Omega-3: DHA (130mg), EPA (30mg)
DHA cần thiết cho quá trình phát triển của não bộ (sự nhận thức, phát triển vận động, học tập và hành vi, khả năng hiểu biết, sự tập trung, khả năng xử lý hình ảnh). DHA và EPA cùng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ miễn dịch (làm giảm nguy cơ mắc dị ứng và các vấn đề về miễn dịch). Lượng DHA và EPA được tích lũy trong cơ thể em bào thai và em bé càng nhiều thì khả năng phát triển tư duy của em bé sau này càng cao. Ngoài ra, DHA và EPA cũng giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa được các chứng bệnh thường gặp khi mang thai như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sản giật.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy bổ sung lượng DHA cao hơn (>130mg/ngày) có thể tăng cường nhiều mặt như khả năng nhận thức, phát triển vận động và xử lý. Lượng DHA được khuyến nghị là tối thiểu 200mg/ngày. Từ trước khi thụ thai, lượng DHA cao hơn hoàn toàn có liên quan với việc cải thiện hình thái phôi ở những phụ nữ đang tiến hành điều trị hỗ trợ thụ tinh IVF/ICSI.
Xem thêm: Bổ sung Omega-3 cho bà bầu
Sắt (5mg)
Sắt tham gia vào cấu trúc của Hemoglobin, huyết sắc tố trong máu, có vai trò thiết yếu trong vận chuyển Oxy và Carbonic. Thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của bào thai, đặc biệt là não bộ thai nhi, gia tăng nguy cơ sinh non. Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai tăng cao hơn bình thường, những tháng cuối thai kỳ tăng cao tới 50%. Do đó, nếu không để ý bổ sung đủ, thì phụ nữ mang thai là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc chứng thiếu sắt.
Về đặc tính, sắt thường không được hấp thu tốt, nên nếu một chế độ ăn ít thịt đỏ, trứng, cá thì cần phải bổ sung thêm từ nguồn bên ngoài. Nhu cầu sắt trung bình theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia là phụ nữ mang thai Việt Nam cần bổ sung từ 27-40mg sắt nguyên tố/ngày. Tùy thuộc vào lượng sắt mà chế độ ăn hàng ngày đã cung cấp.
Nếu có chế độ ăn tương đối tốt, có thể ăn được lượng thịt, cá >90gam/ngày hoặc lượng Vitamin C>75mg/ngày thì mẹ bầu chỉ cần bổ sung khoảng 27,5 mg sắt nguyên tố/ngày. Nếu có chế độ ăn uống chưa được tốt, lượng thịt cá ít hơn 90 gam/ngày hoặc lượng Vitamin C ít hơn 75mg/ngày thì mẹ bầu cần bổ sung khoảng 40mg sắt nguyên tố/ngày (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).
Xem thêm: Bổ sung sắt như thế nào là đúng cách?
I-ốt (75μg)
I-ốt là một loại vi chất mà mỗi ngày cơ thể cần rất ít và được thải trừ thường xuyên qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu như thiếu I-ốt, cơ thể sẽ gặp phải nhiều bệnh lý chuyển hóa, đặc biệt trên trẻ em, thiếu I-ốt có thể dẫn tới kém phát triển về thần kinh, giảm chỉ số thông minh. I-ốt cần thiết cho cơ thể tổng hợp homron tuyến giáp, loại hormon đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa của cơ thể.
Chứng thiếu hụt I-ốt là nguyên nhân số một của chứng chậm phát triển trí tuệ và tổn thương não có thể ngăn ngừa được trên thế giới. Nó cũng có thể dẫn đến nhiều chứng mất khả năng tăng trưởng và phát triển. Thông thường, I-ốt được bổ sung từ nguồn thực phẩm như hải sản, muối bổ sung I-ốt (trong chương trình quốc gia phòng chống I-ốt). Do một thời gian từ 2009 tới 2016, Việt Nam và nhiều nước khác đã bỏ chương trình quốc gia phòng chống I-ốt nên tình trạng thiếu I-ốt có phần gia tăng. Tuy nhiên, từ 2016 trở đi, chính phủ Việt Nam yêu cầu mọi chế phẩm muối lưu hành đều phải bổ sung I-ốt ở mức cung cấp trong thực phẩm (tối thiểu 40 ppm) nên tình trạng thiếu I-ốt trong dân cư hứa hẹn sẽ giảm đi đáng kể.
Bên cạnh những cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của thai nhi do thiếu hụt I-ốt, gần đây nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, tình trạng dư thừa I-ốt có thể gây hại cũng giống như tình trạng thiếu hụt I-ốt trong thời gian mang thai. Do đó, người phụ nữ trong thời gian mang thai cũng không nên lạm dụng việc sử dụng chế phẩm bổ sung I-ốt hàm lượng cao khi đã có chế độ ăn giàu I-ốt.
Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai Việt Nam cần bổ sung trung bình 220mcg I-ốt/ngày (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung)
Xem thêm: Bổ sung I-ốt như thế nào?
Axit folic (400μg)
Acid folic ở người bình thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia của tế bào, ADN, tham gia quá trình tạo máu của cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu (7 tuần đầu), acid folic đặc biệt cần thiết trong quá trình hình thành ống thần kinh ở thai nhi. Thiếu acid folic trong giai đoạn đầu thụ thai được cho là nguyên nhân chính gây ra khuyết tật ống thần kinh ở trẻ (hậu quả là trẻ sinh ra mắc chứng nứt đốt sống, vô sọ…)
Các nghiên cứu trên thế giới trong nhiều năm đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh và các vấn đề về phát triển có liên quan khác có thể được giảm đi bằng việc bổ sung 400mcg – 600mcg axit folic mỗi ngày trong suốt thời gian trước khi thụ thai, khi mang thai, đặc biệt là 7 tuần đầu tiên của thai kỳ. Bổ sung đủ acid folic trong thời gian này giúp giảm tới 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cở trẻ. Đa số bà bầu không biết mình mang thai cho tới một vài tuần sau khi thụ thai, cho nên các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi bắt đầu có ý định thụ thai, người phụ nữ nên bổ sung ngay 400mcg acid folic mỗi ngày để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ.
Xem thêm: Tầm quan trọng của bổ sung acid Folic khi mang thai
Vitamin D (100IU)
Thiếu hụt vitamin D là khá phổ biến trong số phụ nữ có thai, đặc biệt là với những phụ nữ ở các nước ôn đới, người luôn ở trong nhà và không tiếp xúc đủ ánh sáng mặt trời hàng ngày. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu và phân bổ canxi trong xương của mẹ và bào thai (cũng như trong sữa mẹ). Ngay cả khi phụ nữ đã có đủ lượng canxi, họ vẫn cần phải có đủ lượng vitamin D để đảm bảo chắc chắn rằng nó đã được hấp thu để ngăn ngừa các dị dạng xương, bệnh còi xương và chứng tiền sản giật.
Nguồn bổ sung Vitamin D3 tốt nhất, dồi dào nhất cho cơ thể là từ ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với ánh nắng mặt trời mỗi ngày sẽ giúp bổ sung đủ lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể. Vitamin D ít có trong thực phẩm, có nhiều trong gan động vật nhưng không được khuyến cáo sử dụng nhiều để bổ sung vì gan động vật cũng chứa nhiều Vitamin A, có thể gây nguy hại cho thai nhi khi sử dụng dư thừa.
Xem thêm: Bổ sung Vitamin D từ ánh nắng mặt trời như thế nào?
Kẽm
Kẽm cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai. Phụ nữ mang thai cần 100mg kẽm cho cả thai kỳ. Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, hải sản. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp. Hấp thu kẽm phụ thuộc vào các điều kiện như hàm lượng kẽm trong thức ăn, nguồn gốc thức ăn và sự có mặt của các chất ức chế hay các chất kích thích sự hấp thu kẽm. Hàm lượng kẽm trong thức ăn càng thấp thì tỷ lệ hấp thu càng cao.
Nhu cầu kẽm ở phụ nữ mang thai cần tăng gấp đôi so với bình thường từ 7-14mg/ngày.
Canxi
Canxi giúp cho cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo chức phận thần kinh và sự đông máu bình thường. Các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần canxi.
Cơ thể con người rất cần canxi, đặc biệt là đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Thiếu canxi trong khẩu phẩn ăn, hấp thu canxi kém, nhu cầu canxi tăng cao ở một số đối tượng đặc biệt (phụ nữ mang thai, cho con bú)… nếu không được cung cấp đủ có thể dẫn tới giảm mật độ xương, bệnh loãng xương ở người lớn và tình trạng còi xương, chậm lớn ở trẻ em.
Khi canxi trong máu giảm thì cơ thể phải huy động canxi từ xương vào máu để tham gia quá trình chuyển hóa, gây triệu chứng đau nhức các xương, đặc biệt là các xương dài ở trẻ đang tuổi phát triển. Ngoài ra còn có thể gây ra tình trạng mất ngủ, tính tình nóng nảy…
Mẹ sẽ chuyển cho con 30g Calci trong suốt thai kỳ. Nhu cầu Calci hàng ngày ở phụ nữ mang thai cần tăng thêm 200mg/ngày, nhu cầu canxi mẹ cần cung cấp trung bình khoảng 1.000 – 1.300mg/ngày (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Các thực phẩm giàu canxi có thể kể tới như: Tôm, tép, cua, ốc, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa…
Canxi khi bổ sung liều cao > 300mg canxi nguyên tố/ngày có thể làm giảm hấp thu sắt và một số dưỡng chất trong thuốc bổ tổng hợp. Chính vì vậy, hàm lượng canxi trong thuốc bổ tổng hợp thường không cao. Khi chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu thì việc bổ sung thêm canxi từ sản phẩm bổ sung riêng lẻ bên ngoài là cần thiết.
Xem thêm: Những lưu ý khi bổ sung Canxi cho bà bầu
Vitamin A
Cơ thể mẹ cần có một lượng Vitamin A dự trữ đủ để cung cấp cho con và tăng cường sức đề kháng cho mẹ và giúp phát triển thị giác ở trẻ. Nhu cầu Vitamin A của phụ nữ mang thai cao hơn so với bình thường, khoảng 800 mcg/ngày (tức là 0,8mg/ngày). Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ nhiều Vitamin A có thể gây quái thai với các bộ phận ở vùng đầu mặt, tim mạch, sinh dục, thần kinh trung ương ở thai nhi. Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 3,000 mcg/ngày (tức là 3mg/ngày). Một liều cao Vitamin A tới 200.000 đơn vị bổ sung cho bà mẹ trong vòng một tháng sau sinh là cần thiết đặc biệt cho con.
Trong thực phẩm Vitamin A nguyên dạng có trong các loại có nguồn gốc từ động vật: gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt… Các betacarotene và carotenoid có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chủ yếu là các loại rau quả có màu xanh, màu vàng, đỏ. Betacaroten là dạng bổ sung Vitamin A chủ yếu và an toàn cho cơ thể phụ nữa mang thai và cho con bú.
Vitamin B1
Nhu cầu Vitamin B1 ở phụ nữ mang thai cần đạt là 1,4 mg/ngày để phòng tránh bệnh tê phù. Vitamin B1 có nhiều trong lớp màng ngoài của hạt ngũ cốc (94% lượng Thiamin của thực phẩm)
Nhu cầu Vitamin B1 sẽ được cung cấp đầy đủ khi sử dụng gạo không xay xát trắng quá, chế độ ăn nhiều hạt họ đậu. Những thực phẩm thiếu Vitamin B1 là các loại đã qua chế biến như gạo xát trắng, các loại ngũ cốc, dầu mỡ tinh chế và rượu. Thực phẩm giàu Vitamin B1 là thịt lợn, các loại đậu, rau, các sản phẩm từ nấm mốc, men, một số loài cá.
Tóm lại:
Các vi chất dinh dưỡng kể trên có vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, không hẳn cứ bổ sung chất dinh dưỡng vào cơ thể người mẹ càng nhiều thì càng tốt. Ví dụ: Theo các chuyên gia nghiên cứu, sắt là thành phần quan trọng trong thời kỳ mang thai và cho con bú nhưng bổ sung thừa sắt có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho lách, gan… thậm chí tử vong, đặc biệt trong thời kỳ cho con bú. Vì thế, trước hết các bà mẹ nên làm xét nghiệm và có chỉ định cụ thể của bác sĩ để có mức liều lượng bổ sung hợp lý nhất. Viên bổ sung sắt đơn thuần có thể được khuyến cáo sử dụng khi phát hiện có tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Procarevn.vn
Võ Sông hương bình luận
Xin chào, em mới có bầu được 6 tuần. Em bị nghén, k ăn được nhiều, đặc biệt rất sợ thịt cá. xin cho em lời khuyên nên dùng loại nào và liều lượng như thế nào ạ?
Procarevn.vn bình luận
Dương My bình luận
Tôi đang cho con bú, bé được 9 tháng tuổi. Tôi đang uống canxi corbiere (1 ống/ngày) và Dasbrain (1 viên/ngày). Tôi có thể uống thêm Procare được không?
procarevn bình luận
Anh bình luận
procarevn bình luận