Bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu cần phải lưu ý những điều gì? Loại gì nên bổ sung, loại gì không nên sử dụng nhiều. Có phải cứ bổ sung hàm lượng cao hơn là tốt hơn? Có phải cứ ăn uống tốt là không thiếu chất dinh dưỡng khi mang thai không?Câu trả lời sẽ được giải đáp một phần trong bài viết sau đây.
Vitamin và khoáng chất là những thành phần cần một lượng rất nhỏ trong cơ thể tuy nhiên lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động, quá trình chuyển hóa nội tại. Ở bà bầu, hai thành phần này còn trở nên vô cùng cần thiết bởi vì chỉ thiếu một hay một vài loại vitamin, chất khoáng có thể thể gây hậu quả nặng nề với người mẹ và em bé, thậm chí gây dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng thai, xảy thai… Một số loại khoáng chất và vitamin sau đây là vô cùng cần thiết phải lưu ý bổ sung đầy đủ cho bà bầu kể cả bà mẹ khi đang cho con bú nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho em bé và khỏe mạnh cho bà mẹ.
Các khoáng chất cần bổ sung cho bà bầu
Nhu cầu của nhiều loại khoáng chất tăng lên khi phụ nữ mang thai dẫn tới việc cần tăng cường bổ sung trong giai đoạn mang thai và cho con bú, thậm chí một số loại còn cần bổ sung trước khi mang thai để tránh bị thiếu hụt trong những ngày đầu hình thành thai như acid folic chẳng hạn.
1. Sắt
Sắt rất cần thiết cho cả mẹ lẫn con. Tổng lượng sắt nguyên tố cần trong khi mang thai khoảng 840mg. Như vậy nhu cầu sắt hàng ngày ở phụ nữ mang thai sẽ tăng từ 1mg lên 3mg/ngày đặc biệt ở nửa cuối thai kỳ. Để đáp ứng nhu cầu đó người mẹ cần cung cấp lượng sắt hàng ngày là 30mg.
Khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm thay đổi từ 5-25% tùy theo loại sắt heme hay sắt không heme. Sắt heme dễ hấp thu, sắt không heme khó hấp thu hơn và phụ thuộc vào một số chất làm tăng hay cản trở hấp thu sắt. Các chất ức chế hấp thu sắt là phytate (có trong gạp, ngũ cốc), tannin (trong các loại rau có vị đắng, trà, cà phê, ổi), mangan, phosphate. Các chất làm tăng khả năng hấp thu sắt là acid ascorbic (vitamin C), citric, lactic, malic, Hcl, Protid động vật, acid hữu cơ trong rau củ quả.
Thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, gan động vật chứa lượng sắt tương đối cao và dễ hấp thu.Một số thực phẩm chế biến sẵn được tăng cường sắt như bột dinh dưỡng, bột mỳ, nước mắm… cũng là nguồn cung cấp sắt quan trọng trong phòng chống thiếu sắt ở các đối tượng nguy cơ.
Do nhu cầu sắt tăng cao khi mang thai nhưng khả năng cung cấp sắt qua chế độ ăn thông thường không đáp ứng đủ nên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia đều khuyến nghị bổ sung sắt qua đường uống cho phụ nữ mang thai.
Lượng sắt nguyên tố cần bổ sung khoảng 30-60mg/ngày, từ khi phát hiện có thai kéo dài đến một tháng sau khi sinh. Gần đây Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị thêm một phác đồ bổ sung 120mg sắt nguyên tố/tuần cho phụ nữ mang thai không bị thiếu máu (tương đương với khoảng 17mg sắt nguyên tố/ngày). Phác đồ này được chứng minh là ít tác dụng phụ, đảm bảo khả năng tuân thủ của phụ nữ mang thai, dễ quản lý ở mức độ cộng đồng hơn phác đồ bổ sung hàng ngày.
Xem thêm: Cách bổ sung Sắt khi mang thai
2. Iod
Iod là nguyên liệu quan trọng để tổng hợp hormon Thyroid của tuyến giáp
Iod đóng vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Thiếu iod có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bào thai – phụ nữ mang thai thiếu iod có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển trí tuệ do tổn thương não, cân nặng sơ sinh thấp, ngoài ra dễ bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay chân, nói ngọng, điếc, câm, lé. Thiếu iod dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.
Nguồn chính cung cấp iod cho cơ thể là qua nước thức ăn. Hàm lượng iod trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lượng iod có trong đất và nước. Thực vật và động vật nuôi trồng ở vùng thiếu iod cũng có hàm lượng iod thấp.
Thực phẩm giàu iod là cá biển, rong biển. Iod trong cá biển thay đổi từ 13-66 mcg/100g, trong biển có thể có từ 500 mcg/100g.
Sử dụng muối ăn có bổ sung iod là giải pháp chính để phòng chống các rối loạn do thiếu hụt iod. Muối iod chỉ có tác dụng phòng bệnh khi có đủ lượng iod. Hàm lượng iod trong muối phải đạt 20-40 ppm mới có tác dụng phòng bệnh.
Nhu cầu iod ở phụ nữ mang thai cần cao hơn bình thường, 200 mcg/ngày.
Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung I-ốt đúng cách khi mang thai
3.Kẽm
Kẽm cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai. Phụ nữ mang thai cần 100mg kẽm cho cả thai kỳ.
Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, hải sản. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp. Hấp thu kẽm phụ thuộc vào các điều kiện như hàm lượng kẽm trong thức ăn, nguồn gốc thức ăn và sự có mặt của các chất ức chế hay các chất kích thích sự hấp thu kẽm. Hàm lượng kẽm tỏng thức ăn càng thấp thì tỷ lệ hấp thu càng cao.
Nhu cầu kẽm ở phụ nữ mang thai cần tăng gấp đôi so với bình thường từ 7-14mg/ngày.
4.Calci
Calci cần cho thai nhi xây dựng bộ xương và tạo răng, mẹ sẽ chuyển cho con 30g Calci trong suốt thai kỳ. Nhu cầu Calci hàng ngày ở phụ nữ mang thai cần tăng thêm 200mg/ngày, đạt 1.200mg/ngày. Theo một số tài liệu thì nhu cầu này ở phụ nữ Việt Nam có bầu chỉ khoảng 1.000mg/ngày. Sự chênh lệch này là không lớn và hoàn toàn có thể bù đắp trong chế độ ăn thông thường.
Thực phẩm chức nhiều Calci như sữa, các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phomai, pho mát, caramen, kefir, kem…) là nguồn cung cấp Calci tốt cho cơ thể.
Nhu cầu các Vitamin cần bổ sung cho bà bầu
1.Acid folic (Vitamin B9)
Các nguồn quan trọng bổ sung acid folic
Acid folic hoạt động như 1 coenzym trong một loạt các phản ứng hóa học tổng hợp DNA – cần thiết cho sự phân chia tế bào, tổng hợp purin, chuyển đổi amino acid cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Khi thiếu acid folic ở phụ nữ có thai dễ gây ra thiếu máu dinh dưỡng đại hồng cầu và gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Acid folic dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ, tia cực tím, chất oxy hóa. Quá trình chế biến có thể làm mất 50-90% khi nấu ở nhiệt độ cao và nhiều nước.
- Acid folic có trong tất cả các loại thực phẩm, có nhiều trong các loại rau có lá, bắp cải, măng tây, bông cải xanh và trắng, cam, chuối, thận, trứng.
- Nhu cầu acid folic ở phụ nữ mang thai cần cao hơn bình thường, khoảng 500-600mcg/ngày (từ nguồn bổ sung và thực phẩm).
Ống thần kinh của thai nhi sẽ hoàn thiện cấu trúc trong thời gian 28 ngày tuổi thai, thời gian này thuông thường hầu hết phụ nữ chưa biết mình mang thai, vì vậy việc bổ sung acid folic cần thực hiện sớm từ khi phụ nữ có kế hoạch mang thai. Hiện nay sử dụng viên bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai 400mcg/ngày ngay từ khi phát hiện có thai và liên tục đến ít nhất tuần thứ 12 đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Gần đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị thêm một phác đồ bổ sung 2800 mcg acid folic/tuần (~400mcg/ngày). Phác đồ này được chứng minh là ít tác dụng phụ, đảm bảo độ tuân thủ của phụ nữ mang thai, dễ quản lý ở mức độ cộng đồng hơn phác đồ bổ sung hàng ngày.
Những phụ nữ đã có tiền sử sinh con bị dị tật ống thần kinh cần được bổ sung acid folic liều cao tới 4mg/ngày.
Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung acid follic khi mang thai
2. Vitamin A
Cơ thể mẹ cần có một lượng Vitamin A dự trữ đủ để cung cấp cho con và tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Nhu cầu Vitamiin A của phụ nữ mang thai cao hơn so với bình thường, khoảng 800 mcg/ngày (tức là 0,8mg/ngày). Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ nhiều VA có thể gây quái thai với các bộ phận ở vùng đầu mặt, tim mạch, sinh dục, thần kinh trung ương ở thai nhi. Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ có 3,000mcg/ngày (tức là 3mg/ngày).
Một liều cao Vitamin A tới 200.000 đơn vị bổ sung cho bà mẹ trong vòng một tháng sau sinh là cần thiết đặc biệt cho con.
Trong thực phẩm Vitamin A nguyên dạng có trong các loại có nguồn gốc từ động vật: gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt… Các beta carotene và carotenoid có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chủ yếu là các loại rau quả có màu xanh, màu vàng, đỏ.
3.Vitamin D
Vitamin D3 có nguồn cung cấp chính do da tổng hợp dưới tác động của ánh sáng mặt trời
Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu Calci và Phospho ở tá tràng và ruột non, tái hấp thu Calci ở ống lượn xa của thận và gắn chúng vào xương góp phần cấu tạo xương. Thiếu vitamin D sẽ dẫn tới nhuyễn xương, co giật do hạ Calci máu, loãng xương. Nguồn cung cấp Vitamin D quan trọng cho cơ thể (80%) là do sự tổng hợp trong da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Rất ít thực phẩm có hàm lượng Vitamin D cao. Thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu Vitamin D là gan cá, trứng, bơ, sữa, các loại cá béo. Hầu hết các loại cá có chứa 200-600 IU/100g. Cá trích có lượng Vitamin D cao là 1600 IU/100g. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật hoàn toàn không có vitamin D.
Nhu cầu Vitamin D ở phụ nữ mang thai là 400 IU/ngày. Nếu điều kiện sống thiếu ánh sáng mặt trời mới nên bổ sung vitamin D, còn không chỉ nên bổ sung ở mức tối thiểu (khoảng 100 IU/ngày)
4. Vitamin B1
Nhu cầu Vitamin B1 ở phụ nữ mang thai cần đạt là 1,4 mg/ngày để phòng tránh bệnh tê phù. Vitamin B1 có nhiều tỏng lớp màng ngoài của hạt ngũ cốc (94% lượng Thiamin của thực phẩm)
Nhu cầu Vitamin B1 sẽ được thỏa mãn khi sủ dụng gạo không xay xát trắng quá, chế độ ăn nhiều hạt họ đậu. Những thực phẩm thiếu Vitamin B1 là các loại đã qua chế biến như gạo xát trắng, các loại ngũ cốc, dầu mỡ tinh chế và rượu. Thực phẩm giàu Vitamin B1 là thịt lợn, các loại đậu, rau, các sản phẩm từ nấm mốc, men, một số loài cá.
5. Vitamin C
Vitamin C có nhiều loại hoa quả chín. Rau xanh có nhiều Vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng. Rau thân mềm chứa nhiều Vitamin C hơn. Vitamin C giúp hỗ trợ hấp thu sắt, tăng khả năng miễn dịch, chống lại các tác nhân gây oxy hóa.
Nhu cầu Vitamin C ở phụ nữ mang thai là 80mg/ngày. Lượng Vitamin C này hoàn toàn có thể bổ sung đủ trong chế độ ăn với hoa quả, rau xanh hàng ngày mà không cần bổ sung từ các loại viên uống khác, trừ trường hợp đặc biệt như trong viên tổng hợp có thêm Vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt, hoặc cần bổ sung tăng cường Vitamin C khi mắc các bệnh nhiễm trùng…
Ngoài các Vitamin và khoáng chất kể trên, Omega-3 bao gồm DHA và EPA đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của em bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bà bầu cũng không được bỏ qua khi mang thai và cho con bú.
BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp
Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Tp HCM
(Theo Sức khỏe sinh sản)
Lê Thị Tâm Hiếu bình luận
Cho em hỏi, hiện em đang có thai trong giai đoạn 6-7 tuần ạ. Em sử dụng thuốc Procare này , em ăn thêm các loại hạt, uống ngũ cốc, sữa tiệt trùng không đường thì có tốt không ạ? ngoài kèm theo chế độ ăn uống.
Procarevn.vn bình luận
Ngô Diễm Châu bình luận
Cho e hỏi e đang dùng procare thì dùng thêm sữa bầu có bị dư chất không ạ
Procarevn.vn bình luận
Như Mi bình luận
procarevn bình luận