3 tháng cuối là lúc mẹ bầu cần cung cấp nhiều sắt nhất để đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao trong giai đoạn này, nếu không dễ gặp phải tình trạng thiếu sắt. Ngược lại, nhiều bà mẹ không tiếc tiền đầu tư và cố gắng uống nhiều sắt để mong con khỏe thì cuối cùng vẫn phải đến gặp bác sĩ do tự ý bổ sung sắt quá liều. Vậy hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu 3 tháng cuối bao nhiêu là đủ?
Bổ sung thiếu hay thừa sắt đều nguy hiểm
Chị H (23 tuổi, Phú Thọ) mang thai đã được 8 tháng. Do nhà xa không có điều kiện đi khám thai thường xuyên, cộng thêm tâm lý chủ quan nên chị H chưa có ý thức bổ sung đầy đủ sắt trong quá trình mang thai. Chị H đến khám bác sĩ trong tình trạng da tái xanh, yếu ớt, người thì lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, uể oải bất thường, thường xuyên bị nhức đầu, khó thở, thỉnh thoảng bị ngất. Bác sĩ cho biết nếu tình trạng thiếu sắt kéo dài có thể dẫn tới hiện tượng đẻ non, bào thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ ở con sau này. Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai còn khiến mẹ có nguy cơ bị băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.
Mang thai lần đầu, Chị M (24 tuổi, Thái Bình) rất lo lắng. Chị lên mạng tìm hiểu nhiều thông tin và cho rằng việc bổ sung sắt rất quan trọng cho cả mẹ lẫn con. Do đó, ngay từ khi mới có thai, cô đã mua cùng lúc nhiều loại thuốc sắt cho bà bầu về uống, kèm theo chế độ ăn gồm nhiều thực phẩm bổ sung sắt. Chị M không tiếc tiền đầu tư và cố gắng bổ sung sắt tới khi bị táo bón nặng kèm theo đau lưng, nôn ói, khó thở mới đi khám bác sĩ. Lúc này, bác sĩ kết luận chị M bị thừa sắt do tự ý bổ sung quá liều. Thừa sắt dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ làm cản trở quá trình cung cấp máu từ Mẹ sang con, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ. Sắt dư thừa được tích lũy trong gan và lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lách và hàng loạt các biến chứng khác.
Xem thêm:
- Tự ý bổ sung sắt – Lợi bất cập hại
- Nhận biết tác dụng phụ của thuốc sắt cho bà bầu
- Bổ sung sắt khi mang thai thế nào cho đúng và đủ
- Thực phẩm giàu sắt nhất cho bà bầu
Hàm lượng sắt cho bà bầu 3 tháng cuối
Lượng sắt thực tế cơ thể cần hàng ngày trong giai đoạn 3 tháng cuối là hơn 6 mg Fe/ngày (bao gồm sắt được cung cấp từ thức ăn và sắt từ thuốc bổ sung)
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu thiếu sắt (Hb<1111g/dl và Ferritin <30mg/mL), thì ngoài tăng cường chế độ ăn giàu sắt bạn cần bổ sung thêm sắt từ thuốc ở hàm lượng cao để điều trị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả. Chỉ bổ sung sắt liều cao khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt mà thôi. Sau đó, bạn luôn cần sự theo dõi, đánh giá định kỳ của bác sĩ trong suốt quá trình dùng thuốc để điều chỉnh lại liều lượng nếu cần. Tuyết đối không tự ý tăng/giảm liều hay kéo dài/rút ngắn thời gian điều trị. Bởi thiếu hay thừa sắt đều gây ra các ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi.
Để tìm được sản phẩm bổ sung sắt phù hợp bạn cần xác định rõ:
- Nhu cầu sắt thực tế của cơ thể mình
- Lượng sắt mà thức ăn hàng ngày đã cung cấp
- Hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi sản phẩm bổ sung.
Ví dụ: Nếu có một thai kỳ bình thường, không bị thiếu máu thiếu sắt và có:
- Chế độ ăn uống tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ/ngày thì chỉ cần bổ sung một lượng sắt ở liều cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố/ngày là đủ.
- Chế độ ăn kém hơn một chút thì bạn cần bổ sung sắt liều cao hơn, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt – tương ứng với 22-24mg sắt nguyên tố/ngày (phần còn lại thức ăn dễ dàng cung cấp đủ)
Như vậy, để bổ sung sắt có hiệu quả và giảm tối đa tác dụng không mong muốn thì trước tiên mẹ cần tăng cường bổ sung sắt từ thực phẩm hàng ngày, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống của mình để tối ưu khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Việc bổ sung sắt từ thuốc được thực hiện khi chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu và nên bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể. Chỉ bổ sung liều cao hơn khuyến nghị khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cơ thể thực sự có thiếu máu thiếu sắt bệnh lý mà thôi.
Theo Procarevn
uyên bình luận
e đang bầu 27 tuần h uống thuốc procare có dk k ạ ?? có cần uống kèm thêm thuốc gi k ạ ?
Procarevn.vn bình luận
Huong bình luận
Uống cái này có cần bổ sung thêm dha không ạ?
Procarevn.vn bình luận