Bị cúm khi mang thai là một trong những lo lắng phổ biến của các mẹ bầu, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Cùng tìm hiểu cụ thể mang thai 3 tháng đầu bị cúm có sao không? Cụ thể nguy hiểm như nào và cần phải làm gì trong trường hợp này nhé?
Mục lục
Mẹ bầu đã biết đầy đủ về cúm chưa?
Cảm cúm là gì? Tại sao nó lại nghiêm trọng hơn khi mang thai
Cúm là một trong số các bệnh truyền nhiễm cấp tính, có triệu chứng điển hình là: mệt mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, sốt (có thể có). Bệnh cúm do virus gây ra hiện chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thể dùng văc-xin phòng ngừa, và dùng thuốc điều trị theo triệu chứng. Bệnh xảy ra rất phổ biến, có tốc độ lây lan nhanh.
Ngoài virus gây cảm cúm thông thường kể trên, còn có nhiều loại virus cúm nguy hiểm khác, có thể kể tới như H5N1, H1N1, H7N9, Rubella… Khi nhiễm phải những virus này, người bệnh cũng gặp phải những triệu chứng tương tự cúm thường. Bởi vậy, nhiều người không nhận biết được đúng tình trạng, dẫn tới chủ quan, tự điều trị tại nhà và có thể dẫn tới những hậu quả không lường trước.
Nhóm bệnh này thường lây truyền trong các loại gia cầm với nhau, tuy nhiên biến thể của chúng có khả năng lây sang người rồi nhiễm từ người sang người theo đường hô hấp, qua đường giọt bắn hoặc dịch mũi, tiếp xúc chung với đồ vật có chứa virus, từ bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng…
Ngoài các loại virus kể trên, còn có virus corona, loại virus đã gây ra biết bao nhiêu thiệt hại về người, thảm họa đại dịch covid trong thời gian qua. Các loại virus này nguy hiểm hơn bệnh cúm thông thường. Chúng làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm chức năng hô hấp, gây viêm phổi và có thể dẫn tới tử vong.
Cúm sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn đang mang thai và thậm chí bạn có thể phải nhập viện. Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu để giúp ích cho quá trình mang thai nên bạn ít có khả năng chống lại nhiễm trùng hơn. Và nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh lý khác, bạn có thể nguy cơ bị cúm cao hơn.
Vì thế nếu đang mang thai, bạn cần đặc biệt giữ sức khỏe trong mùa cúm.
Mẹ bầu đừng nhầm cảm cúm với cảm lạnh nhé
Cúm và cảm lạnh đều là bệnh đường hô hấp nhưng do các loại virus khác nhau gây ra. Bởi vì hai bệnh này có các triệu chứng tương tự nhau, rất khó để phân biệt giữa chúng nếu chỉ dựa trên các triệu chứng.
Các triệu chứng của 2 loại này có thể bao gồm sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ hoặc toàn thân, nhức đầu và mệt mỏi. Cảm cúm thường có các triệu chứng nặng hơn, kéo dài hơn và đi kèm với sốt cao, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu. Cảm lạnh thường có các triệu chứng ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.
Cảm lạnh thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, cảm cúm cần được theo dõi cẩn thận do nó có các triệu chứng nặng hơn và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cả thai nhi.
Chẳng hạn như cảm lạnh thường không liên quan đến sốt, trong khi cảm cúm, sốt là dấu hiệu điển hình. Sốt với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu lại có thể gây ra dị tật ống thần kinh và các vấn đề khác cho thai nhi nữa. Thế nên mẹ bầu bị cảm cúm là tình trạng đáng e ngại.
☛ Tìm hiểu thêm: Đau đầu khi mang thai
Cùng tìm hiểu về nguyên nhân dấu hiệu cũng như mức độ nghiêm trọng của của việc mang thai bị cúm nhất là thời điểm 3 tháng đầu ở mục tiếp sau nhé.
Nguyên nhân bà bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu
Một số nguyên nhân dưới đây có thể khiến mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai:
- Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển các cơ quan bộ phận quan trọng. Cơ thể mẹ có nhiều thay đổi để thích nghi với việc mang bầu. Điều này dẫn tới cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm ơn với các tác nhân gây bệnh, bao gồm bệnh cúm.
- Thay đổi thời tiết cũng có thể là yếu tố gây bệnh. Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thời tiết khắc nghiệt như lạnh, mưa… cũng tạo điều kiện cho virus tấn công.
- Lây nhiễm chéo từ người từng tiếp xúc.
Việc nhận biết được nguyên nhân gây cúm sẽ giúp cho việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả và nhanh hơn.
Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có sao không?
Mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng mang thai rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nguy cơ với mẹ:
Cơ thể phụ nữ khi mang thai thường dễ nhạy cảm, hệ thống miễn dịch cũng suy giảm hơn so với người bình thường. Do vậy, nếu bị cúm khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ có thể gặp phải những nguy cơ sau:
- Mệt mỏi, nóng rát cổ họng, rối loạn trao đổi chất
- Chuyển dạ sinh non (chuyển dạ thường diễn ra trước tuần 37 của thai kỳ)
- Trường hợp bị nhiễm trùng/viêm phổi có thể tăng nguy cơ tử vong
- Tăng khả năng gặp biến chứng nghiêm trọng hơn những người bình thường
Nguy cơ với thai nhi:
Khi mang thai. nếu bị cúm thì virus sẽ đi từ người mẹ qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể thai nhi. Chúng làm rối loạn sự sắp xếp của cấu trúc cơ thể, rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi trong những tháng đầu.
Theo nghiên cứu của CDC (năm 2017) phân tích dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Phòng ngừa dị tật bẩm sinh quốc gia Hoa Kỳ (NBDPS) trên 17162 trường hợp, cho thấy các trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm có sốt gây dị tật ở thai nhi. Đó có thể là:
- Thai vô sọ
- Nứt đốt sống
- Thoát vị não
- Hẹp đại tràng
- Sứt môi, hở hàm ếch
- Đau dạ dày
- Khuyết tật giảm chi
(*) Đối với các trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm nhưng không bị sốt, không liên quan đến bất kỳ dị tật bẩm sinh nào được nghiên cứu.
☛ Tham khảo thêm: Bổ sung acid folic ngăn ngừa dị tật thai nhi
Một số chủng virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể, sinh non hoặc thai chết lưu.
Mẹ bầu bị cúm không nên chủ quan trước tình trạng bệnh. Mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kê đơn thuốc và các biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống. Thuốc điều trị cảm cúm cũng gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của bào thai. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh như: dị dạng đầu nhỏ, tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết và thai vô sọ.
Mặc dù vậy, nếu không may bị cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà dẫn tới những tác động xấu cho tinh thần, sức khỏe, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị đúng cách và đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển, kịp thời phát hiện những bất thường của thai thông qua siêu âm.
Dấu hiệu nhận biết cúm ở bà bầu trong 3 tháng đầu
Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đang bị cảm cúm:
- Mệt mỏi
- Nghẹt mũi, sổ mũi
- Ớn lạnh
- Đau đầu
- Đau mỏi cơ
- Ho khan
- Viêm họng
- Nôn mửa, tiêu chảy
- Sốt (có thể có với tùy trường hợp)
Các biểu hiện của cảm cúm thường diễn ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng. Chúng có xu hướng kéo dài hơn 1 tuần. Mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng phổ biến hơn vào mùa lạnh. Khi nhận thấy cơ thể có những thay đổi tiêu cực và lo lắng bị cúm, mẹ bầu nên sớm đi khám và nhận kiểm tra, tư vấn, điều trị từ bác sĩ.
Cần làm gì khi bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai
Khi bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần chú ý:
Thăm khám bác sĩ
Đây là bước quan trọng và cần thiết khi bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ trong vòng 48 giờ kể từ khi có các triệu chứng cúm, như sốt, ho, đau họng, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi… Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, và kê đơn thuốc phù hợp. Mẹ bầu không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, vì có thể gây hại cho thai nhi hoặc gây sảy thai, dị tật, nhiễm độc thai nghén.
Mẹ bầu cần phải nhập viện ngay lập tức nếu có những dấu hiệu nghiêm trọng sau:
- Sốt cao trên 38,5 độ C hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày
- Khó thở, thở nhanh hoặc thở khò khè
- Đau ngực hoặc bụng
- Chảy máu âm đạo
- Co bóp tử cung
Mẹ bầu cần xác định rõ các dấu hiệu nghiêm trọng để thăm khám kịp thời. Trong trường hợp sốt nhẹ, và không có các triệu chứng nghiêm trọng kể trên, mẹ bầu có thể có thể áp dụng một số cách khắc phục tại nhà như sau:
Lau người bằng nước ấm
Sốt là một trong những triệu chứng nguy hiểm đối với mẹ bầu. Nếu sốt mẹ cần có biện pháp hạ sốt tránh để sốt cao có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Như đã nói ở trên việc dùng thuốc cần phải thận trọng nên lau người bằng nước ấm để hạ sốt là việc mà mẹ bầu nên thử trước tiên.
Đây là biện pháp giúp giảm sốt và cải thiện cảm giác khó chịu khi bị cúm. Mẹ bầu nên lau người bằng nước ấm, nhất là ở vùng nách, bụng và háng để giảm sự tăng nhiệt do cúm.
Tuy nhiên, cần lưu ý là lau người bằng nước ấm, không dùng nước lạnh có thể gây sốc nhiệt nhé.
Uống điện giải giúp bù nước
Mẹ bầu bị cúm có thể mất nước do sốt, mồ hôi, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điều này có thể gây ra tình trạng mất nước, suy nhược, giảm lượng máu và ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ nên uống nhiều nước hoặc các đồ uống có chứa điện giải, như nước chanh, nước dừa, nước cam, nước lọc… để bù nước và cân bằng các chất khoáng trong cơ thể.
Nước điện giải đa số ở dạng gói bột với mùi vị khó sử dụng đặc biệt với mẹ bầu 3 tháng đầu. Mẹ có thể mua nước điện giải dạng chai pha sẵn với công thức chuẩn, mùi vị dễ chịu hơn.
Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái
Khi bị cúm, mẹ nên mặc quần áo bằng chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi và không quá chật. Điều này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu và giảm nhiệt độ cơ thể. Mẹ bầu cũng nên thay quần áo và ga giường ngủ sạch sẽ nhất là khi bị ướt mồ hôi khó chịu khi tăng nhiệt độ do sốt. Thay đổi này không chỉ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn mà cũng để tránh nhiễm khuẩn nữa.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Mệt mỏi, uể oải là cảm giác mà mẹ bầu bị cúm phải đối diện. Vì vậy, mẹ hãy tạo cho tinh thần thư giãn, thoải mái, dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ thể hồi phục, có năng lượng để chống lại virus.
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, và tránh làm việc quá sức hoặc tham gia các hoạt động vận động mạnh. Mẹ cũng nên nằm ở tư thế thoải mái, có thể dùng gối nâng cao đầu và vai để giảm đau họng và khó thở.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé khi bị cúm. Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, như rau xanh, trái cây, hạt, ngũ cốc. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất đạm, như cá, trứng, đậu và sữa, để tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. (☛ Tham khảo chi tiết: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu)
Lời khuyên cho mẹ bầu 3 tháng đầu là nên ăn ít nhưng thường xuyên, và tránh ăn các thực phẩm nặng bụng, cay, nóng, ngọt hoặc có chứa chất bảo quản. Đặc biệt, trong thời gian bị cúm, mẹ bầu chú ý tăng cường bổ sung nhiều trái cây nhất là trái cây họ cam, quýt để nâng cao hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn tốt hơn.
Mẹ bầu cũng nên uống vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé nữa nhé. (☛Tham khảo: Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu)
Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở bà bầu
Cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có khả năng gây hại cho thai nhi. Để chủ động bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con, mẹ cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý:
Tiêm vắc-xin cúm: Đây là cách hiệu quả nhất để bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi cúm. Mẹ bầu nên tiêm vắc-xin cúm trước khi mang thai 3 tháng để ngăn ngừa nguy cơ cảm cúm.( ☛ Tìm hiểu chi tiết: Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai)
Rửa tay thường xuyên: Mẹ bầu nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng nước rửa tay sát khuẩn. Tránh chạm mũi, mắt và miệng. Điều này sẽ giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với virus gây cúm.
Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh: Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc gần với những người có triệu chứng cúm, như ho, hắt hơi, sốt, đau họng. Mẹ cũng nên tránh đến những nơi đông người, các khu vực ô nhiễm. Hãy đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, chỗ đông người.
Ăn uống đủ chất: Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, như cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô. Những thực phẩm này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, tăng cường năng lượng và sức khỏe.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ nên ngủ đủ giấc và khoa học. Tắm nước ấm, giữ ấm cho cơ thể, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Mẹ nên tránh xem điện thoại, máy tính, tivi trước khi ngủ, vì những thiết bị này có thể kích thích não bộ và làm giảm khả năng ngủ ngon.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Mang thai 3 tháng đầu bị cúm có sao không?”. Hy vọng nội dung bài viết này sẽ giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh, chờ đón ngày con yêu chào đời.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/cold-flu/cold-or-flu#cold-prevention
- https://www.thebump.com/a/flu-during-pregnancy