Viêm họng là bệnh phổ biến và dễ gặp, nhưng sẽ đặc biệt khó chịu hơn nữa khi bạn mang thai, vì cơ thể vốn đã có nhiều mệt mỏi và đau nhức. Thế nhưng, các bà bầu bị viêm họng cũng không thể dùng thuốc tùy tiện để chấm dứt nhanh cơn đau này vì sự an toàn của bé. Hãy cùng tham khảo một số mẹo hay chữa viêm họng cho bà bầu, bạn có thể tự thực hiện tại nhà để làm dịu cơn đau, ngứa và rát họng một cách tự nhiên, không cần dùng đến thuốc.
Mục lục
Bà bầu bị viêm họng nên uống gì
Trà và mật ong
Đây là hai nguyên liệu rất phổ biến giúp các bà bầu nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau khi bị viêm họng. Bạn cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà, cho thêm nước cốt của nửa quả chanh.
Trà gừng mật ong
Hỗn hợp gừng và mật ong cũng giúp thông cổ, giảm đau. Bà bầu hãy trộn một thìa nước gừng và một thìa mật ong và dùng nó vài lần mỗi ngày.
Nghệ
Nghệ rất tốt để kháng viêm và chữa ho. Bạn lấy một nửa cốc nước nóng, thêm một chút muối, nửa thìa bột nghệ, quấy đều và uống ngày một lần. Uống liên tục 3 ngày sẽ giảm các triệu chứng viêm họng.
Sữa nóng
Uống thêm cốc sữa nóng, các cơn ho và đau họng sẽ giảm.
Duy trì đủ lượng nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi bạn mệt mỏi và cổ họng bị nóng rát hay bị sưng tấy. Nước giúp duy trì độ ẩm, làm dịu cơn ho, dễ tống xuất chất nhầy, tạo sức đề kháng vi khuẩn và các chất gây dị ứng, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt, chống lại viêm họng một cách tự nhiên.
Xem thêm:
- Dấu hiệu có thai
- omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
- Bí quyết chọn Omega 3 tốt nhất cho bà bầu
- Vitamin A – Bà bầu cần biết
- DHA – Vi chất quan trọng không thể bỏ qua
- Bà bầu nên ăn gì
- Dấu hiệu sắp sinh
- Cẩm nang bà bầu
- Quan hệ khi mang thai
Bà bầu bị viêm họng nên ăn gì
Lòng trắng trứng giúp giảm viêm và giả đau cổ họng rất hiệu quả. Bà bầu có thể bổ sung trứng vào khẩu phần ăn trong những ngày bị viêm họng.
Tỏi chứa allicin giúp chống khuẩn. Bà bầu có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5-10 phút để trị viêm cho cổ họng.
Chuối là một loại trái cây không có tính axit, mềm và dễ ăn, đặc biệt thích hợp khi bà bầu bị viêm họng. Chuối cũng giàu vitamin B6, kali, vitamin C nên rất tốt cho cơ thể.
Vitamin C có tác dụng làm mát sẽ xoa dịu sự nóng rát ở họng, đồng thời giúp hệ miễn dịch của bà bầu chống lại các loại bệnh tật, trong đó có viêm họng. Bạn có thể ăn các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa, măng cụt… để bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể.
Bà bầu bị viêm họng nên làm gì
Súc miệng bằng nước muối ấm giúp chống nhiễm trùng, giảm cảm giác đau rát ở cổ họng. Bà bầu có thể pha một thìa muối với khoảng 250ml nước lọc ấm và súc miệng mỗi giờ một lần.
Súc miệng bằng nước rễ cam thảo giúp giảm đau họng, điều trị đau họng và viêm loét.
Tạo độ ẩm cho không khí, giúp giảm khô cổ, đau họng. Bà bầu hãy đun sôi một nồi nước lớn trên bếp cho đến khi nó bắt đầu bốc hơi. Hít vào hơi nước, hoặc để nồi tiếp tục đun sôi trên bếp. Nước sôi và hơi nước sẽ làm tăng độ ẩm cho không khí.
Thuốc lá là thủ phạm khiến nhiều bà bầu bị đau họng và làm cho viêm họng trở nên xấu hơn.Vì thế tránh hút thuốc, ngửi khói thuốc là việc làm rất cần thiết.
Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi, các sản phẩm làm sạch nhà cửa, nước hoa, hóa chất…
Tránh tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm, hoặc các bệnh dễ lây khác.
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều trong thời gian mang thai.
Kê cao gối khi nằm để giảm ho.
Khi nào thì bà bầu bị viêm họng nên đến gặp bác sĩ
Nếu đã thực hiện các biện pháp tự điều trị tại nhà mà cơn viêm họng không thuyên giảm trong vài ngày, bà bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt là khi gặp các triệu chứng sau:
Viêm họng kéo dài hơn 3 ngày
Viêm họng, đau kèm sốt cao hơn 380C
Đau cổ họng đột ngột hoặc khó nuốt hoặc thở
Bà bầu bị chứng ợ nóng mạn tính gây viêm họng.
Mặc dù viêm họng trong khi mang thai có thể không gây hại cho em bé, nhưng tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và rõ ràng sẽ dễ ảnh hưởng đến em bé. Bà bầu nên tích cực điều trị viêm họng tại nhà từ những vật liệu tự nhiên để giảm bớt ảnh hưởng đến sức khỏe, cần thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng cân bằng và bổ dưỡng, ngủ đủ giấc, rèn luyện thể lực (tập thể dục) phù hợp, nhẹ nhàng, đều đặn. Đi khám thai định kỳ để được theo dõi, tầm soát, tiêm phòng, uống đủ liều các loại vitamin, acid folic và các chất cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo Bác sĩ Nguyễn Hải Lê