Chế độ dinh dưỡng là một trong những điều đặc biệt quan trọng đối với 9 tháng thai kỳ mà bà bầu nào cũng quan tâm. Ngoài việc nên ăn gì khi mang thai, những loại thực phẩm nào nên kiêng cũng là điều các bà bầu cần quan tâm tìm hiểu kỹ càng để có thai kỳ khỏe mạnh.
Mục lục
- 1. Các món ăn từ thực phẩm sống
- 2. Món pa tê
- 3. Sữa và các các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
- 4. Cá, hải sản từ những nguồn ô nhiễm
- 5. Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh
- 6. Caffein
- 7. Rượu bia
- 8. Khoai tây mọc mầm xanh
- 9. Quả dứa
- 10. Táo mèo
- 11. Quả nhãn
- 12. Quả ổi
- 13. Đu đủ
- 14. Dưa hấu lạnh
- 15. Mướp đắng (khổ qua)
- 16. Rau sam
- 17. Ngải cứu
- 18. Rau ngót
- 19. Rau răm
- 20. Rau mầm
- 21. Chùm ngây
- 22. Măng
1. Các món ăn từ thực phẩm sống
Các món ăn có nguyên liệu từ thực phẩm sống (thịt, cá, tôm, cua) như gỏi, tiết canh, nộm, sushi hay lẩu tái v.v. Các loại thực phẩm tái sống này có nguy cơ chứa nhiều loại vi khuẩn như listeria, toxoplasma, ecoli thủ phạm gây bệnh tiêu chảy. Cách tốt nhất là không nên ăn tái sống, nguyên tắc ăn chín uống sôi luôn phải đặt lên hàng đầu. Cần nấu chín thịt ở nhiệt độ ít nhất là 145 độ và hâm nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ”.
Trứng sống, trứng chần cũng tiềm ẩn nguy cơ có vi khuẩn Salmonella. Nếu luộc thì lòng đỏ phải chín và trở về trạng thái đặc. Bà bầu cũng nhớ lưu ý hạn sử dụng của trứng, và nên bảo quản trong tủ lạnh.
Cần thận trọng khi sử dụng các sản phẩm có nguyên liệu là trứng sống như bánh mousse, mayonnaise, kem tươi.
2. Món pa tê
Gan và các sản phẩm từ gan (pate gan…) là các loại thực phẩm có nhiều Vitamin A, có thể gây hại nếu tiêu thụ quá nhiều. Vitamin A là tốt, nhưng nếu quá nhiều vitamin A có thể gây ra các dị tật thai nhi. Một bữa gan bò thường cung cấp hơn 4 lần lượng vitamin A so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
Ngoài ra, pate là món ăn có thể chứa rất nhiều khuẩn listeria, gây các loại bệnh rối loạn tiêu hoá.
3. Sữa và các các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
Sữa và các chế phẩm từ sữa như pho mát mềm chưa tiệt trùng, phó mát tách khuôn, phô mai… chưa được tiệt khuẩn nên tiềm ẩn rất nhiều các loài vi khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi nếu xâm nhập vào cơ thể của người mẹ. Đây cũng là những loại thực phẩm chưa qua quá trình triệt khuẩn nên không có lợi trong giai đoạn thai kỳ.
4. Cá, hải sản từ những nguồn ô nhiễm
Các loại cá từ những nguồn nước ô nhiễm có thể chứa hàm lượng thủy ngân ở mức báo động vì thủy ngân sẽ chuyển đổi thành methylmercury, một độc chất đối với cơ thể con người. Chất độc này gây ra tổn thương não và gây chậm phát triển ở trẻ sơ sinh.
Tránh ăn những loại hải sản có vỏ sống như sò, trai, ngao, hến… Chúng chứa vi khuẩn, virut và các chất độc hại có thể gây bệnh cho bà bầu.
5. Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh
Nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene, nhất là đồ hộp, là nguyên nhân gây ra hiện tượng đẻ non và sẩy thai.
Trong các loại thịt chế biến sẵn cũng ẩn chứa nhiều khuẩn Listeria, như thịt giăm bông, gà tây, thịt xông khói, xúc xích… Những người lớn khỏe mạnh thường không bị ảnh hưởng , nhưng nó đặc biệt nguy hiểm với những bà mẹ đang mang thai.
Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì thế hãy luôn nhớ nấu chín trước khi dùng.
6. Caffein
Đồ ăn đồ uống có chứa nhiều caffein được xem là bất lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nó là chất kích thích có nhiều trong chè, cà phê, coca, nước tăng lực vv… Hậu quả làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hay đẻ non.
Không nên uống đồ có ga, có chứa cafein, cocain. Các loại này rất có hại cho phôi thai cũng như gây nguy cơ xảy thai. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.
7. Rượu bia
Độc cồn từ rượu bia có thể gây chứng nhiễm độc bào thai.
8. Khoai tây mọc mầm xanh
Ở phần mầm và châm mầm khoai tây chứa độc tố solanen (độc tố này chủ yếu tồn tại trong các thực phẩm nảy mầm hay thối). Hàm lượng solanen trong mầm non mỗi cây khoai tây có thể lên đến 5.200mg. Sau khi hấp thụ solanen vào máu sẽ hòa tan máu và có thể làm tê liệt các hoạt động, tê liệt hệ hô hấp, gây kích thích niêm mạc dạ dày và dễ gây tử vong. Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây chứa kiềm sinh vật cao, tích trữ trong cơ thể, có thể gây dị dạng cho thai nhi sau này.
9. Quả dứa
Quả dứa có thể gây những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu, vì có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tác dụng kích thích tử cung co bóp, dễ bị bóc tách túi thai và sẩy thai.
10. Táo mèo
Táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, thúc đẩy tử cung co bóp, làm ảnh hưởng tới thai nhi, nặng có thể dẫn tới sảy thai và làm tăng tỷ lệ bị sinh non.
11. Quả nhãn
Phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón. Nếu ăn nhãn nhiều sẽ tăng độ nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
12. Quả ổi
Ổi thuộc tính nóng, khó tiêu, nếu bà bầu ăn sẽ rất dễ bị táo bón khi mang thai.
13. Đu đủ
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Đu đủ dạng chín cũng có thể kích thích tử cung co bóp dễ gây sảy thai.
14. Dưa hấu lạnh
Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu lạnh.
15. Mướp đắng (khổ qua)
Vị đắng của mướp đắng gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần. Mướp đắng có chứa những chất như Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người.
16. Rau sam
Đối với người có thai thì bà bầu hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
17. Ngải cứu
Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu sẽ gây tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
18. Rau ngót
Rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Tiêu thụ rau ngót trên 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.
Rau ngót cũng có thể gây trở ngại cho sự hấp thu can-xi và phốt-pho hoặc dẫn đến một số triệu chứng như mất ngủ, khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.
19. Rau răm
Rau răm khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp.
20. Rau mầm
Trong xà-lách, rau mầm giá đỗ, củ cải… có thể chứa vi khuẩn listeria. Đây là loại vi khuẩn có trong một số thực phẩm bị ô nhiễm, chưa nấu chín, chưa tiệt trùng rất nguy hiểm đối với thai phụ. Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 1.700 người bị bệnh do vi khuẩn listeria, trong đó có 260 trường hợp tử vong. Phụ nữ mang thai dễ mắc vi khuẩn này gấp 20 lần người bình thường. Đặc biệt trong ba tháng cuối, khi hệ thống miễn dịch của thai phụ bị suy giảm. Triệu chứng xuất hiện 2-30 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh gồm đau đầu, đau cơ, sốt, buồn nôn và nôn. Nếu vi khuẩn tấn công hệ thống thần kinh, có thể gây cứng cổ, mất định hướng hoặc co giật. Vì vậy để an toàn cho thai nhi, bà bầu không nên ăn những loại rau mầm trên.
21. Chùm ngây
Rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.
22. Măng
Măng khi được tiêu hóa trong dạ dạy sẽ giải phóng axit xyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa. Phụ nữ mang thai tốt nhất không nên ăn.
Theo Procarevn
Xem thêm: