0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Bệnh khi mang thai » Nguy hiểm đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Nguy hiểm đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

67 478 đã xem

Viết bình luận

Đau đầu khi mang thai  là một căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có những biến chứng nguy hiểm đối với cả thai phụ và thai nhi. Mang thai 3 tháng cuối là thời điểm quan trọng trong chu kỳ sinh con của người phụ nữ. Vì vậy trong giai đoạn này, các bà mẹ phải cẩn thận với một số căn bệnh khiến cho việc sinh sản gặp khó khăn và có thể gây ra các trường hợp sinh non, sảy thai, thai lưu,… 

Nguy hiểm đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ 1

1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối

Vào 3 tháng cuối của giai đoạn thai kỳ, thai nhi phát triển lớn, trọng lượng tăng, có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và gây ra bệnh đau nhức ở đầu.

Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố khác làm tăng chứng đau đầu ở bà mẹ bầu là:

  • Do sự lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ nhiều trong thời gian mang bầu.
  • Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến bà mẹ bầu dễ mệt mỏi, cáu gắt và đau đầu.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá,…
  • Thiếu máu làm Oxy lên não kém, dẫn đến tình trạng đau đầu.
  • Sống trong môi trường ồn ào, tinh thần hay bị gò bó, căng thẳng.
  • Thiếu ngủ, mệt mỏi liên tục khi vận động, làm việc, hay để cơ thể bị đói, thiếu nước.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn đến đau đầu ở bà bầu.
  • Tư thế nằm sai, hay nằm ngửa khiến các mạch máu bị chèn ép.

 

2. Nguy hiểm khi đau đầu vào cuối thai kỳ

Đau đầu là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, nhưng đau đầu ở bà bầu mang thai 3 tháng cuối trong nhiều trường hợp có thể là nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.

Giống như một số các bệnh lý khác khi mang thai như phù chân, táo bón,… đau đầu thường xuất hiện và khỏi hẳn sau khi bà bầu qua giai đoạn mang thai. Dù vậy, các cơn đau đầu mang đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi, khiến các bà mẹ khó ăn, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân cũng như của thai nhi.

2. Nguy hiểm khi đau đầu vào cuối thai kỳ 1

Bệnh tiền sản giật rất nguy hiểm đối với bà mẹ đang mang thai.

Biến chứng nguy hiểm nhất của đau đầu có thể xảy ra trong khi mang thai 3 tháng cuối đó là biến chứng tiền sản giật. Khi bị đau đầu, các bà bầu có thể bị cao huyết áp, là một dấu hiệu phổ biến của tiền sản giật rất nguy hiểm. Thông thường, dấu hiệu tiền sản giật chỉ xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ nhưng vẫn có những trường hợp bị kéo dài và nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, bà bầu mang thai 3 tháng cuối bị mắc bệnh đau đầu cần phải theo dõi thường xuyên và nhập viện ngay khi có các biến chứng xấu.

Xem thêm: Tiền sản giật –  Nguyên nhân và cách phòng ngừa

 

3. Phòng tránh đau đầu ở 3 tháng cuối thai kỳ

Để phòng ngừa hiệu quả những nguy hiểm khi bị đau đầu ở 3 tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ nên chú ý những lời khuyên dưới đây:

  • Cần có một chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng như protein, canxi, magie, sắt,… để cải thiện sức khỏe và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh các loại đồ uống độc hại, chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
  • Không nên làm việc quá nhiều mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, nên thư giãn tại không gian yên tĩnh, tránh tiếng động ồn ào và giật mình.
  • Ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, đem lại lợi ích khi sinh con.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào kể cả có nguồn gốc tự nhiên, thảo dược. Phải được sự đồng ý của bác sĩ mới được dùng.
  • Nên thực hiện thăm khám định kỳ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Ngoài thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ thì mẹ có thể bổ sung thêm dưỡng chất từ thuốc bổ mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, Sắt, acid folic, canxi, I ốt, Vitamin B12,…

Nếu có các triệu chứng đau đầu dữ dội, kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, phù nề, đau bụng,… thì các mẹ nên ngay lập tức nhập viện để được theo dõi và tư vấn một cách tốt nhất cho sức khỏe của mình và bé trong tương lai.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Theo: Procarevn.vn

Procare - 19/05/2020
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Bà bầu bị đau đầu- Cần hiểu rõ nguyên nhân
  • Mẹo chữa tự nhiên cho Bà bầu bị đau đầu
  • Song thai – Những điều cần biết để sinh con an toàn
  • Mẹo hay cho bà bầu bị viêm họng

60 Bình luận

  1. Hà Thị Huyền bình luận

    22/09/2017 at 4:32 chiều

    Chào bác sĩ, cháu tên Huyền năm nay 24t đang có bầu con đầu, rhai được gần 37tuần. 2 hôm nay cháu thấy nhức đầu liên tục. Và khi ngủ dậy chân tay có cảm giác phù. Như vậy, có nguy hiểm gì đến sức khoẻ của mẹ và thai không ạ?

    Chào bác sĩ, cháu tên Huyền năm nay 24t đang có bầu con đầu, rhai được gần 37tuần. 2 hôm nay cháu thấy nhức đầu liên tục. Và khi ngủ dậy chân tay có cảm giác phù. Như vậy, có nguy hiểm gì đến sức khoẻ của mẹ và thai không ạ?

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      24/09/2017 at 4:37 chiều

      Chào bạn Huyền, Nhức đầu và phù là triệu chứng của tiền sản giật. Bạn nên đến bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm để phát hiện kịp thời và điều trị phù hợp càng sớm càng tốt. Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

      Chào bạn Huyền,
      Nhức đầu và phù là triệu chứng của tiền sản giật. Bạn nên đến bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm để phát hiện kịp thời và điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  2. Hồ thị hoa bình luận

    21/09/2017 at 3:43 chiều

    E mang thai dc 30 tuan.2 hom nay e thấy đau đầu.sổ mũi lâu lâu lại ho.luc e ngồi thì đỡ đau đầu nhưng nằm nhiều thì lại bị.nhờ bác sĩ tư vấn hộ ak

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      24/09/2017 at 4:32 chiều

      Chào bạn Hoa, Các triệu chứng mà bạn gặp phải có thể do bạn nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc bạn bị cảm cúm. Bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể và có hướng điều trị phù hợp. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng trên như: uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh; nhỏ mũi, ...[Xem thêm]

      Chào bạn Hoa,
      Các triệu chứng mà bạn gặp phải có thể do bạn nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc bạn bị cảm cúm. Bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể và có hướng điều trị phù hợp. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng trên như: uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh; nhỏ mũi, súc miệng nước muối thường xuyên,… Đồng thời bổ sung dưỡng chất đầy đủ từ thức ăn và thuốc bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond để nâng cao sức để kháng cho cơ thể khỏe mạnh, mau khỏi bệnh và thai nhi phát triển tối ưu.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  3. Ngô trang bình luận

    04/08/2017 at 9:01 sáng

    Bác sĩ cho cháu hỏi .
    Cháu mang thai lần đầu,thai nhi được 37w2d, dạo này cháu mắc chứng đau đầu. Vì thế cháu muốn hỏi bị nv có ảnh hưởng tới thai nhi không ạ?

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      08/08/2017 at 2:14 chiều

      Chào bạn Ngô Trang, Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi lớn nên chèn ép nên các mạch máu làm tuần hoàn khó khăn, thêm nữa tâm lý lo lắng khi gần đến ngày sinh nở, chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu,… khiến đa số các bà bầu gặp phải triệu chứng đau đầu. Nếu hiện tượng đau đầu chỉ thoáng qua và không kèm ...[Xem thêm]

      Chào bạn Ngô Trang,
      Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi lớn nên chèn ép nên các mạch máu làm tuần hoàn khó khăn, thêm nữa tâm lý lo lắng khi gần đến ngày sinh nở, chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu,… khiến đa số các bà bầu gặp phải triệu chứng đau đầu. Nếu hiện tượng đau đầu chỉ thoáng qua và không kèm với các biểu hiện như: phù, cao huyết áp, đau kéo dài, dữ dội thì bạn không cần lo lắng. Ngược lại, thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!

  4. Lê phạm xuân trang bình luận

    08/07/2017 at 11:25 chiều

    Bs cho e hỏi e thai đuoc 36 tuan, bé gò nhieu khien bụng e dau âm ỉ, lam cơ thể mệt moi. Nhu vay co sao ko ạ.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      13/07/2017 at 10:24 sáng

      Chào bạn Xuân Trang, Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi lớn nhanh khiến không gian hoạt động của thai nhi trở lên chật hẹp. Sống trong “ngôi nhà” chật em bé cũng khó chịu, chính vì vậy em bé sẽ cử động thường xuyên để tìm được tư thế thoải mái nhất. Hơn nữa, thai lớn hơn khiến các cử động dù nhỏ cũng khiến mẹ cảm nhận ...[Xem thêm]

      Chào bạn Xuân Trang,
      Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi lớn nhanh khiến không gian hoạt động của thai nhi trở lên chật hẹp. Sống trong “ngôi nhà” chật em bé cũng khó chịu, chính vì vậy em bé sẽ cử động thường xuyên để tìm được tư thế thoải mái nhất. Hơn nữa, thai lớn hơn khiến các cử động dù nhỏ cũng khiến mẹ cảm nhận rõ ràng hơn. Nếu không thấy các biểu hiện khác đi kèm như: đau quặn từng cơn, ra máu,… thì bạn không cần quá lo lắng nhé!
      Để cơ thể đỡ mệt mỏi, thời gian này bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Những tháng cuối thai kỳ là thời gian thai nhi cần nhiều dưỡng chất để phát triển, đặc biệt đây là thời kỳ thai nhi phát triển nhảy vọt về não bộ và thị giác, đồng thời mẹ cũng cần có cơ thể khỏe mạnh để chuẩn bị cho lần vượt cạn đang đến gần. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn thì việc bổ sung thêm dưỡng chất từ viên bổ tổng hợp PM Procare diamond (với hàm lượng DHA/EPA, sắt, I-ốt,… cao) mỗi ngày là cần thiết. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

Phản hồi mới hơn »
1 2 3 … 8 »

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời