Khi mang thai, ngoài việc bổ sung các acid béo thiết yếu, Vitamin, khoáng chất… mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung I-ốt cho cơ thể. Tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng I-ốt là thành phần không thể thiếu giúp tuyến giáp tổng hợp các hormon tuyến giáp giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, giúp hình thành, phát triển hệ thần kinh của trẻ. Vậy làm thế nào để bổ sung I-ốt đúng cách, mẹ bầu có thể tham khảo bài viết chi tiết dưới đây nhé.
Iốt là gì?
I-ốt là một khoáng chất vi lượng, tuy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại không thể thiếu với sự phát triển của cơ thể. Cơ thể cần I-ốt để sản xuất ra hormon tuyến giáp (T3, T4), giúp đảm bảo sự chuyển hóa chất bình thường trong cơ thể, giúp hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Sự hư hại hệ thần kinh ở bào thai và trẻ nhỏ do thiếu hoặc thừa i-ốt nặng và kéo dài là hậu quả không thể đảo ngược được.
Mẹ bầu không được bỏ qua i-ốt trong tòa tháp dinh dưỡng
Vai trò của I-ốt đối với sự phát triển của thai nhi
Thời kỳ phôi thai phát triển, tuyến giáp có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào não, tế bào thần kinh của thai nhi. Các nghiên cứu tới thời điểm hiện tại đã chứng minh vai trò không thể thay thế của hormon tuyến giáp và I-ốt đối với em bé từ lúc bắt đầu hình thành bào thai trong bụng mẹ cho tới những tháng đầu đời khi mới sinh ra.
Như chúng ta đã biết, I-ốt là nguyên tố để hình thành nên hormon tuyến giáp trong bài Vai trò của tuyến giáp và các bệnh lý thường gặp. Thiếu I-ốt có thể gây suy giáp, giảm hormon tuyến giáp, giảm chuyển hóa của cơ thể, giảm khả năng phát triển hệ thống thần kinh ở bào thai.
Trong quá trình mang thai, nếu bà mẹ bị suy giáp có thể bị tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh, còn đứa trẻ khi sinh có thể bị đần độn, kém phát triển về trí tuệ, nhẹ cân. Mặt khác, nếu bổ sung quá nhiều I-ốt, hormon tuyến giáp bị sản xuất quá nhiều có thể gây tình trạng Cường giáp và cũng gây ra hậu quả nặng nề như sinh non, tiền sản giật, suy tim ở thai phụ hoặc thai chết lưu, sảy thai, thai chậm phát triển, dị tật thai nhi bẩm sinh.
Trẻ bị thiếu hoặc thừa I-ốt đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ sau này
Khi mang thai, nhu cầu I-ốt của người mẹ sẽ tăng tới 50% so với bình thường để đáp ứng nhu cầu hormon tuyến giáp cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc bổ sung I-ốt ngoài chế độ ăn là cần thiết với hầu hết các bà bầu và bổ sung ở lượng cần thiết với phương pháp thích hợp sẽ giúp ngăn chặn được nguy cơ khuyết tật cho thai nhi và chống bệnh cho chính các bà bầu.
Làm thế nào để bổ sung I-ốt trong khi mang thai?
Theo khuyến cáo của Hiệp hội nghiên cứu Y khoa chính phủ Australia, lượng I-ốt cần bổ sung mỗi ngày của phụ nữ mang thai 160 mcg để không bị coi là thiếu I-ốt, lý tưởng là 220 mcg/ngày. Đối với phụ nữ cho con bú thì con số trên là 190 mcg/ngày và 270 mcg/ngày. Lượng I-ốt bổ sung hàng ngày bị cho là quá cao khi bổ sung tới trên 900 mcg/ngày.
Hiện nay, sau khi chương trình quốc gia bắt buộc bổ sung I-ốt trong các loại muối ăn hàng ngày của Việt Nam đã dừng lại từ năm 2009 thì tình trạng thiếu I-ốt có vẻ như có xu hướng tăng trở lại những năm gần đây và gây lo ngại trong cộng đồng đặc biệt là đối tượng phụ nữ mang thai, cho con bú vì thiếu I-ốt có thể gây hậu quả là sinh con bị đần độn. Tuy nhiên, từ 1/5/2016, Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam đã quyết định yêu cầu bắt buộc các loại muối ăn cần phải bổ sung đầy đủ I ốt theo tiêu chuẩn tối thiểu 40ppm để đáp ứng nhu cầu I ốt toàn dân. Như vậy, từ 1/5/2016 trở đi, chúng ta đã có một nguồn bổ sung I ốt từ thực phẩm dồi dào hơn so với trước đây và có thể cần phải cân nhắc thận trọng hơn khi sử dụng các chế phẩm thuốc, thực phẩm bổ sung chứa I-ốt để tránh bị dư thừa.
Thực phẩm giàu I-ốt bao gồm tảo bẹ, các loại thịt, trứng sữa. Trong đó hàm lượng i-ốt trong tảo bẹ là cao nhất (khoảng 2,000 μg (microgram)/100g tảo bẹ tươi). Sau đó là các loại cá biển và các loài vỏ cứng ở biển (khoảng 800μg/100g). Trứng, sữa chứa hàm lượng I-ốt cũng khá cao (4-90μg/100), sau đó là các loại thịt. Cá nước ngọt có hàm lượng i-ốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thực vật là loại có hàm lượng i-ốt thấp nhất.
Ngoài ra, hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20μg/kg, càng là muối tinh chế, hàm lượng i-ốt càng thấp. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp khoảng 10g muối vào cơ thể, thì chỉ có thể được 2μg i-ốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu i-ốt. Các loại muối bổ sung I-ốt trên thị trường khoảng chứa khoảng 45 mcg I-ốt/gram muối. Mỗi muỗng nhỏ muối tương đương khoảng 5,69g tức >220 mcg I-ốt. Mẹ bầu có thể tính toán hàm lượng I-ốt bổ sung hàng ngày với thống kê sau với 100g (1 lạng) thực phẩm:
- Tảo bẹ: 1,000 μg
- Tảo tía (khô): 1,800 μg
- Rau chân vịt: 164 μg
- Rau cần: 160 μg
- Cá biển: 80 μg
- Muối biển: 2 μg
- Sơn dược: 14 μg
- Cải thảo: 9.8 μg
- Trứng gà: 9.7 μg
Nhìn vào trên có thể thấy, bổ sung 1 lạng tảo bẹ mỗi ngày được cho là dư thừa khá nhiều I-ốt, 1 lạng rau chân vịt mỗi ngày cùng các loại thực phẩm thông thường có thể giúp bổ sung đầy đủ lượng I-ốt yêu cầu hàng ngày.
Bổ sung I-ốt bằng viên uống bổ sung
Giáo sư Eastman, bác sĩ khoa Nội tiết ở đại học Sydney, Australia và chuyên gia y khoa tại Thyroid Foundation khuyến cáo rằng: “Hiện nay, rất nhiều bà bầu chỉ cung cấp một nửa nhu cầu về các chất cần thiết cho cơ thể. Điều này có thể gây nên nhiều hậu quả đối với trí não của thai nhi. Những trường hợp thiếu I-ốt nặng có thể làm giảm chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ xuống 10 tới 15 điểm, ảnh hưởng tới khả năng nghe, và dẫn đến nhiều hội chứng bệnh khác nhau.”
Việt Nam có bờ biển dài nên nhiều loại thực phẩm tại Việt Nam có chứa lượng I-ốt cao hơn so với các nước không có bờ biển. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu không bổ sung đầy đủ lượng I-ốt cần thiết trong chế độ ăn uống của mình. Việc bổ sung I-ốt bằng các loại thực phẩm, muối ăn chưa hẳn đã đủ lượng I-ốt cần thiết cho cơ thể khi mang thai. Vì vậy, để tránh nguy cơ thiếu hụt I-ốt bà bầu có thể dùng thêm viên uống có bổ sung I-ốt. Lưu ý thành phần I-ốt cung cấp trên nhãn sản phẩm để xác định liều lượng bổ sung phù hợp.
Bổ sung I-ốt cho bà bầu như thế nào là đúng cách
Chúng ta đã biết tới hậu quả của việc thiếu I-ốt, nhưng hậu quả của việc bổ sung quá nhiều I-ốt cũng không kém phần trầm trọng. Cho nên, các mẹ bầu cần tính toán và theo dõi lượng I-ốt bổ sung hàng ngày. Nên bổ sung ở liều lượng vừa đủ theo khuyến nghị (khoảng 220mcg/ngày – bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Điều quan trọng nhất là cần phải kiểm tra lượng I-ốt trong nước tiểu để biết việc bổ sung I-ốt có dư thừa, thiếu hay không để điều chỉnh phù hợp. Hiện nay, việc xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra I-ốt rất tiện lợi và đơn giản, mẹ bầu nên thực hiện kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp.
Bảng chỉ số xét nghiệm I-ốt trong nước tiểu để kiểm tra tình trạng I-ốt của cơ thể
Việc bổ sung I-ốt không thể xem nhẹ trong quá trình mang thai. Một chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các viên bổ sung là cần thiết. Đồng thời nên theo dõi chặt chẽ lượng I-ốt trong nước tiểu để điều chỉnh liều dùng phù hợp sẽ giúp phụ nữ mang thai có được một thai kỳ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.
PM Procare có chứa 75mcg I-ốt, PM Procare Diamond có chứa 200mcg I-ốt cùng các dưỡng chất thiết yếu khác. Tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình mà mẹ bầu sử dụng thuốc phù hợp. Cùng với tăng cường chế độ ăn, bổ sung Procare hàng ngày trong suốt thai kỳ sẽ giúp mẹ có một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh.
DS. Nghĩa Nguyễn
đỗ thị thanh bình luận
bác sỹ tư vấn giúp e, e có nang tuyến giáp, đang có thai 10 tuần thì
có uống được PM Procare diamond k ạ
Procarevn.vn bình luận
Phạm thị hải yến bình luận
Mang bầu từng bi basedow có uống vitamin tong hợp chứa iôt ko a
Procarevn.vn bình luận