Acid folic là dạng hòa tan trong nước của vitamin B9 đây là một trong những vitamin cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Thiếu acid folic để lại những hậu quả gì và tầm quan trọng của acid folicvới bà bầu như thế nào, mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Acid folic là gì?
Acid folic ( folate ) hay còn gọi là vitamin B9 , đây là một loại vitamin rất quan trọng cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người, giúp tổng hợp ADN và cũng là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh.
Tầm quan trọng của Acid folic
Axít folic là vitamin đặc biệt cần thiết cho tất cả các phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong quá trình khi mang thai. Để có một thai nhi khỏe mạnh thì trong khoảng thời gian trước và ngay sau khi thụ thai, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ acid folic, để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi mà bạn không thể ngờ tới .
Tại sao uống bổ sung axit folic khi mang thai là một việc làm ưu tiên hàng đầu? Bởi vì đây là thời điểm cơ thể của phụ nữ mang thai đang thay đổi nhanh chóng. Tử cung được mở rộng và em bé đang phát triển với một tốc độ nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bổ sung acid folic bằng thực phẩm thì sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể phụ nữ có thai, chính vì vậy giai đoạn này các bác sĩ luôn khuyến cáo bà bầu uống bổ sung acid folic cho cơ thể ngay sau khi xác nhận việc mang thai.
Bổ sung đầy đủ acid folic sẽ giúp ngăn chăn các nguy cơ dị tật bẩm sinh, khuyết tật về ống thần kinh, nứt đốt sống ( là tình trạng lớp bao mọc xung quanh tủy sống của thai nhi không đóng đúng cách. Nó để lại một khoảng trống ở giữa, khiến cho bào thai dễ bị một tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Nó cũng thể dẫn đến tê liệt trong một số trường hợp.) và thiếu máu não, đây là những khuyết tật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của bào thai.
Ngoài ra, giai đoạn đầu của thai kỳ nếu bà bầu thiếu acid folic thì bào thai còn có nguy cơ thiếu một phần não khi một phần lớn của bộ não, hộp sọ và da đầu bị thiếu.Acid folic còn giúp cho việc tạọ hồng cầu bình thường và ngăn ngừa một số loại bệnh thiếu máu.
Axit folic rất quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ, giúp giảm nguy cơ sinh non, và thiếu máu. Sự hình thành của các tế bào hồng cầu cũng phụ thuộc vào mức độ lành mạnh của axit folic trong máu người mẹ.
Việc thiếu axit folic làm chậm quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế bào, ảnh hưởng đến các khu vực có sự tái tạo tế bào nhanh như ở tủy xương. Sự thiếu hụt axit folic làm chậm sự tổng hợp ADN, trong khi đó là không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ARN và protein, khiến tạo ra nhiều các tế bào hồng cầu lớn trong máu, gọi là nguyên hồng cầu to, gây ra sự thiếu hồng cầu bình thường và chứng bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to.
Hậu quả của thiếu hụt acid folic với phụ nữ mang thai
Hậu quả trên trẻ sơ sinh từ việc bổ sung thiếu acid folic cho bà bầu
- Thiếu máu hồng cầu khổng lồ
- Nguy cơ sẩy thai cao
- Sinh non, sinh con nhẹ cân
- Khuyết tật của ống thần kinh của thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).
Vì ống thần kinh của thai nhi được hình thành trong 4 tuần đầu của thai kỳ, nên việc bổ sung acid folic phải được thực hiện ngay từ khi có ý định mang thai cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bổ sung acid folic giúp giảm được từ 50 – 70% các dị tật do khiếm khuyết ống thần kinh gây ra.
Hàm lượng acid folic đủ cho bà bầu
Nhu cầu trung bình 3mcg/kg trọng lượng cơ thể đáp ứng được cho nhu cầu người trưởng thành, tương đương 180 – 200mcg/ngày.
Ở người trưởng thành cần 180-200mcg acid folic mỗi ngày, nhưng trong giai đoạn mang thai nhu cầu bổ sung tăng lên, bà bầu cần khoảng 400mcg/ngày để đáp ứng: sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Cần cho tổng hợp nhân tế bào acid deoxyribo nucleic (ADN), acid ribo nucleic (ARN), và protein; hình thành nhau thai; số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng; tăng trưởng của bào thai; và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.
Liều lượng sử dụng axit folic trong thai kỳ
Axit folic tuy không thể thiếu trong thành phần dinh dưỡng của bà bầu nhưng việc dùng quá liều sẽ gây những phản ứng ngược gây hại cho sức khỏe. Thừa axit folic sẽ kiến các tế báo mới tăng trưởng quá nhanh có thể dân đến thoái hóa tủy sống, đặc biệt với những người có khối u, thừa axit folic sẽ làm cho khối u phát triển nhanh hơn.
Đối với mẹ bầu thừa axit folic có thể đối mặt với chứng ngứa, nổi ban mề đay và rối loạn tiêu hóa, gặp trường hợp này mẹ bầu cần nhanh chóng uống nước nhiều để đào thải bớt lượng axit folic dư thừa ra khỏi cơ thể.
Các bác sĩ khuyến cáo hàm lượng axit folic cần bổ sung như sau, tùy theo thể trạng của mỗi người mà bổ sung lượng axit folic phù hợp.
- Đối với pụ nữ đang chuẩn bị mang thai nên dùng 400 microgram axit folic mỗi ngày.
- Phụ nữ có thai nên dùng 500mcg – 600 mcg acid folic mỗi ngày bao gồm cả trong viên uống tổng hợp và trong thức ăn….
- Phụ nữ cho con bú nên uống hằng ngày 500 microgram.
Trường hợp nếu các mẹ có tiền sử sinh con bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay thiếu một phần não, và dự định sinh thêm con, nên hỏi bác sĩ trước khi uống. Thông thường những trường hợp này cần sử dụng acid folic liều cao theo từng trường hợp cụ thể.
Khi nào cần bổ sung đủ acid folic?
Các bác sỹ sản khoa và bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo, tất cả những phụ nữ có dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Tuy nhiên, do thường phát hiện có thai mới bắt đầu bổ sung acid folic thì đã tương đối chậm. Nhất thiết lúc này nồng độ acid folic phải đảm bảo đủ cao vào thời điểm mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai.
Những phụ nữ nào dễ bị ảnh hưởng của thiếu acid folic?
Tất cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra những em bé bị nứt đốt sống, não úng thủy bất kể họ bao nhiêu tuổi, họ có con lần đầu hay đã có nhiều con khỏe mạnh, ngay cả khi sức khỏe của chính bà mẹ rất tốt. Vì vậy, bà bầu nào cũng phải tuân thủ bổ sung đầy đủ acid folic. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải theo chế độ bổ sung acid folic chặt chẽ như sau:
- Tình trạng dinh dưỡng kém, sụt cân, ăn ít, khẩu phần ăn không cân đổi, nghèo vi chất dinh dưỡng.
- Mẹ bầu có giai đoạn không ăn được do mệt mỏi, lo lắng, hoặc chán ăn, do ốm nghén
- Phụ nữ mới sảy thai, hay thai chết lưu.
- Phụ nữ làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh trầm trọng.
- Phụ nữ đẻ dày, đẻ nhiều con, có thể để lại hậu quả tình trạng dinh dưỡng kém, do vậy rất cần bổ sung đầy đủ acid folic trước khi thụ thai.
- Phụ nữ có tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh.
- Phụ nữ nghiện rượu hay thuốc lá.
Làm sao để đảm bảo đủ lượng acid folic cho bà bầu?
Có rất nhiều cách bổ sung acid folic cho bà bầu như bổ sung bằng thực phẩm hoặc viên uống tổng hợp. Nếu bổ sung bằng thực phẩm thì Acid folic có nhiều trong rau lá xanh như: súp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt. Đặc biệt, acid folic có nhiều trong gan gia súc và gia cầm…
Bà bầu cần bổ sung thực phẩm giàu acid folic
Ngoài việc tăng cường dùng các loại thực phẩm bổ sung acid folic tự nhiên như trên, mẹ bầu cũng có thể dùng viên bổ sung acid folic. Bổ sung bằng dạng thuốc uống với liều 400mcg acid folic/ngày trước khi mang thai ít nhất là 1 – 3 tháng, và uống acid folic kèm với sắt từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn viên uống bổ sung acid folic: 400mcg – 500mcg cho hầu hết các trường hợp.
Bạn cũng cần lưu ý là acid folic rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao nhất là trong quá trình chế biến. Vì vậy để giữ được lượng axit folic tự nhiên trong thực phẩm thì khi chế biến, mẹ bầu không nên ngâm, rửa quá lâu và không nên nấu quá lâu để tránh thất thoát thành phần acid folic.
Qua bài viết trên bạn có thể thấy tầm quan trọng của bổ sung acid folic cho bà bầu, vì sức khỏe của bạn chính là sức khỏe của em bé. Hãy chuẩn bị những gì tốt nhất khi mang thai để con bạn được đón chào những điều tốt đẹp nhất.
DS. Hồng Vân
Thư bình luận
Tư vấn giúp mình sản phẩm procare
Procarevn.vn bình luận
Chào bạn Thư,
Bạn vui lòng để ý điện thoại, nhân viên tư vấn sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Thân,