Khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng từ sinh hoạt tới ăn uống. Tỉ lệ sảy thai trong giai đoạn 3 tháng đầu chiếm tới 80%. Việc theo dõi cơ thể trong 3 tháng đầu tiên là vô cùng quan trọng, bất cứ khi nào nhận thấy những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần sớm thông báo với bác sĩ và tới bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
Dưới đây là những dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu cần chú ý:
1. Ngứa vùng kín khi mang thai
Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể nhận thấy âm đạo của mình ẩm ướt hơn, có thể ra khí hư nhiều hơn. Trong trường hợp dịch ra quá nhiều, có mùi hôi, gây ngứa ngáy, đau rát thì có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng vùng kính hoặc mẹ bị mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Vấn đề này cần được điều trị dứt điểm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
2. Ra máu bất thường
Một trong những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu chính là ra máu bất thường. Có tới 30% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu và 50% trong số đó phải đối diện với nguy cơ sảy thai cao.
Nếu chỉ có một vài đốm máu nhỏ ở đáy quần thì tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu máu chảy liên tục nhiều hơn 2 giờ đồng hồ, máu có màu đỏ tươi chắc chắn là triệu chứng cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm. Đó có thể là:
- Dọa sảy thai khi ra máu nhiều kèm hiện tượng chuột rút
- Mang thai ngoài tử cung khi máu ra nhiều kèm hiện tượng đau bụng dữ dội
3. Nôn ói nhiều mất kiểm soát
Hầu hết các mẹ bầu đều gặp tình trạng buồn nôn, nôn do ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ, mức độ nặng nhẹ tùy mỗi người. Thông thường ốm nghén sẽ bớt dần sau thời gian 3 tháng, tuy nhiên cảm giác buồn nôn thì vẫn còn có thể theo mẹ đến tận cuối thai kỳ. Việc ốm nghén này không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, ngược lại còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có sự phản ứng, thích ứng với những thay đổi hormone.
Hiện tượng này được coi là bất thường và đáng lo ngại khi bà bầu nôn quá nhiều, nôn liên tục. Tình trạng này kéo dài dễ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, mất nước, tụt cân, mất cân bằng điện giải. Vì vậy, khi bị nôn quá nhiều mất kiểm soát, mẹ bầu cần sớm tới cơ sở y tế thăm khám để được theo dõi và điều trị kịp thời.
4. Sốt cao
Thân nhiệt phụ nữ khi mang thai thường cao hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu sốt cao hơn 38 độ thì có thể xem đây là dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân gây sốt phổ biến là do bệnh nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.
Sốt cao kèm phát ban, đau khớp là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này cực nguy hiểm, chúng có thể gây điếc bẩm sinh ở thai nhi.
Khi nhận thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao, mẹ bầu cần sớm dùng cặp nhiệt độ kiểm tra, sau đó báo với bác sĩ và di chuyển tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
5. Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên
Ốm nghén gây ra hoa mắt, chóng mặt, nhưng nếu quá thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Nếu bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần đứng lên, ngồi xuống cũng đã cảm thấy chóng mặt, nên đi khám để bảo đảm an toàn cho bản thân lẫn thai nhi.
6. Đau đầu, sưng phù cơ thể
Đau đầu nhẹ hoặc đau nửa đầu khi mang thai có thể xuất hiện ở nhiều bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Tình trạng này không mấy lo ngại, kể cả sưng phù do cơ thể bị giữ nước. Tuy nhiên, nếu đột nhiên mẹ bầu cảm thấy đau đầu dữ dội, ăn uống kém, mặt và tay chân sưng bất thường, đây có thể là biểu hiện của tiền sản giật.
Bạn cần sớm tới bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
7. Đi tiểu bị đau buốt hoặc ra máu
Tiểu buốt, tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được điều trị dứt điểm trong 3 tháng đầu mang thai sẽ dẫn tới nguy cơ sinh non. Mẹ bầu cần lưu ý dấu hiệu này.
8. Chuột rút quá mức
Trong thời gian mang thai, bao gồm 3 tháng đầu, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng chuột rút do lưu lượng tuần hoàn máu kém. Nếu triệu chứng ngày kéo dài và có xu hướng trầm trọng, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu của thai yếu.
9. Đau lưng dữ dội
Khi thai nhi phát triển cũng đồng thời tạo ra áp lực lên vùng cột sống và lưng dưới. Khi đó mẹ bầu sẽ thường cảm thấy đau lưng, mỏi lưng, triệu chứng này khá phiền toái và khó chịu.
Trong trường hợp cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần ề phía lưng thì có thể là triệu chứng cảnh báo thai của bạn đang không khỏe. Mẹ bầu cần tìm tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và thăm khám khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này.
10.Thiếu hoặc không có tim thai
Tim thai nhi bắt đầu đập vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng phải từ tuần thứ 10 thì việc nhận biết tim thai mới dễ dàng hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành có phương pháp thích hợp để theo dõi tim thai nhi. Trong nhiều trường hợp do thai nhi thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề về nhau thai việc đo nhịp tim thai bị thất bạn. Khi đó bác sĩ có thể gợi ý mẹ bầu đo tim thai vào lần khám tiếp theo.
Nếu tim thai không đập, đập yếu có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu.
11. Thai nhi phát triển chậm trong tử cung (IUGR)
Mẹ bầu gặp phải tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) sẽ có các triệu chứng như khó thở, lượng đường trong máu tăng, nhiệt độ cơ thể… Đây cũng là dấu hiệu thai yếu khá rõ ràng, kích thước em bé trong bụng nhỏ hơn 10% so với tuổi thai.
Nguyên nhân có thể đến từ những bất thường của nhau thai, ngăn cản bé nhận chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra còn một số vấn đề khác liên quan đến thận, thiếu máu và mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
12. Nhau thai thay đổi vị trí
Tình trạng nhau thai đổi vị trí cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thai yếu. Nếu nhau thai bong khỏi tử cung sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Do vậy, mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra vị trí của nhau thai.
13. Bề cao tử cung không đạt
Chiều cao của tử cung trong thai kỳ giúp đánh giá thai nhi trong tử cung có phát triển bình thường hay không. Bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung để biết được chiều cao của cổ tử cung. Sau tuần 16, độ dài của bề cao tử cung sẽ trùng với tuổi thai.
Trường hợp bề cao tử cung không đạt cho thấy thai kỳ của bạn đang gặp vấn đề mà nguyên nhân có thể quá nhiều – quá ít nước ối, thai ngôi mông. Điều này cho thấy thai nhi có thể không phát triển đúng chuẩn cũng như trở thành dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu tâm.
Lời khuyên để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu gặp bất kỳ thay đổi bất thường nào của cơ thể thì cần tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, để thai kỳ được khỏe mạnh, mẹ cần:
- Xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ như sắt, canxi, axit folic, dha, vitamin B1, magie…
- Không ăn đồ tái sống, lên men, đồ dễ gây co bóp tử cung, ngộ độc…
- Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
- Nghỉ ngơi và vận động hợp lý, tránh làm việc quá sức, vận động mạnh.
- Không thức khuya
- Khám thai đầy đủ theo lịch của bác sĩ chỉ định
- Quan tâm đến biểu hiện cơ thể, quan sát cử động thai nhi hàng ngày để nhanh chóng phát hiện bất thường;
- Những người mẹ có nguy cơ trước đó cần phải trao đổi với bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm để có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời trong mọi tình huống xấu nhất.