Sắt có lẽ là dưỡng chất mẹ bầu quan tâm đầu tiên khi mang thai bởi nó có vai trò thực sự quan trọng đối với thai kỳ. Nhưng nên bổ sung như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Cùng Procare tham khảo 3 giải pháp bổ sung sắt hiệu quả cho bà bầu dưới đây để có cách bổ sung thích hợp cho mình nhé!
1. Bổ sung sắt cho bà bầu thông qua thực phẩm
Bổ sung sắt từ chế độ ăn luôn là điều cần thực hiện trước tiên. Bởi sắt từ thực phẩm là sắt hữu cơ dễ hấp thu, đồng thời không gây ra các tác dụng phụ như sử dụng thuốc bổ sung.
Hơn nữa, tăng cường chế độ ăn giàu sắt còn giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm luôn là biện pháp tối ưu và cần là nguồn dinh dưỡng chính để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Một số thực phẩm giàu sắt bạn có thể tham khảo:
Sắt có nguồn gốc động vật (sắt dạng Heme) hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật bởi vì trong protein có một loại peptide đặc biệt giúp hấp thu sắt cao hơn. Hơn nữa, sắt heme có thể tan được trong môi trường kiềm nên với người có axit thấp vẫn có thể hấp thu được trong khi đó, sắt ở thực vật không hấp thu được khi dạ dày không có đủ độ axít. Tỉ lệ hấp thu của sắt heme là 25%, trong khi tỉ lệ hấp thu của sắt không heme chỉ 10%.
Tăng cường chế độ ăn với thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật cùng với các loại rau quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp hấp thu sắt tối ưu.
2. Bổ sung sắt cho bà bầu từ thói quen ăn uống
Cần thực hiện giảm các chất ức chế hấp thu sắt, nếu không thể cắt giảm thì thời điểm sử dụng nên cách xa thời điểm bổ sung sắt ít nhất 2h để sắt được hấp thu tốt nhất có thể.
Tăng cường các chất có tác dụng thúc đẩy hấp thu sắt là điều nên thực hiện để sắt được hấp thu tối ưu.
Thành phần bữa ăn có Polyphenols, tanin (trà, cà phê, gia vị thảo dược), canxi (trong một số rau, hạt, đậu và tất cả các loại sữa tươi và sữa có bổ sung canxi), phytate (gạo, lúa mì, lúa mạch, ngô, đậu và hạt các loại) sẽ cản trở sự hấp thu sắt.
Bữa ăn giàu sắt của bạn sẽ chỉ hấp thu chưa đến 50% lượng sắt có trong đồ ăn nếu bạn uống sữa bò/dê hay sữa đậu nành có bổ sung canxi ở mức 300-600mg canxi trong vòng 2h trước và sau khi ăn.
Món ăn giàu sắt, đặc biệt là từ thực vật thì bạn nên uống thêm nước chanh, cam (hay ăn một loại trái cây giàu vitamin C như ổi, dưa lưới, cam, bưởi, quýt…).
3. Bổ sung sắt cho bà bầu bằng liều thấp nhất có thể
Khi nhu cầu sắt tăng cao mà chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ thì bạn cần bổ sung sắt từ thuốc sắt cho bà bầu. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung liều thấp nhất có thể mà thôi.
Cơ thể thường chỉ hấp thu được 10-15% lượng sắt mà bạn đã cung cấp. Phần sắt không được hấp thu sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen… Do đó, liều lượng bổ sung sắt từ thuốc càng thấp càng giảm tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Tùy vào chế độ ăn, theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2016 lượng sắt khuyến nghị cần bổ sung mỗi ngày như sau:
Thực hiện chế độ ăn khoảng 01 lạng thịt cá/ngày với mẹ bầu không khó. Với chế độ ăn này bạn chỉ cần bổ sung trung bình khoảng 27,1mg sắt nguyên tố/ngày (bao gồm từ thức ăn và từ thuốc bổ sung).
Tuy nhiên, nhu cầu sắt của cơ thể mỗi giai đoạn một khác. Do đó việc bổ sung trải đều trong suốt thai kỳ sẽ không phát huy tối đa hiệu quả.
- Trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ: nhu cầu sắt tương tự như khi bạn chưa mang thai, thậm chí ở thai kỳ thứ nhất nhu cầu sắt còn giảm đi bởi mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.
- Từ 3 tháng giữa trở đi: nhu cầu sắt bắt đầu tăng cao và lên tới đỉnh điểm trong vòng 6-8 tuần cuối thai kỳ để đáp ứng đủ cho thai nhi ngày một lớn.
- Sau sinh: bổ sung sắt tương tự như giai đoạn trước và trong 3 tháng đầu.
Bạn có biết cơ thể chúng ta có thể điều chỉnh hấp thu sắt để phù hợp với nhu cầu hay không? Khi nhu cầu không cao thì cơ thể sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng. Lúc này, bổ sung càng nhiều sắt sẽ càng khiến cơ thể gặp phải các tác dụng không mong muốn do dư thừa.
Hấp thu sắt giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ, sau đó tăng dần trong suốt các tháng sau cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng đủ nhu cầu và tái lập dự trữ sắt cho mẹ.
Sắt không phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Để hạn chế tác dụng không mong muốn do bổ sung sắt gây ra, nên lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ và tùy thuộc vào chế độ ăn thực tế hàng ngày của bạn.
Xem thêm: Bổ sung sắt ĐÚNG – ĐỦ cho bà bầu
Như vậy, muốn bổ sung sắt hiệu quả thì điều cần làm đầu tiên là cải thiện chế độ ăn, thay đổi thói quen ăn uống để không cản trở hấp thu. Sau đó mới là bổ sung sắt từ thuốc và chỉ nên bổ sung ở liều tối thiểu mà thôi.
Theo Procarevn
Thảo bình luận
Cháu mang thai được 2 tháng mà không uống được thuốc thì nên làm gì hả bác sĩ
Procarevn.vn bình luận
hanh bình luận
cho e hoi với ạ e mắc trứng khó nhuốt sợ uống thuốc tu bé uong thuoc phai nghiền nhưng e thử uong sắt e không uống được nôn ra vi rất ghê cổ. e khong uong duoc. bác sĩ có cách gì tư vấn giúp e với ạ
procarevn bình luận
NHẬT QUỲNH bình luận
procarevn bình luận
Đỗ Thu Hà bình luận
procarevn bình luận