Bạn đang lăn tăn lựa chọn viên sắt cho bà bầu? Có mấy loại? Nên chọn và bổ sung viên sắt như nào? Đọc ngay bài viết này nhé. Chúng tôi sẽ cũng những thông tin về các loại sắt cũng như hướng dẫn bổ sung viên sắt cho bà bầu hiệu quả.
Mục lục
Bổ sung viên sắt cho bà bầu là rất cần thiết
Sắt rất cần thiết để tạo ra huyết sắc tố (hemoglobin là thành phần quan trọng của máu). Đây cũng là khoáng chất cần được bổ sung trong quá trình mang thai. Nếu bà bầu không cung cấp đủ chất sắt, thai nhi sẽ sử dụng chất sắt có trong máu mẹ để hình thành và phát triển. Vì vậy, mẹ sẽ bị thiếu sắt khi mang thai. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung sắt để có đủ sức khỏe sinh sản và chăm sóc con sau này.
Khi mang thai, lượng máu của mẹ tăng 50% nhưng sắt không phải lúc nào cũng được cơ thể hấp thụ tốt nên khi mang thai mẹ thường bị thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu sắt khi mang thai sẽ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, vận chuyển oxy đến mẹ bầu và em bé sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu thiếu sắt. Ngoài ra, sắt còn giúp mẹ bầu ăn uống tốt, từ đó cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Ngoài ra, thiếu sắt khi mang thai còn làm tăng các nguy cơ như:
- Khiến bà bầu có cảm giác chán ăn, khó ngủ, mệt mỏi và đặc biệt là sức đề kháng của mẹ giảm dẫn đến nhiễm trùng.
- Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị thiếu máu khi sinh.
- Thiếu sắt khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hoặc xuất huyết sau sinh, cơ thể suy nhược…
- Trẻ bị suy dinh dưỡng thai nhi hoặc sinh non, nhẹ cân.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như trí não của trẻ sau này.
Vì vậy, trong thời kỳ mang thai cần bổ sung sắt cho bà bầu bằng thuốc và dinh dưỡng hàng ngày để tránh nguy cơ thiếu sắt. Dinh dưỡng hàng ngày chưa đáp ứng đủ lượng sắt cần thiết, bà bầu vẫn cần bổ sung thêm viên sắt nữa.
Cùng xem tiếp cụ thể viên sắt cho bà bầu có mấy loại và những lưu ý gì bổ sung viên sắt cho bà bầu ở mục dưới đây nhé.
Viên sắt cho bà bầu – có mấy loại?
Nói đến viên sắt cho bà bầu, có 2 loại là vô cơ và hữu cơ. Cụ thể từng loại như sau:
Viên sắt vô cơ – hàm lượng nguyên tố sắt cao
Viên sắt vô cơ là loại sắt được hình thành bởi sắt và các gốc muối vô cơ khác. Phổ biến nhất loại này là sắt sulfat (FeSO4·7H2O) hay sắt clorua (FeCl2.4H2O).
Loại sắt này có ưu điểm là hấp thu nhanh và hiệu quả cho mẹ bầu. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều sắt nguyên tố, lên đến 20% trong mỗi viên.
Tuy nhiên, viên sắt dạng muối vô cơ cũng có một số hạn chế: là khó tiêu thụ và dễ gây ra tình trạng táo bón.
- Dễ táo bón: Lượng sắt trong viên quá lớn khiến cơ thể không thể tiêu thụ hết các ion sắt được phóng thích. Điều này làm cho sắt tích tụ ở ruột, dạ dày, máu, … dẫn đến tình trạng táo bón nhất là với mẹ bầu.
- Độ axit của sắt dạng muối vô cơ là thấp nên có thể gây ra các phản ứng bất lợi với dạ dày của mẹ bầu.
Ví dụ: Viên Iron của Nature made: Viên sắt này là loại sắt vô cơ- cụ thể là sắt sulfate. Với hàm lượng sắt lên tới 65mg cho 1 viên. Tuy nhiên rất nhiều người gặp tình trạng táo bón khi uống dạng sắt này. Mẹ bầu nên cân nhắc khi uống dạng viên sắt vô cơ này nhé.
Viên sắt hữu cơ – dễ hấp thu
Sắt hữu cơ là loại sắt được kết hợp với các gốc muối hữu cơ như sắt fumarat, sắt gluconate, sắt glycinate hay polymaltose.
Cụ thể:
- Sắt fumarat: Fe (C2HO)2
- Sắt gluconate: Fe (C6H11O7)2
- Sắt glycinate: Fe (C2H4NO2)2
- Sắt polymaltose: Fe (C12H22O11) x
Nói để bạn dễ hình dung là sắt hữu cơ có các gốc muối hữu cơ- hợp chất của Cacbon (C) như trên. Bạn chỉ cần lưu ý đọc kĩ nhãn mác có ghi trên sản phẩm viên sắt bạn sử dụng là sắt gì? Nếu là sắt fumarat, gluconate, glycinate thì đó là dạng sắt hữu cơ nhé.
Sắt hữu cơ có lợi cho sự tạo ra tế bào máu và sức khỏe của tế bào hồng cầu. Loại sắt này thường được bác sĩ khuyến cáo sử dụng hơn loại sắt vô cơ bởi nó có ưu điểm là dễ hấp thu và giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
Ví dụ:
Thuốc tổng hợp cho bà bầu có chứa sắt của Procare là sắt hữu cơ – cụ thể là sắt fumarate. Với hàm lượng sắt:
- Procare: hàm lượng sắt 5mg (15.7 mg sắt Fumarate)
- Procare diamond: hàm lượng sắt 24mg (75.4mg sắt Fumarate)
Hay viên sắt cho bà bầu của Blackmores là sắt hữu cơ – cụ thể là sắt glycinate. Với hàm lượng sắt 24mg (87.7mg sắt Glycinate).
Không phải tất cả các loại thuốc sắt đều có cùng hiệu quả và an toàn cho cơ thể. Mẹ bầu nên lựa chọn những loại thuốc sắt hữu cơ như sắt fumarat, sắt gluconate, hay sắt glycinate, vì chúng có khả năng hấp thu cao, ít gây kích ứng đường tiêu hóa, giảm tích tụ lượng sắt dư thừa ở đường ruột và tránh được và giảm thiểu tình trạng táo bón hơn so với các loại thuốc sắt vô cơ, như sắt sulfat hay sắt clorua.
Bên cạnh đó bạn cũng nên chọn những loại thuốc sắt có kết hợp với vitamin C, vitamin B12, và acid folic, vì chúng giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt và hỗ trợ quá trình tạo máu, cũng như cung cấp đầy đủ hơn các vitamin khoáng chất mà mẹ bầu cũng đang cần.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu của viên sắt hiệu quả
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu viên sắt bổ sung bao gồm: độ hòa tan của hợp chất sắt, liều lượng, thời điểm dùng liều, và lượng sắt dự trữ dồi dào trong mỗi cá nhân. Cụ thể:
- Độ hòa tan của hợp chất sắt: Hiện nay có 2 loại sắt nước và sắt viên. Trong đó, sắt dạng nước khó uống, gây buồn nôn nhưng lại dễ hấp thu và ít gây táo bón. Ngược lại sắt dạng viên dễ uống nhưng khó hấp thu và thường gây táo bón.
- Thời gian và liều lượng bổ sung: Với mỗi giai đoạn thai kỳ, nhu cầu sắt cần bổ sung là khác nhau. Trung bình mẹ bầu cần khoảng 30mg- 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Trong 3 tháng đầu mẹ chỉ cần bổ sung 30mg sắt, đến 3 tháng cuối, nhu cầu sắt có thể tăng lên hơn 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Tuy nhiên Bạn có thể cần bổ sung thêm sắt nếu bạn: Bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai, mang đa thai hay không uống sắt đều đặn trong thời gian đầu thai kỳ.
- Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày: Thời điểm uống sắt hấp thu tốt nhất là trước ăn hoặc trong bữa ăn.
- Và lượng sắt dự trữ dồi dào trong mỗi cá nhân: Khả năng hấp thụ sắt cao nhất ở những phụ nữ có lượng sắt dự trữ thấp nhất (tức là ở những phụ nữ không được bổ sung sắt trước đó). Lượng sắt dự trữ dồi dào với phụ nữ trước khi mang càng thấp thì nhu cầu và khả năng hấp thu sắt càng cao, và ngược lại.
Cùng đọc tiếp hướng dẫn chi tiết về việc bổ sung viên sắt cho bà bầu sao cho hiệu quả nhất nhé!
Hướng dẫn sử dụng viên sắt cho bà bầu đúng cách
Tuân thủ đúng liều lượng
Tuân thủ liều lượng bổ sung theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để biết được mức độ máu của bạn như nào để chỉ định liều lượng bổ sung phù hợp. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng cần bổ sung sắt liều cao, cần tuân thủ theo chỉ định riêng. Còn thông thường theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới: Liều bổ sung sắt khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là 30mg- 60mg sắt kèm theo 400mcg acid folic mỗi ngày.
Về tuân thủ đúng liều lượng sắt bạn cần biết đọc hàm lượng sắt của viên sắt mà bạn bổ sung. Hàm lượng sắt bổ sung cần được xác định theo nguyên tố sắt, không phải theo hợp chất sắt. Sắt sunfat ngậm nước chứa 20% sắt, sắt gluconate chứa 12% sắt, và sắt fumarate chứa 32% sắt, sắt glycinate chứa 27% nguyên tố sắt.
Để rõ phần này bạn cần đọc kỹ thành phần cũng như hàm lượng nguyên tố sắt ghi rõ trên bao bì sản phẩm của các viên sắt cho bà bầu. Ví dụ:
- Thuốc tổng hợp dành cho bà bầu của Procare diamond: có ghi thành phần Sắt Ferrous Fumarate (equiv. iron 24mg) 75.4mg. Tức là viên sắt Fumarate (viên sắt hữu cơ) có chứa 24mg nguyên tố sắt.
- Hay viên sắt cho bà bầu của Blackmores có ghi: Iron (II) glycinate (iron 24mg) 87.7mg. Tức là 1 viên sắt glycinate (viên sắt hữu cơ) này có chứa 24mg nguyên tố sắt.
- Một ví dụ viên sắt vô cơ như: Viên Iron của Nature made có ghi: Iron 65 mg (325 mg Ferrous Sulfate). Tức là 1 viên sắt Ferrous Sulfate vô cơ này có chứa 65mg nguyên tố sắt.
Để bổ sung đúng liều lượng cần chú ý hàm lượng nguyên tố sắt này.
Thời điểm uống sắt
Như đã nói ở trên: Thời điểm uống sắt hấp thu tốt nhất là trước ăn hoặc trong bữa ăn. Mẹ bầu nên uống vào trước bữa sáng hoặc trước bữa trưa 30 phút. (☛ Xem thêm: Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày)
Bnaj cũng nên lưu ý thêm khi uống song song viên sắt cùng nhiều vitamin khác như vitamin C và Canxi. Cụ thể
- Nên uống sắt cùng với thời điểm uống vitamin C: Vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Do đó, bạn nên dùng vitamin C cùng với sắt khi bổ sung sắt. Hoặc bạn có thể dùng nước cam hoặc các loại trái cây chứa nhiều vitamin C (như cam, quýt, táo, bưởi, ổi…) khi uống sắt.
- Không nên uống sắt cùng thời điểm uống canxi: Khác với vitamin C, bạn nên tránh uống canxi hoặc sữa khi bổ sung sắt. Vì canxi và sắt sẽ gây ra sự ức chế lẫn nhau và làm giảm hiệu quả hấp thu sắt. Bạn nên uống sắt và canxi cách nhau một khoảng thời gian. Nếu bạn uống canxi và sữa vào buổi sáng thì bạn nên uống sắt vào khoảng nửa tiếng trước bữa trưa.(☛ Đọc chi tiết: Bổ sung sắt và canxi cho bà bầu?)
Hạn chế táo bón khi uống viên sắt
Bạn có thể bị táo bón (khó đi đại tiện) do tác dụng phụ của việc uống viên sắt. Bạn có thể kiểm soát táo bón một cách tự nhiên bằng cách:
- Ăn nhiều thực phẩm thực vật chưa qua chế biến như trái cây còn nguyên vỏ, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu
- Uống nhiều nước hơn
- Vận động nhẹ nhàng sau ăn 30 phút giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
- Kết hợp bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua
☛ Đọc đầy đủ: Uống sắt có nóng không táo bón không?
Đừng bỏ qua thực phẩm giàu sắt
Bện cạnh việc uống bổ sung viên uống sắt, bạn cũng nên chú ý đến các nguồn thực phẩm giàu sắt như các loại thực phẩm như thịt đỏ, gan, tim, cá, trứng, … và kết hợp với các loại thực phẩm như rau xanh, các loại đậu…
Bài viết là thông tin về viên sắt dành cho bà bầu và cách bổ sung sao cho hiệu quả. Nếu còn thắc mắc xin để lại phản hồi bên dưới nhé. Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235217/
- https://www.blackmores.com.au/products/womens-premium-iron
- https://www.naturemade.com/products/iron-tablets?variant=17776040378439