Bên cạnh việc chuẩn bị về sức khỏe trước khi mang thai, khám tiền sản, từ bỏ các thói quen có hại, xác định đúng thời điểm rụng trứng… ăn uống cũng là một cách giúp gia tăng cơ hội thụ thai. Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, khả năng thụ thai sẽ cao hơn và sẽ sinh được những em bé khỏe mạnh.
Ăn gì để trứng khỏe, thụ thai nhanh?
Nhiều quan niệm được truyền miệng trong dân gian là: ăn sầu riêng, cháo gà ác nấu cải bó xôi hay cho chồng ăn sò huyết thường xuyên… thì sẽ nhanh chóng có thai. Thực tế, không có thực phẩm nào có thể đảm bảo chắc chắn ăn vào sẽ có thai. Tuy nhiên, việc bổ sung đúng và đủ chất có thể giúp cho việc có thai thuận lợi hơn, và em bé sinh ra khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh bạn có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày nếu có ý muốn mang thai.
1. Các loại đậu
Các nhà khoa học tại Đại học Y Harvard đã khảo sát, nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng ở những phụ nữ có chế độ ăn tăng cường protein thực vật thường gặp ít khó khăn trong việc thụ thai. Bổ sung protein thực vật từ các loại đậu như: đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu tương, đậu đỏ,…
2. Rau lá xanh đậm
Các loại rau lá có màu xanh đậm có công dụng tăng cường khả năng rụng trứng ở phụ nữ và tăng chất lượng tinh trùng ở đàn ông, nhờ đó tăng khả năng thụ thai thành công. Bên cạnh đó, chúng cũng là những thực phẩm có ích trong giai đoạn mang thai nhờ vào lượng lớn chất chống oxy hóa, sắt và axit folic. Bổ sung rau lá màu xanh đậm đều đặn có thể giúp giảm nguy cơ bị thiếu máu và phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Một số loại rau lá xanh đậm phổ biến như: rau cải xoăn, rau bina, cả bó xôi, bông cải xanh, rau mồng tơi,…
3. Các loại hạt
Trong các loại hạt hầu hết đều có chứa lượng lớn vitamin E, axit béo tốt, chúng cần thiết đối với việc điều hòa insulin và tăng khả năng thụ thai.
Hạt bí có chứa nhiều loại sắt có hemoglobin – thực phẩm hàng đầu được khuyến khích tiêu thụ khi bạn thiếu sắt và cần bổ sung thêm từ thực phẩm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ bổ sung đủ sắt có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ khó thụ thai.
Bạn cũng có thể lựa chọn ăn hạt hướng dương khoảng 3 lần/tuần. Hướng dương có lượng kẽm cao, giúp cân bằng hormone sinh sản trong cơ thể, nhờ đó nâng cao chất lượng trứng. Hạt hướng dương cũng có lượng folate cao, cần thiết cho sự phân chia và phát triển tế bào. Trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu cũng chú ý bổ sung đủ lượng axit folic để giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Ngoài hạt bí, hạt hướng dương, các loại hạt khác bạn có thể lựa chọn bổ sung thay thế như: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt lanh, mắc-ca, hạt điều,…
4. Dầu ô liu
Dầu oliu có chứa lượng chất béo bão hòa dạng đơn, có ý nghĩa trong việc giảm viêm sưng toàn cơ thể (có liên quan đến khả năng rụng trứng, thụ thai và phát triển sớm của phôi thai). Bạn có thể sử dụng dầu oliu thay thế cho mỡ hay bơ thường dùng. Đây chính là lựa chọn tuyệt vời giúp bảo vệ sức khỏe và tăng khả năng thụ thai hiệu quả.
5. Chuối
Chuối là loại trái cây nhiệt đới phổ biến, chúng giàu vitamin B6, giúp hình thành hợp tử nhờ vào khả năng điều chỉnh hormone liên quan đến quá trình rụng trứng.
Chuối cũng giàu kali và vitamin C, nhờ đó bổ sung chuối giúp tăng cường chất lượng trứng. Chuối cũng giúp điều chỉnh cân nặng và huyết áp. Ăn một trái chuối mỗi ngày giúp ổn định cân nặng của bạn và phòng ngừa huyết áp cao khi mang thai.
6. Quả bơ
Bơ có chứa hàm lượng lớn vitamin B6 và vitamin E. Cả 2 loại vitamin này đều có tác dụng cải thiện tổn thương niêm mạc tử cung, làm tăng nồng độ progesterone trong cơ thể.
Không chỉ vậy, bơ còn là thực phẩm cung cấp chất béo thực vật lành mạnh, giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình rụng trứng đều đặn, tăng khả năng thụ thai. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu đã kết luận rằng việc thường xuyên tiêu thụ mọt lượng chất béo nhất định có trong trái bơ có thể giúp tăng tỉ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công đến 3,5 lần.
Ngoài ra, trái bơ cũng chứa chất xơ hòa tan, giúp cân bằng nôi tiết, đào thải lượng mỡ dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ vô sinh ở phụ nữ.
Bơ cũng giàu vitamin K, kali, axit folic, chúng đặc biệt có lợi trong giai đoạn đầu mang thai, phòng ngừa tiền sản giật, giúp cơ thể hấp thụ tốt nhiều loại vitamin khách nhau.
7. Tỏi
Bạn có bất ngờ với loại thực phẩm này không? Tỏi thực sự kỳ diệu, chúng là thực phẩm tốt cần bổ sung nếu như vợ chồng bạn đang có ý định mang thai. Trong tỏi có chứa khoáng chất selen, giúp tối đa hóa sự phát triển của tinh trùng, tăng khả năng thụ thai thành công, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ sảy thai sớm.
Bên cạnh đó, tỏi còn giàu vitamin B6, có công dụng điều hòa hormone và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đọc thêm: Ăn gì tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu?
8. Quế
Một vài lợi ích nổi bật của quế với phụ nữ như: giảm lượng insulin, phòng ngừa ung thư, đặc biệt là tăng cường tỷ suất phóng trứng.
Bạn có thể kết hợp quế cùng mật ong hoặc dùng chung với các loại nước ép hay thêm chúng giống như một loại gia vị nấu nướng.
9. Trứng
Trứng còn giàu choline, chất này có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc một số nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Chuyên gia khuyến khích phụ nữ nếu có nhu cầu mang thai nên tăng cường bổ sung protein và giảm lượng carbonhydrate. Nguồn protein dồi dào và an toàn mà chị em có thể lựa chọn bổ sung đó là từ lòng trắng trứng, chúng bao gồm rất nhiều axit amin.
Lòng đỏ trứng có chứa rất nhiều dưỡng chất, bao gồm canxi, kẽm, sắt, axit béo omega-3, vitamin A, vitamin B6, vitamin B12, hỗ trợ tăng khả năng thụ thai cho nữ giới. Axit folic có trong lòng đỏ trứng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì sự phát triển của phôi sau khi thụ thai, nhờ đó ngăn ngừa tốt nguy cơ sảy thai.
10. Sữa
Các nghiên cứu mới đây cho rằng sữa nguyên kem là loại thực phẩm tốt đối với quá trình thụ thai. Sữa là nguồn cung cấp dồi dào các dinh dưỡng quan trọng như: canxi, phốt-pho cùng vitamin D,…Chúng đóng vai trò trong việc hình thành và phát triển hệ xương của trẻ.
11. Thịt đỏ
Bổ sung thịt đỏ giúp cơ thể mẹ cung cấp đủ sắt và vitamin B12, nhờ đó phòng ngừa tốt nguy cơ thiếu máu. Các lội thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt heo cũng đóng vai trò trong việc sản xuất hồng cầu, phòng ngừa nguy cơ vô sinh và cần thiết đối với sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Tuy nhiên, loại thực nãy cũng rất dễ nhiễm khuẩn, do vậy bạn cần lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh để bổ sung.
12. Củ dền
Củ dền và rau dền được khuyến khích thêm vào chế độ ăn tiền mang thai, bởi nó giúp cải thiện lưu lượng máu đến tử cung, giúp phụ nữ dễ thụ thai hơn. Đặc biệt, tác dụng này của củ dền hay rau dền còn đặc biệt ý nghĩa đối với những cặp vợ chồng lựa chọn phương pháp sinh con trong ống nghiệm, thực phẩm này giúp cho quá trình cấy ghép phôi thai có tỉ lệ thành công cao hơn.
13. Cá hồi
Axit béo omega-3 có ý nghĩa lớn đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chúng giúp điều chỉnh, cân bằng lượng hormone trong cơ thể, kích thích quá trình rụng trứng và tăng lưu lượng máu tới các cơ quan sinh sản.
Cá hồi là một trong số những thực phẩm giàu omega-3 và DHA. Bổ sung cá hồi không chỉ giúp tăng khả năng thụ thai mà còn có lợi cho sự phát triển não và mắt cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, lượng vitamin D dồi dào có trong cá hồi cũng giúp phòng ngừa nguy cơ vô sinh ở phụ nữ. Cứ 85 gram cá hồi có thể cung cấp khoảng 97% lượng vitamin D được khuyến khích tiêu thụ hàng ngày.
Tuy nhiên, cá hồi thường có chứa lượng thủy ngân nhất định. Do vậy, bạn cần lựa chọn đúng loại thực phẩm an toàn, và chỉ nên bổ sung khoảng 2 bữa/tuần.
Làm gì để thụ thai nhanh?
Bên cạnh chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe và giúp hỗ trợ việc thụ thai thành công, bạn cũng nên chú ý tới những điều dưới đây:
1. Xác định đúng thời điểm rụng trứng
Nắm rõ chu kỳ kinh, xác định đúng thời gian rụng trứng là một trong những cách làm tăng khả năng thụ thai thành công. Thực tế cũng chứng minh rằng, việc đậu thai trở nên dễ dàng hơn nhiều vào 1 – 2 ngày sau khi rụng trứng. Khoảng thời gian rụng trứng là khoảng 2 tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Vợ chồng bạn lựa chọn thời điểm này để “thăng hoa” có thể tăng khả năng mang thai.
Tuy nhiên, cách này thường chỉ đúng và dễ dàng với những chị em có chu kỳ kinh đều đặn. Với những phụ nữ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều trong thời gian dài, đặc biệt là vô kinh thì cần tới sự tư vấn của bác sĩ hoặc can thiệp y khoa.
2. Thường xuyên “yêu” và “yêu” đúng thời điểm
Có thể hiểu đơn giản rằng, nếu hai vợ chồng bạn đang có ý định có em bé, hãy tăng tần suất “cuộc yêu”, đặc biệt là khoảng thời gian rụng trứng. Thời điểm cho kết quả tốt nhất là 3 ngày kể từ trước khi rụng trứng cho đến ngày rụng trứng. Tinh trùng sẽ tồn tại trong cơ thể 3 – 6 ngày, tuy nhiên trứng chỉ có thể sốt sót trong khoảng 1 ngày. Vì vậy, việc bạn cần làm là tăng cơ hội giúp tinh trùng tồn tại được trong ống dẫn trứng. Khi đó, tinh trùng sẽ ở trong cơ thể và chờ đến ngỳ rụng trứng, khi chúng gặp nhau thì tỉ lệ thụ thai dễ dàng sẽ cao hơn.
Có một lưu ý nhỏ rằng, người chồng nên xuất tinh ít nhất một lần trong những ngày trước khi rụng trứng để phòng ngừa hiện tượng tinh trùng chết tích tụ lại trong tinh dịch, làm giảm khả năng thụ thai thành công.
3. Cải thiện chất lượng của tinh trùng
Chất lượng tinh trùng cơ bản được đánh giá trên hai yếu tố là nhiều và khỏe, khi chất lượng tinh trùng tốt đồng nghĩa với khả năng thụ thai cao hơn. Vì vậy, để thụ thai thành công, nam giới cũng cần chú ý tới chất lượng tinh trùng của mình, bằng cách:
- Hạn chế bia rượu
- Không sử dụng chất kích thích
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế làm việc ở môi trường độc hại, ô nhiễm
- Không tắm nước nóng
- Tránh xa căng thẳng, áp lực
- Ngủ đủ giấc
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
4. Chọn tư thế quan hệ tình dục và giữ được sự thăng hoa khi “yêu”
Nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận rằng tư thế yêu cũng ảnh hưởng tới kết quả thụ thai. Cụ thể, tư thế người nam nằm trên người nữ giúp “tinh binh” dễ dàng “xuất trận”, đi sâu vào gần cổ tử cung và tồn tại lâu hơn trong âm đạo của người nữ.
Sau cuộc “yêu”, người nữ cũng chú ý không nên đứng dậy luôn, hãy đặt một chiếc gối bên dưới hông và nằm nghiêng sao cho vị trí của đầu gối tiếp xúc gần với ngực, duy trì tư thế trong khoảng 10 – 15 phút. Khi đó, hãy giữ tinh thần thoải mái và thư giãn để có thể giúp tinh trùng ở lại lâu hơn trong âm đạo.
Ngoài ra, có một điều mà các cặp vợ chồng thường bỏ qua, đó là sự “thăng hoa” trong cuộc yêu. Việc quan hệ “cho xong” hoặc quá đặt nặng áp lực phải có kết quả sẽ khiến cho chất lượng tinh trùng xuất ra kém. Việc thụ thai khi ấy cũng khó đạt được kết quả tốt.
5. Giữ cân nặng đạt chuẩn
Thừa cân hoặc thiếu cân có thể làm giảm đáng kể khả năng thụ thai của bạn. Lý tưởng nhất là chỉ số BMI của bạn (tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao) dao động trong khoảng 20-25. Nếu trên hoặc dưới chỉ số này thì khả năng có thai của bạn sẽ giảm xuống.
Người bị bệnh béo phì hay suy dinh dưỡng thường khó đậu thai hơn. Phụ nữ gầy có nồng độ hormone tình dục estrogen thấp hơn do vậy khó thụ thai hơn. Còn phụ nữ béo phì sẽ gây suy giảm chức năng buồng trứng, có thể dẫn tới vô sinh.
Nhưng nên nhớ đừng bao giờ cố giảm cân bằng việc bỏ đói bản thân. Giảm cân cần có thời gian và cần phải được thực hiện một cách hợp lý.
6. Thăm khám sức khỏe sinh sản
Thăm khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là một trong những cách thụ thai nhanh nhất mà cả nam giới và nữ giới đều không nên bỏ qua. Việc làm này sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe tổng thể của mình có đủ điều kiện mang thai không, cần điều chỉnh hay bổ sung chất dinh dưỡng nào không, có cần điều trị bệnh lý nào ảnh hưởng đến quá trình thụ thai không,… Khi có được một cơ thể khỏe mạnh và lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa, chắc chắn, ngày chào đón thiên thần nhỏ của bạn sẽ không còn trở nên xa vời nữa.
Một điều cũng hết sức quan trọng và nên thực hiện đó là thăm khám sức khỏe sinh sản. Việc này sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của hai vợ chồng hiện tại có đủ điều kiện để mang thai chưa, cần điều chỉnh sinh hoạt hay bổ sung thêm những dưỡng chất nào? có đang mắc bệnh lý nào ảnh hưởng đến quá trình thụ thai không?…
Việc nắm rõ được sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng và nhận được tư vấn hoặc điều trị sớm từ bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp nâng cao tỉ lệ thụ thai thành công, đảm bảo được cơ hội em bé sinh ra được khỏe mạnh.
Dinh dưỡng luôn có 1 vai trò quan trọng trong suốt quá trình chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể, việc phát triển một sinh linh mới đòi hỏi chế độ ăn của mẹ phải tăng lên nhiều. Không chỉ đơn giản là ăn nhiều hơn mà phải làm sao kết hợp các loại thức ăn để đạt được chế độ ăn cân bằng đủ chất (có đủ các dưỡng chất từ sữa, thịt, hải sản, rau, quả và ngũ cốc).
Không ai có đủ thời gian để chuẩn bị tất cả các dưỡng chất cần thiết cho một chế độ ăn cân bằng thường xuyên. Làm thế nào người mẹ có thể theo dõi tất cả các chất dinh dưỡng được ăn vào và biết được dưỡng chất nào đang thiếu?
Nguyễn Thị Hường bình luận
Nghiên cứu chế độ ăn
Thư bình luận
đã 43 tuổi, chồng 44t. muốn có thai. Xin tư vấn. thanks
Procarevn.vn bình luận