Khi mang thai chị em đều chú ý đến chế độ ăn uống, được bồi bổ nhiều hơn bình thường rất nhiều. Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu đã ăn uống được thì có cần thiết phải uống vitamin tổng hợp nữa hay không? Hãy cùng Procare tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết sau đây.
Bà bầu có nên uống thuốc bổ tổng hợp?
Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai thay đổi như thế nào?
Phụ nữ mang thai cần có một chế độ dinh dưỡng đặc thù để đáp ứng với những thay đổi của cơ thể khi mang thai. Theo Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam thì nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai như sau:
Năng lượng: nhu cầu năng lượng tăng thêm trong toàn bộ thai kỳ, mức khuyến nghị là tăng thêm 360 Kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ 2 (tương đương với ăn thêm 1 bát cơm đầy), 475 Kcal/ ngày trong 3 tháng cuối. Không có khuyến nghị cho nhu cầu năng lượng trong 3 tháng đầu mang thai, nghĩa là trong thời gian này nếu bà mẹ không ăn uống được thêm thì cũng không cần quá lo lắng.
Chất đạm và chất béo: phụ nữ mang thai cần ăn thêm khoảng 15g chất đạm mỗi ngày. Nhu cầu về chất béo thì hầu như không có thay đổi gì so với trước đó, chiếm 20-25% (khoảng 40 gam) tổng năng lượng khẩu phần ăn, trong đó cần đặc biệt chú ý đến acid béo không no. Các acid béo không no (như DHA, EPA, ALA…) cần đảm bảo cung cấp 4-10% năng lượng. Để làm được điều này thì nên tăng cường tiêu thụ các loại dầu thực vật, mỡ cá. Riêng đối với DHA và EPA trên thế giới đã có khuyến nghị bổ sung 200mg DHA và 50mg EPA mỗi ngày trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Xem thêm: Lợi ích của việc bổ sung DHA và EPA khi mang thai.
Các vitamin và khoáng chất: các vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa, phân chia tế bào và hình thành nên các cơ quan của thai nhi. Vì vậy mà khi mang thai nhu cầu về vitamin và khoáng chất tăng cao hơn so với bình thường:
Sắt: 30-60mg/ngày giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu dẫn tới các biến chứng trong sản khoa.
Acid folic (vitamin B9): 400-600mcg/ngày. Acid folic đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp ADN và phân chia tế bào. Thiếu acid folic trong thai kỳ thì trẻ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ, thoát vị não…)
Canxi: 1000-1200mg/ngày, khuyến cáo bổ sung trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.
Kẽm: nhu cầu kẽm của phụ nữ mang thai là 15mg/ngày. Bổ sung đủ kẽm giúp phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ như sẩy thai, thai lưu, sinh non, thai già tháng.
I-ốt: 175-200mcg/ngày. Thiếu i-ốt ở phụ nữ mang thai có thể dẫn tới bệnh lý tuyến giáp, trẻ sinh ra có nguy cơ chậm chạp và kém thông minh hơn.
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ mang thai có thực sự cần thiết hay không?
Viên bổ sung đa vi chất bù đắp lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt với chế độ ăn thông thường
Khi mang thai các bà các mẹ thường rỉ tai nhau mang thai là phải “ăn cho 2 người”. Điều đó không có nghĩa là bạn cần ăn gấp đôi so với khẩu phần ăn bình thường. Chế độ ăn của chúng ta thường thiếu cân bằng, nhiều tinh bột và ít bổ sung các vi chất. Nhất là những chất như acid folic, sắt, i-ốt…lại rất dễ mất đi trong quá trình chế biến thức ăn. Như vậy dù có tăng chế độ ăn và đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn thì vẫn khó có thể đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho bà mẹ và em bé.
Mặt khác, sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất trong thời kỳ mang thai có thể tác động xấu đến thai nhi (suy dinh dưỡng, dị tật, tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai…). Như vậy việc bổ sung vitamin, khoáng chất, các acid béo không no thiết yếu chính là sự bảo đảm cho em bé trong bụng mẹ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Nên uống vitamin tổng hợp từ thời điểm nào?
Nên bổ sung vitamin tổng hợp ít nhất từ 1-3 tháng trước khi mang thai, trong suốt quá trình mang thai và cho con bú. Viên uống đa vi chất thường bổ sung những vitamin và khoáng chất mà cơ thể chúng ta thường thiếu hụt với chế độ ăn uống thông thường, vì vậy bổ sung chúng đem lại lợi ích cho sức khỏe, giúp cơ thể sẵn sàng cho việc thụ thai. Thậm chí các acid béo omega-3, nhất là DHA và EPA còn giúp nâng cao khả năng thụ thai nhờ làm tăng lưu lượng máu đến tử cung.
Đặc biệt một số dưỡng chất nếu thiếu hụt trong giai đoạn đầu có thể ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí gây dị tật cho thai nhi. Chẳng hạn như thiếu acid folic trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật ống thần kinh, dẫn tới nứt đốt sống, thoát vị não, thai vô sọ. Thiếu sắt trong khi mang thai cũng dẫn tới nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng, thiếu máu, sinh non, lưu thai.
Tóm lại: bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết ngay từ khi có ý định mang thai, trong suốt quá trình mang thai và cho con bú là cần thiết để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng do nhu cầu tăng cao trong thai kỳ, đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé.
DS. Quỳnh Liên
Pham Thi Tuong Vi bình luận
Chuyên gia tư vấn bình luận