Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sảy thai ở những tháng đầu thai kỳ và cũng có rất nhiều các trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân. Theo đó, phôi thai khỏe mạnh sẽ tiếp tục phát triển, phôi thai yếu sẽ bị loại bỏ. Đó là sự chọn lọc tự nhiên.
Triệu chứng khi sảy thai
Thai phụ có triệu chứng đau bụng và xuất huyết khi thai bắt đầu ra. Triệu chứng này tồn tại từ vài ngày đến nhiều tuần lễ.
Một số trường hợp bị vỡ ối, rỉ ối, cổ tử cung hở ngoài nên dẫn đến sảy thai. Triệu chứng sẽ là ra nước kèm theo đau, chảy máu hoặc sốt.
Trường hợp sảy thai nhiễm trùng, thai phụ có thể bị tử vong.
Điều trị sảy thai
Các bác sĩ có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị như chờ sảy tự nhiên, dùng thuốc hay dùng thủ thuật.
Trường hợp sảy thai tự nhiên
Thai phụ sẽ thấy ra nhiều máu, co thắt bụng dữ dội hơn kỳ kinh và kéo dài từ 2-6 giờ.
Ra máu ít hơn thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần và có thể dừng lại và bắt đầu tiếp một vài lần nữa.
Trường hợp dùng thuốc hỗ trợ để đẩy thai lưu ra ngoài
Thai phụ uống thuốc chống nôn, nếu được cấp và thuốc giảm đau để tránh đau bụng dữ dội. TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng aspirin, vì thuốc này sẽ làm cho thai phụ xuất huyết nhiều hơn.
Sau 30 phút thì dùng thuốc hỗ trợ theo đúng chỉ định của bác sĩ (uống, ngậm dưới lưỡi hoặc đặt âm đạo).
Bạn sẽ thấy bụng co thắt và ra máu khoảng từ 2 – 6 giờ sau khi dùng thuốc viên. Máu có thể ra nhiều hơn so với kỳ kinh. Máu ra nhiều nhất là khi thai ra ngoài. Thai sẽ rất nhỏ. Bạn có thể không nhìn thấy. Nếu thai lớn hơn 8 tuần (2 tháng), bạn có thể nhìn thấy thai.
Ở tuần thứ 8 thì phôi thai dài khoảng ¼ đến ½ inch. Đau bụng và xuất huyết sẽ giảm sau khi thai ra ngoài.
Thai phụ có thể bị buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Một số trường hợp, thai phụ có thể bị sốt nhẹ, lạnh, chóng mặt, nhức đầu, đau lưng và mệt mỏi. Nếu thai phụ sốt sau ngày dùng thuốc hoặc khi không dùng thuốc là BẤT thường. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị sốt sau đó. Đó có thể là dấu hiệu bạn đang bị nhiễm trùng
Ra máu ít hơn thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần và có thể dừng lại và bắt đầu tiếp một vài lần nữa.
Trường hợp dùng thủ thuật
Thủ thuật hút thai lưu được thực hiện tại bệnh viện, mất từ 5 đến 10 phút. Bạn sẽ bị co thắt bụng và ra máu nhẹ trong từ 3 đến 7 ngày.
Chăm sóc dinh dưỡng cho thai phụ bị sảy thai
Sau sảy thai cơ thể bạn cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi hoàn toàn cả về thể chất và tâm lý. Thời gian này khác nhau ở mỗi cá nhân.
Nhìn chung, ngay khi bạn có kinh nguyệt trở lại, tâm lý sức khỏe ổn định là bạn có thể mang thai.
Chuẩn bị mang thai cả bạn và chồng đều cần khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh sẽ sinh ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó sẽ sinh ra em bé khỏe mạnh sau này. Chính vì vậy, việc chuẩn bị ngay từ trước khi mang thai để có phôi thai khỏe mạnh là cần thiết.
Theo cơ chế sinh học, trứng và tình trùng cần khoảng thời gian là 3 tháng để phát triển hoàn thiện. Do đó, một chế đô ăn uống nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cho trứng, tinh trùng phát triển tốt, tăng khả năng thụ thai và thai nhi sau này phát triển toàn diện.
Hơn nữa, đa số phụ nữ chưa biết mình có thai trong một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan trong cơ thể được hình thành ngay trong thời gian đầu thai kỳ. Vì vậy, để thai kỳ tiếp theo diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp, ngoài tăng cường chế độ ăn, bạn và chồng có thể dùng thêm thuốc bổ mỗi ngày. Nên dùng từ trước khi mang thai khoảng 3 tháng để tối ưu hiệu quả tác dụng. Các dưỡng chất bạn cần lưu ý cung cấp đủ như:
– DHA/EPA: Nên sử dụng sản phẩm cung cấp Omega 3 (DHA, EPA) ở dạng tự nhiên Triglycerid để cơ thể dễ hấp thu. Đồng thời hàm lượng các thành phần DHA/EPA ~ 4/1 sẽ giúp cơ thể hấp thu và phát huy tác dụng tối ưu. DHA, EPA làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp sự linh hoạt của tinh trùng do đó tăng khả năng thụ thai. Hơn nữa DHA, EPA là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu cho phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,… Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần bổ sung từ 200mg DHA/ngày là đủ.
– Axit folic: bổ sung đủ từ trước khi mang thai, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,… Phụ nữ mang thai Việt Nam cần bổ sung khoảng 400-600mcg acid folic/ngày.
– Sắt: dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– Kẽm: có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Vitamin C: giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp. –
– I ốt: giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Các Vitamin A,B,D,E và khoáng chất khác
Đồng thời lưu ý thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi điều độ, tránh xa rươu, bia, thuốc lá, hóa chất độc hại.
Xem thêm:
- Cẩm nang Mang thai
- Khám trước khi mang thai
- Dấu hiệu có thai
- Dấu hiệu mang thai tuần đầu
- Mang thai tháng đầu
- Những điều cấm kỵ khi mang thai
- Thức ăn tốt cho bà bầu
- omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
- Bà bầu nên uống loại sắt nào