Trong thời kỳ mang thai, thai nhi tăng trưởng làm cho cơ thể bạn thay đổi nhanh chóng. Những thay đổi này có thể gây cho bạn đôi lúc thấy khó chịu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các mẹo vặt để giảm bớt những sự khó chịu này.
Nhức đầu
- Nghỉ ngơi.
- Xoa bóp đầu và cổ.
- Tập những động tác xoay cổ.
- Uống trà bạc hà hay trà hoa cúc.
- Không uống aspirin hay Ibuprofen.
- Không ăn bột ngọt.
Các nguyên nhân thông thường
- Mỏi mắt
- Nghẹt mũi hay tắc nghẽn xoang
- Sự thay đổi hóc-môn
- Sự mệt mỏi
- Căng thẳng
- Mất nước
- Đói bụng
- Áp huyết cao
Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị nhức đầu rất nhiều, uống thuốc đã được kê đơn mà không hết hay nó làm thay đổi thị lực của bạn.
Nghẹt và Chảy máu mũi
- Dùng nước muối nhỏ mũi.
- Hỉ mũi nhẹ nhàng.
- Nếu bị chảy máu mũi, ngồi thẳng hay đứng và bóp cánh mũi. Bạn cũng có thể đắp nước đá lên mũi.
- Thoa lớp mỏng Vaseline vào trong mũi, đặc biệt khi đi ngủ.
- Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C (trái cây, bông cải xanh, cà chua…)
Chảy máu Nướu
- Dùng bàn chảy đánh răng mềm.
- Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày.
- Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C
- Gặp nha sĩ thường xuyên để làm sạch răng. Điều này giúp cho nướu răng khỏe.
Các nguyên nhân thông thường
Trong khi mang thai, lượng hóc-môn của bạn cao hơn bình thường. Điều này có thể gây ra:
- Sưng hay chảy máu mũi
- Sưng hay chảy máu nướu răng
- Nếu nướu răng bạn màu đỏ tươi, rất đau, và dễ bị chảy máu, có thể bạn bị viêm nướu.
Hụt hơi
- Đứng hay ngồi thẳng.
- Đưa hai cánh tay thẳng sát tai qua khỏi đầu.
- Ngủ kê đầu trên 2-3 cái gối.
- Tập hít thở sâu chậm .
- Nếu bạn bị thiếu máu, hãy đến gặp bác sĩ điều trị.
- Gọi ngay cho bác sĩ nếu hụt hơi nhiều đến nỗi không nằm xuống được.
Các nguyên nhân Thông thường
- Khi tử cung tăng trưởng, nó đặt sức ép lên phổi của bạn. Điều này có thể gây cho bạn bị hụt hơi. (Nếu bạn lên cân nhiều trong khi mang thai thì có thể bị hụt hơi nặng hơn.)
- Thiếu máu
Chóng mặt
- Ăn một miếng trái cây hay uống một ít nước ép và ăn một ít chất đạm — sữa, phô mai, bơ đậu phộng hay quả hạt.
- Thay đổi tư thế một cách chậm rãi.
- Uống thêm chất lỏng cho tới khi nước tiểu màu trong hay vàng nhạt.
- Nếu bạn thiếu máu, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Các nguyên nhân thông thường
- Đường huyết thấp
- Thiếu máu
- Trong kỳ thai thứ 3, bạn có thể bị chóng mặt nếu thay đổi tư thế đột ngột hay nằm ngửa.
Ợ nóng
- Chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn chậm.
- Uống nước giữa các bữa ăn thay vì chỉ uống lúc ăn.
- Nhai kẹo cao su trong 30 phút sau khi ăn.
- Uống nước ép đu đủ.
- Không ăn nhiều quá mức.
- Không ăn thức ăn cay hay nhiều dầu mỡ.
- Không nằm xuống sau khi ăn.
- Không uống cà-phê hay hút thuốc lá.
Các nguyên nhân thông thường
- Ợ nóng xảy ra khi van bao tử để axít trào lên thực quản (ống nối cổ họng với bao tử).
- Khi tử cung bạn tăng trưởng, nó đẩy bao tử lên trên. Điều này có thể làm cho axít chảy vào thực quản.
- Hoc-môn progesterone làm thư giãn cơ bắp trong khi mang thai. Hóc – môn này cũng làm van bao tử thư giãn.
Đau lưng
- Dùng nệm cứng.
- Tắm ngâm trong bồn nước ấm.
- Nhận xoa bóp lưng.
- Ngồi và đứng với tư thế tốt.
- Chườm gạc nóng hay chai nước nóng.
- Mặc áo nâng ngực tốt
- Khi ngồi lên từ vị trí nằm, lăn qua một bên, đẩy người lên bằng bàn tay.
- Khi nâng cái gì lên, cong đầu gối xuống, không khom lưng.
- Mang giầy đế bằng.
- Thử mang đai thai sản.
Tập các động tác cho phần lưng trên
- Xoay đầu.
- Nhún vai.
- Xoay tròn cánh tay.
- Tập yoga.
Tập các động tác cho thắt lưng
- Nằm xuống và đong đưa /xoay khung chậu tới lui.
- Chéo đầu gối qua lồng ngực.
- Bơi lội.
- Tập yoga tiền sản.
Các nguyên nhân thông thường
Sự tăng trưởng của tử cung có thể gây cho đau lưng:
- trung tâm trọng lực của bạn chuyển về phía trước
- dây chằng nối thắt lưng tới tử cung có thể bị căng kéo. Điều này có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn lên cân nhiều khi mang thai.
Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị đau 1 bên lưng, sốt, ớn lạnh, hay đau khi đi tiểu. Những điều này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng thận.
Xem thêm:
- Cẩm nang Mang thai
- Khám trước khi mang thai
- Dấu hiệu có thai
- Dấu hiệu mang thai tuần đầu
- Mang thai tháng đầu
- Những điều cấm kỵ khi mang thai
- Thức ăn tốt cho bà bầu
- omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
- Bà bầu nên uống loại sắt nào
- Vitamin A – Bà bầu nào cũng cần biết
- DHA – Vi chất quan trọng không thể bỏ qua
- Axit folic – Bổ sung đúng cách cho bà bầu
- Dấu hiệu sắp sinh
- Cách cho con bú