0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Dinh dưỡng khi mang thai » Tổng hợp những loại thực phẩm tốt cho bà bầu

Tổng hợp những loại thực phẩm tốt cho bà bầu

17 982 đã xem

Viết bình luận

Ăn gì khi mang thai luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ. Việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho bà bầu không những giúp cho mẹ có một sức khỏe tốt trong thai kỳ mà còn giúp thai nhi phát triển toàn diện. Dưới đây là danh sách những thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để mang lại lợi ích tốt nhất cho con.

Tổng hợp những loại thực phẩm tốt cho bà bầu 1

Mục lục

  • Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu
    • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
    • Dưỡng chất thiết yếu dành cho bà bầu
    • Ăn đa dạng các món ăn
    • Chia thành nhiều bữa mỗi ngày
    • Lập thói quen ăn uống tốt
  • Danh sách những thực phẩm tốt cho bà bầu
    • 1. Sữa, sữa chua
    • 2. Cá hồi
    • 3. Trứng gà
    • 4. Thịt nạc
    • 5. Khoai lang
    • 6. Các loại ngũ cốc
    • 7. Các loại đậu
    • 8. Rau lá màu xanh đậm
    • 9. Trái bơ
    • 10. Các loại quả mọng

Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu

Khi mang thai bạn quan tâm đến chế độ ăn uống nhiều hơn là điều dễ hiểu. Thời điểm này áp dụng chế tốt ăn uống khoa học không chỉ tốt cho bạn mà còn cho cả em bé nữa. Vậy bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu có nguyên tắc riêng nào không? Bạn cần bắt đầu từ đâu? Hãy theo kim chỉ nam về nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu:

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

  • 3 tháng đầu: Thai nhi phát triển bước đầu, bà bầu tăng cân ít. Nhưng cần quan tâm đến chất lượng bữa ăn như bổ sung các thức ăn có nhiều vi chất dinh dưỡng như: sắt, kẽm iot, canxi…
  • 3 tháng giữa: Cần tăng cỡ khoảng 300-350 k cal cỡ khoảng 1 bát cơm với đầy đủ thức ăn.
  • 3 tháng cuối: Cần tăng 470 kcal tăng thêm tầm 1 bát rưỡi cơm với đầy đủ thức ăn.

Dưỡng chất thiết yếu dành cho bà bầu

  • Axit folic: Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với thai kỳ, vì nó góp phần hình thành ống thần kinh và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Bạn nên bắt đầu bổ sung folate ít nhất một tháng trước khi bắt đầu cố gắng mang thai và tiếp tục trong suốt thai kỳ.
  • Sắt: Sắt rất quan trọng vì nó giúp sản xuất các tế bào hồng cầu ở mẹ và sức khỏe nhau thai ở em bé.
  • Canxi và vitamin D: Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho sự phát triển hệ xương của thai nhi.
  • Iốt: Iốt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của hormone tuyến giáp. Đây cũng là chất cần thiết trong thai kỳ để giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi, hỗ trợ vận động và nhận thức.
  • DHA: DHA rất cần thiết cho sự phát triển não và mắt của em bé trong bụng mẹ. Khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên dùng ít nhất 200 mcg mỗi ngày
  • Vitamin và chất khoáng cũng cần phải tăng thêm như vitamin C, vitamin nhóm B.
  • Magiê và kali có thể giúp ích cho những phụ nữ bị chuột rút hoặc bồn chồn ở chân.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung DHA đúng cách giúp con khỏe mạnh

Ăn đa dạng các món ăn

Đa dạng hóa các bữa ăn không chỉ đảm bảo đủ dinh dưỡng mà còn giúp bạn đổi món, tăng cảm giác ngon miệng.

Bạn nên phối hợp nhiều loại thực phẩm để bảo đảm một bữa ăn cân đối, hợp lý. Thường xuyên thay đổi món để bữa ăn hấp dẫn hơn, kích thích khẩu vị ăn trong giai đoạn bầu bí.

Rau xanh, quả chín ở nước ta rất đa dạng, phong phú và có quanh năm. Bạn cũng nên chọn mùa nào thức nấy để đảm bảo vị tươi ngon nhất.

Chia thành nhiều bữa mỗi ngày

Việc chia nhỏ bữa ăn rất tốt cho sự hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt trong giai đoạn bầu này, bụng ngày càng lớn hơn dạ dày bị chèn ép bởi thai nhi đang lớn. Đồng thời việc này cũng giảm tải những cảm giác khó chịu của chứng ốm nghén như buồn nôn, chán ăn, ợ nóng…

Thay vì ăn 3 bữa chính như trước đây, bạn có thể san bữa chính ít đi và bổ sung vào các bữa phụ.

Chia thành nhiều bữa mỗi ngày 1

Lập thói quen ăn uống tốt

Khi mang thai bạn sẽ có ý thức hơn về việc mình ăn những gì, thực hiện mục tiêu dinh dưỡng như nào. Chẳng hạn như:

Không bỏ bữa: Hãy chuẩn bị sẵn đồ ăn đã sơ chế và bảo quản tủ lạnh để có thể dùng ngay khi bạn không muốn nấu nướng.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh:

  • Bạn nên lựa chọn cẩn thận thực phẩm trước khi ăn (trái cây và rau củ đúng mùa, tươi ngon, thịt cá từ nơi đáng tin cậy…). Loại thực phẩm có chất lượng cao là loại càng gần với trạng thái tự nhiên ban đầu. Bạn cần ăn thực phẩm có chất lượng cao trong suốt và sau thời gian mang thai.
  • Nên tập nhâm nhi những thức ăn bổ dưỡng. Ăn ít một và ăn nhiều lần.
  • Bạn có thể tìm mua sách dậy nấu những thức ăn bổ dưỡng và học cách làm những món ít đường, ít mỡ mà vẫn ngon.

Từ bỏ thói quen ăn uống không lành mạnh:

  • Loại bỏ những đồ ăn vặt linh tinh ít dinh dưỡng, thay vào đó là các loại hạt như óc chó, hạt lanh, hạt bí, hay hoa quả sấy khô đem lại giá trị dinh dưỡng.
  • Bỏ qua những cám dỗ về những đồ ăn như bánh ngọt, trà sữa, nước ngọt có gas, hãy những đồ ăn nhanh… Thay vào đó hãy dùng loại bánh trái cây và các loại ngũ cốc không đường có thể tự chế biến tại nhà.
  • Đừng cố thử những món lạ trong giai đoạn mang bầu, bạn có thể bị dị ứng và kéo theo những tác dụng không mong muốn.

Trên là những lời khuyên nên ăn như nào? Hãy đọc tiếp phần sau để biết rõ hơn bạn nên ăn gì trong thai kỳ.

Danh sách những thực phẩm tốt cho bà bầu

Dưới đây là top 10 thực phẩm mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung trong quá trình mang thai:

1. Sữa, sữa chua

1. Sữa, sữa chua 1

Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là protein và canxi. Canxi giúp hỗ trợ sự hình thành và phát triển hệ xương và răng cho em bé. Protein trong sữa chua giúp cơ bắp của trẻ phát triển. Hai dưỡng chất này cũng góp phần vào sự phát triển não bộ cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ.

Sữa chua, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp là dưỡng chất rất có ích cho phụ nữ mang thai. Nhờ hàm lượng canxi cao vượt trội so với các sản phẩm sữa khác, bổ sung sữa chua Hy Lạp có thể giúp hệ xương của trẻ phát triển tốt hơn. Ngoài ra, nó còn cung cấp một số lợi khuẩn giúp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa của mẹ và bé.

Đặc biệt, sữa chua có chứa các men vi sinh, nhờ đó bổ sung sữa chua trong quá trình mang thai có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng âm đạo hoặc dị ứng.

2. Cá hồi

Cá hồi giàu axit béo omega-3, một loại axit béo tốt, rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể bà bầu. Axit béo omega-3 chuỗi dài DHA và EPA đóng vai trò phát triển hệ thần kinh mắt của em bé.

Ngoài ra, cá hồi cũng giàu vitamin D – nhóm vitamin thường thiếu trong chế độ ăn. Bổ sung vitamin D giúp tăng cường quá trình chuyển hóa của cơ thể, bao gồm hệ vận động và khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên, một số khuyến cáo cho rằng phụ nữ mang thai cần hạn chế tiêu thụ hải sản bởi có thể chứa lượng thủy ngân cao, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần.

Ngoài cá hồi và hải sản, còn có nhiều các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như hạt óc chó, hạt lanh, đậu tương, rau bina,…

3. Trứng gà

3. Trứng gà 1

Trứng gà là một trong số những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai. Trong trứng có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của hệ thần kinh, bao gồm: vitamin A, B2, B6, B12, choline, sắt, canxi, kali, photpho, axit béo omega-3,…

Trứng giàu protein và sắt, tốt cho sự phát triển của não bộ cho em bé. Cùng với đó, choline, kẽm, lutein, folate và omega-3 trong trứng gà giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Ngoài ra, trong trứng gà có nhiều vitamin D, bổ sung trong giai đoạn mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ.

Mẹ bầu nên ăn 3-4 quả trứng gà mỗi tuần để có thể bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

4. Thịt nạc

Thịt nạc là thực phẩm quen thuộc, mẹ bầu có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Trong thịt nạc có chứa nhiều đạm (cứ 100g thịt nạc thì có khoảng 20g đạm), đây là dinh dưỡng cần thiết bà bầu nên bổ sung thường xuyên trong giai đoạn thai kỳ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Các loại thịt nạc tốt nên bổ sung bao gồm: thịt heo giúp cung cấp dinh dưỡng thêm toàn diện, thịt thỏ nâng cao phát triển trí não, thịt bò giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và phát triển não bộ,

5. Khoai lang

5. Khoai lang 1

Khoai lang là một loại thực phẩm lành mạnh, chúng giàu vitamin C, vitamin nhóm B, đặc biệt khoai lang nghệ còn giàu beta caroten – tiền vitamin A. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng góp phần tăng cường khả năng hấp thu sắt của mẹ bầu và phòng ngừa nguy cơ thiếu máu trong giai đoạn thai kỳ.

Thành phần chính của khoai lang là tinh bột, tuy nhiên chúng là những tinh bột có sợi ngắn, lại giàu chất xơ, do vậy khoai lang hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, giúp nhuận tràng, giảm cholesterol máu cao.

Các bà bầu trong giai đoạn mang thai đều mong muốn bổ sung dinh dưỡng cho con mà không ảnh hưởng tới cân nặng của mẹ thì khoai lang chính là một câu trả lời phù hợp. Bên cạnh đó, khoai lang còn hỗ trợ vóc dáng của mẹ bầu sau sinh sớm mi nhon trở lại.

Mách bạn: Cách ăn uống khi mang thai vào con không vào mẹ

6. Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc là dinh dưỡng cần thiết bổ sung trong quá trình mang thai. Thực phẩm này có chứa ít chất béo, hàm lượng calo thấp nhưng vẫn đảm bảo năng lượng cho cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc khá dễ ăn, là lựa chọn thích hợp để làm món ăn vặt lại giúp giảm thiểu tình trạng tiểu đường thai kỳ, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và co thắt tim mạch.

7. Các loại đậu

7. Các loại đậu 1

Đậu là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate và canxi vô cùng tuyệt vời. Đặc biệt, folate là một trong số các dưỡng chất vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Việc bổ sung đầy đủ lượng folate sẽ làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, dễ nhiễm trùng hoặc thể trạng yếu.

Các loại đậu phổ biến bạn có thể lựa chọn bổ sung như: đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phộng,… Lượng chất xơ dồi dào có trong loại thực phẩm này giúp phòng ngừa tình trạng táo bón thai kỳ và trĩ thường gặp ở các thai phụ.

Trong mỗi chén đậu nấu chín sẽ có thể cung cấp cho bạn từ 65-90% lượng folate cần cho cơ thể.

8. Rau lá màu xanh đậm

Các loại rau lá màu xanh đậm bao gồm: bông cải xanh, rau bina, cải xanh, rau ngót, xà lách,… Chúng bao gồm nhiều chất xơ, vitamin A, C, K cùng các khoáng chất canxi, kali, sắt, folate,…

Các loại rau lá xanh đậm cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là các hợp chất thực vật có lợi như sulforaphane, tốt cho hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch của cả mẹ và bé.

Nhờ vào hàm lượng chất xơ dồi dào, việc bổ sung các loại rau có màu xanh đậm giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai – vấn đề khá phổ biến của các bà bầu. Ngoài ra, việc tăng cường chất xơ, đặc biệt là các loại rau có lá màu xanh đậm có liên quan đến việc phòng ngừa em bé sinh ra bị nhẹ cân.

Các loại rau rất đa dạng, bởi vậy bạn hoàn toàn có thể bổ sung xen kẽ chúng vào thực đơn hàng ngày mà không hề lo sợ bị chán ngấy.

Tìm hiểu: Táo bón khi mang thai phải làm sao?

9. Trái bơ

9. Trái bơ 1

Trái bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Trong bơ có chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn, chất xơ, vitamin B, C, E, K cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác như Kali, Lutein, Folate,… Đây đều là những dưỡng chất quan trọng và cần thiết phải bổ sung trong quá trình mang thai.

Các axit béo bão hòa đơn tham gia vào quá trình hình thành da, não và các mô của thai nhi. Cùng với đó, Kali giúp phòng ngừa tình trạng chuột rút trong quá trình mang thai cho mẹ bầu.

Nhiều bà bầu cũng chia sẻ rằng bơ giúp giảm thiểu tình trạng ốm nghén khá hiệu quả.

10. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng phổ biến như: dâu tây, việt quất, cherry,… có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nổi bật hơn cả là lượng omega-3 dồi dào.

Loại dưỡng chất đặc biệt này giúp ích cho hệ thần kinh và trí não của thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài ra, các dinh dưỡng có trong các loại quả mọng giúp kích thích các tín hiệu thần kinh của não bộ, phòng ngừa quá trình oxy hóa nhờ đó phòng ngừa tốt nguy cơ suy giảm khả năng ghi nhớ, đãng trí trong và sau khi mang thai.

Thường xuyên ăn các loại quả mọng, đặc biệt là trước khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi.

Cùng nghe chia sẻ của Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện quốc tế hạnh phúc ở chương trình Sống khỏe phát sóng trên kênh JoyFm – Kênh chuyên biệt về sức khỏe của Đài Tiếng nói Việt Nam. Những chia sẻ rất cụ thể cho từng giai đoạn của thai kỳ và giải đáp những thắc mắc vấn đề liên quan của bạn đọc:

Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt bằng các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, mẹ cũng có thể bổ sung mỗi ngày một viên uống tổng hợp như PM Procare /PM Procare diamond để cung cấp DHA, EPA cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đáp ứng nhu cầu dưỡng chất của mẹ tăng lên trong thời kỳ này. Cùng với chế độ ăn, mẹ bầu chỉ cần uống 01 viên sau bữa ăn là đủ. Chúc mọi bà mẹ đều có một thai kỳ an lành và khỏe mạnh cùng PM Procare.
Procare - 20/10/2022
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Cách làm Yaourt Hy lạp dẻo quánh và thơm ngon cho bà bầu
  • Vitamin A có trong thực phẩm nào?
  • Biện pháp chống còi xương cho trẻ
  • Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cả tuần cho bà bầu kèm định lượng

10 Bình luận

  1. Chang Phạm bình luận

    09/01/2018 at 2:51 chiều

    Chào Bác sĩ, em mới mang thai được 6 tuần. Em nên ăn thực phẩm nào? Dùng thuốc bổ gì khi mang thai là tốt cho em bé?

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      09/01/2018 at 2:57 chiều

      Chào bạn Chang, Thai kỳ thứ nhất là giai đoạn hình thành và phát triển đa số các cơ quan của thai nhi. Việc ăn uống, sinh hoạt như thế nào vô cùng quan trọng vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất. Chế độ ăn khi mang thai 3 tháng đầu nên gồm nhiều vitamin và rau quả, giàu chất đạm, ít chất béo: thịt nạc, cá, trứng, các ...[Xem thêm]

      Chào bạn Chang,
      Thai kỳ thứ nhất là giai đoạn hình thành và phát triển đa số các cơ quan của thai nhi. Việc ăn uống, sinh hoạt như thế nào vô cùng quan trọng vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất.
      Chế độ ăn khi mang thai 3 tháng đầu nên gồm nhiều vitamin và rau quả, giàu chất đạm, ít chất béo: thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu đỗ,… tránh những đồ uống có cồn, chè, cafe. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn chế biến sẵn, có nhiều chất bảo quản… Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại. Một số thực phẩm bạn cũng không nên ăn nhiều trong thời gian này như: rau ngót, rau răm, rau sam, mướp đắng, dứa, ngải cứu,…
      Ngoài cung cấp dưỡng chất từ thực phẩm, phụ nữ mang thai cũng được khuyên bổ sung dưỡng chất qua các viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp các dưỡng chất cần thiết với liều lượng phù hợp cho thai nhi phát triển tối ưu.
      Bạn có thể tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  2. Chiến bình luận

    09/01/2018 at 2:28 chiều

    Bác sĩ tư vấn giúp em chế độ ăn cho bà bầu được 12 tuần.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      09/01/2018 at 2:42 chiều

      Chào bạn Chiến, Khi mang thai, bạn lưu ý cân bằng chế độ làm việc – nghỉ ngơi phù hợp, khám thai định kỳ và ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng. Thực phẩm nên gồm nhiều vitamin và rau quả, giàu chất đạm, ít chất béo: thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu đỗ,… tránh rượu bia, chè, cafe. Không ăn những thức ăn chế biến sẵn, có nhiều ...[Xem thêm]

      Chào bạn Chiến,
      Khi mang thai, bạn lưu ý cân bằng chế độ làm việc – nghỉ ngơi phù hợp, khám thai định kỳ và ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng. Thực phẩm nên gồm nhiều vitamin và rau quả, giàu chất đạm, ít chất béo: thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu đỗ,… tránh rượu bia, chè, cafe. Không ăn những thức ăn chế biến sẵn, có nhiều chất bảo quản… Không sử dụng thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại. Tránh ăn các thực phẩm không tốt cho bà bầu: rau ngót, rau răm, rau sam, mướp đắng, dứa, ngải cứu,…
      Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó, cùng với chế độ ăn phụ nữ có thai được khuyên bổ sung thêm viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp các dưỡng chất cần thiết với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
      Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bà bầu nên ăn gì
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  3. Thu Oanh bình luận

    09/01/2018 at 2:23 chiều

    Em thai 27 tuần hơn, bác sĩ bảo khi siêu âm là thai nhỏ. Bây giờ em đang uống PM Procare và canxi. Xin bác sĩ tư vấn cách ăn uống để cho con tăng cân, cảm ơn bác sĩ.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      09/01/2018 at 2:27 chiều

      Chào bạn Oanh, Thai nhi sẽ tăng cân nhanh hơn vào những tháng cuối thai kỳ nên thời gian này bạn không cần quá lo lắng nếu con có hơi nhẹ cần một chút. Quan trọng là bạn cần tăng cường dưỡng chất trong bữa ăn của mình nhiều hơn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con được phát triển tốt nhất. Để tìm hiểu thêm cách ăn ...[Xem thêm]

      Chào bạn Oanh,
      Thai nhi sẽ tăng cân nhanh hơn vào những tháng cuối thai kỳ nên thời gian này bạn không cần quá lo lắng nếu con có hơi nhẹ cần một chút. Quan trọng là bạn cần tăng cường dưỡng chất trong bữa ăn của mình nhiều hơn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con được phát triển tốt nhất.
      Để tìm hiểu thêm cách ăn uống khi mang thai vào con không vào mẹ, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây: Cách ăn uống khi mang thai
      Ngoài ra, nếu chế độ ăn của bạn chưa được tốt thì bạn có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm PM Procare diamond thay vì dùng PM Procare. PM Procare diamond có các thành phần cơ bản được tăng cường như: hàm lượng DHA/EPA là 216mg/45mg cao gấp 1.5 lần, Hàm lượng acid folic là 500mcg, I-ốt là 200mcg đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể; hàm lượng sắt 24mg, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu vể sắt,… giúp bạn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, đái tháo đường,…
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  4. Phạm thị hôfng hạnh bình luận

    30/09/2017 at 1:15 chiều

    Em xin được tư vấn ạ, em 24 tuổi, có thai lần đầu,cháu đang trong tuần 33 nhưng em thử đường huyết được 1 tuần, kết quả trước ăn sáng là 7.6 và sau ăn sáng 2 giờ là 9.2. Em lo quá ạ. Mong các anh chị tư vấn giùm em. Em đã ăn giảm rồi mà không thấy cải thiện. Em cảm ơn ạ

    Em xin được tư vấn ạ, em 24 tuổi, có thai lần đầu,cháu đang trong tuần 33 nhưng em thử đường huyết được 1 tuần, kết quả trước ăn sáng là 7.6 và sau ăn sáng 2 giờ là 9.2. Em lo quá ạ. Mong các anh chị tư vấn giùm em. Em đã ăn giảm rồi mà không thấy cải thiện. Em cảm ơn ạ

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      18/10/2017 at 3:18 chiều

      Chào bạn Hồng Hạnh, Chuẩn đoán xác định đái tháo đường bằng nghiệm pháp dung nạp 75g glucose, làm vào buổi sáng sau khi sản phụ đã nhịn đói trên 9 giờ. Tiến hành đo đường huyết trước và sau 1 và 2h uống glucose. Chẩn đoán đái tháo đường nếu sản phụ có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm lớn hơn 5,3 mmol/l (đói), 10,0 mmol/l (sau 1h) và ...[Xem thêm]

      Chào bạn Hồng Hạnh,
      Chuẩn đoán xác định đái tháo đường bằng nghiệm pháp dung nạp 75g glucose, làm vào buổi sáng sau khi sản phụ đã nhịn đói trên 9 giờ. Tiến hành đo đường huyết trước và sau 1 và 2h uống glucose. Chẩn đoán đái tháo đường nếu sản phụ có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm lớn hơn 5,3 mmol/l (đói), 10,0 mmol/l (sau 1h) và 8,6 mmol/l (sau 2h). Như vậy, cách chuẩn bị và tiến hành thử đường huyết rất quan trọng để chuẩn đoán bạn có đái tháo đường thai kỳ hay không. Mặc dù kết quả kiểm tra đường huyết trước ăn và sau ăn sáng của bạn có cao hơn bình thường, tuy nhiên, để xác định chính xác tình trạng của mình thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra lại cho chắc chắn.
      Đường huyết cao gây nhiều nguy cơ đối với thai kỳ, tuy nhiên điều đáng mừng là bạn có thể kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống. Lưu ý chế độ ăn hạn chế đường, tinh bột; tăng cường hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước, ăn các thực phẩm ít làm tăng đường huyết như đỗ, đậu, gạo lức thay vì tinh bột như cơm, gạo; ăn thịt nạc, cá nạc; hạn chế dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối, đò ăn chế biến sẵn,…
      Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khi mang thai khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ, đối với trường hợp mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ thì nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất càng tăng cao hơn. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn bạn có thể bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và con khỏe mạnh. Đồng thời hàm lượng DHA, EPA trong viên PM Procare diamond cao cũng làm giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.
      Bạn có thể tham khảo thêm: Thực đơn và chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị đái tháo đường
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

Phản hồi mới hơn »
1 2 »

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

↑