thể.
Da dễ bị tổn thương hơn bởi ánh nắng mặt trời.
Giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em
Trẻ chậm lớn, thiếu Vitamin A sớm ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học.
Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với sự thiếu hụt vitamin A, đặc biệt sự nhạy cảm này cao nhất trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ do sự phát triển nhanh của bào thai và sự gia tăng về thể tích máu trong giai đoạn này. Xem thêm thông tin: 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?
Cần bổ sung bao nhiêu beta caroten một ngày?
Do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc đào thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước. Dư thừa thường xảy ra khi bổ sung Vitamin A ở dạng hoạt động bằng thuốc ở liều cao. Vitamin A dư thừa sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra các tác dụng không mong muốn như: ngộ độc gan, biến đổi xương, phù gai thị lực, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, vàng da, phồng thóp ở trẻ nhỏ, sinh con dị tật…
Liều Vitamin A khuyến cáo cho phụ nữ Việt Nam mang thai hàng ngày (bổ sung từ tất cả các nguồn) là khoảng 650 – 750 mcg Vitamin A, khoảng 2000 IU, tương đương với khoảng 1300 – 1500 mcg Beta caroten.
Beta-carotene chỉ chuyển thành vitamin A khi cơ thể có nhu cầu về vitamin A. Mức độ biến đổi phụ thuộc vào tình trạng vitamin A mà cơ thể hiện có. Carotene thường được cho là an toàn vì không liên quan tới các phản ứng có hại cho sức khỏe. Khi cung cấp dư thừa Carotene sẽ gây nên hiện tượng vàng da. Chúng ta có thể gặp tình trạng này khi chúng ta bổ sung vượt ngưỡng 200mg beta caroten trong một ngày. Nhưng ngưng sử dụng một thời gian, hiện tượng này sẽ biến mất. Vì vậy, người ta thường bổ sung vitamin A dưới dạng beta-caroten là dạng tự nhiên, an toàn hơn, ít bị nguy cơ quá liều.
Thông tin liên quan: Bổ sung DHA cho bà bầu
Bổ sung beta caroten bằng cách nào ?
Thực phẩm chứa nhiều beta caroten nhất
Beta caroten xuất hiện nhiều trong thực vật. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A (Beta-Caroten) như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác.
Nên muốn có nhiều beta caroten thì chúng ta cần tích cực sử dụng rau, củ, quả. Cụ thể:
ß-caroten tập trung nhiều trong các loại trái cây và rau có màu đỏ, cam hoặc vàng:
|
Các loại thực phẩm củ quả sau đây rất giàu ß-caroten – vẫn là nhóm màu vàng cam:
|
Các loại rau lá xanh đậm sau cũng có chứa ß-caroten với hàm lượng cao:
|
Bổ sung như nào để ß-caroten được hấp thụ nhiều nhất?
Chỉ có một điều lưu ý, beta caroten được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Nó rất cần có sự hỗ trợ của dầu, mỡ hoặc chất béo. Nó cũng cần có sự tham gia của mật nên trong khi bổ sung những thực phẩm này chúng ta nên lưu ý tới những điểm riêng đó. Tốt nhất là chúng ta nên chế biến thành các món xào, nấu có dầu thì lượng beta caroten sẽ được hấp thu tối đa. Chẳng hạn như khoai lang chiên, canh rau ngót sẽ hấp thụ tốt hơn khoai lang luộc, rau ngọt luộc.
Bạn có thể tham khảo thông tin về hàm lượng:
- 100 gram cà rốt nấu chín cung cấp 8,279 microgam beta caroten.
- 100 gram khoai lang luộc chứa 9,406 mcg beta caroten.
Tham khảo: https://www.healthline.com/health/beta-carotene-benefits
a giao bình luận
xin giá carotenoid
Procarevn.vn bình luận