Mẹ luôn lo lắng quan tâm về cân nặng của con ngay từ khi bé còn trong bụng. Mỗi lần đi siêu âm, mẹ luôn thắc mắc rằng con bằng này gram, bằng này cân thì có là bé không và cần điều chỉnh chế độ ăn như nào. Hãy cùng đọc bài viết để giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai như nào nhé.
Mục lục
Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi
Như thế nào là cân nặng bình thường của em bé trong bụng mẹ. Để kiểm tra xem em bé có đang phát triển tốt hay không, bác sĩ thường thực hiện siêu âm để đo các chỉ số về chiều dài và ước tính cân nặng của em bé.
Hãy cùng tham khảo mốc cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi tương ứng với từng tuần phát triển của em bé.
Ví dụ theo bảng tiêu chuẩn trên thì cân nặng thai nhi ở tuần 33 là gần 1,918kg và dài 43,7 cm, cân nặng thai nhi ở tuần 34 là 2.416 kg và chiều dài là 45.0cm.
Bảng chiều dài và cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp.
Tham khảo: Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt nam
Như nào được cho là thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai?
Thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai là trường hợp mà cân nặng của em bé thấp hơn một chút chỉ số cân nặng tiêu chuẩn trung bình. Chúng ta cần phân biệt với trường hợp thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung.
Thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai: Khái niệm “thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai” có nghĩa là em bé có cân nặng nhẹ hơn so với cân nặng trung bình ở tuổi thai đó. Nhẹ hơn ở một mức độ vừa phải chưa nghiêm trọng và sức khỏe chưa có gì đe dọa ở thời điểm hiện tại.
Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung: Nếu bác sĩ chẩn đoán là “thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung” thì có nghĩa là em bé của bạn quá nhỏ và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống. Đây là chứng FGR – fetal growth restriction. Trường hợp này không chỉ dựa trên cân nặng của thai nhi hiện tại bị quá nhẹ, còn phải dựa trên các yếu tố khác nữa yếu tố nguy cơ rõ ràng nào đó của mẹ như nguy cơ người mẹ có yếu tố tiền sử bệnh lý cùng với bất thường trên siêu âm có bất thường trên dinh dưỡng của bánh nhau hay từ em bé.
Vậy yếu tố nào để phân biệt rõ ràng giữa hai trường hợp này? Để đánh giá mức độ nguy hiểm của việc thai nhi nhẹ cân phải dựa vào các yếu tố sau:
- Chỉ số ước tính cân nặng thấp hơn chỉ số dưới trong khoảng cho phép.
- Và các chỉ số về tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi như đánh giá chức năng bánh nhau: Doppler động mạch rốn và động mạch tử cung, đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi: Doppler động mạch não giữa và ống tĩnh mạch.
Nếu cân nặng của em bé thấp hơn nhiều so với chỉ số dưới tiêu chuẩn thì bác sĩ sẽ xem kỹ hơn. Khi này bác sĩ đưa ra chỉ số bách phân vị cụ thể để biết em bé của bạn đang nằm ở mức nào.
Ở đây chúng ta được bác sĩ nói rõ hơn về khái niệm chỉ số bách phân vị. Bình thường một chỉ số sẽ được xếp thứ tự từ bé đến lớn theo bách phân vị từ 1 tới 100. Các chỉ số nằm từ bách phân vị 10 – 90 là các chỉ số bình thường. Trung bình chuẩn là bách phân vị thứ 50. Nếu cân nặng thai nhi nằm dưới bách phân vị 10 thì được gọi là thai chậm tăng trưởng trong tử cung và cần phải theo dõi cũng như có hướng điều trị riêng.
Nếu chỉ số cân nặng không quá thấp và không có vấn đề bất thường gì về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé thì lời khuyên cho bạn là cần bổ sung dinh dưỡng hay nghỉ ngơi tránh căng thẳng mệt mỏi.
Chẳng hạn như một số đo cân nặng của một thai nhi 37 ở phiếu khám thai như sau: “Hiện tại dự kiến cân nặng: 3024gr (BPV:44%)”. Tức là cân nặng của em bé đang là 3024gr và nằm trong khoảng bách phân vị thứ 40- 50. Đây là cân nặng nằm trong mức bình thường cho phép. Mặc dù theo cách hiểu máy móc của các mẹ thì cân nặng đang thấp hơn trung bình (bách phân vị thứ 50) và nghĩ là thai nhi nhẹ cân.
Thai nhỏ cân so với tuổi thai là đánh giá từ bác sĩ nên bạn hãy nghe trực tiếp từ bác sĩ nhé. Nếu sức khỏe của em bé bình thường thì bạn đừng quá lo lắng hãy nghe lời khuyên của bác sĩ để giúp thai nhi tăng trưởng.
Nguyên nhân khiến thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai
Một số bệnh lý hay các biến chứng thường gặp trong thai kỳ ảnh hưởng tới việc thai nhi bị nhẹ cân so với tuổi thai. Cụ thể:
Huyết áp cao
Phụ nữ mang thai bị huyết áp cao cũng ảnh hưởng đến cân nặng của em bé ngay từ trong bụng mẹ, cụ thể là em bé nhẹ cân so với tuổi thai. Do huyết áp cao ở người mẹ có thể cản trở việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé. điều này ảnh hưởng trục tiếp đến cân nặng của thai nhi. Bên cạnh đó huyết áp cao cũng có thể gây ra sinh non, và những em bé được sinh ra sớm thường nhỏ hơn những đứa trẻ sinh ra đúng ngày.
Do vậy nếu bạn có tiền sử huyết áp cao, hãy nói với bác sĩ để kiểm soát tốt trong suốt thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ. Xu hướng là thai nhi thường nặng cân hơn so với tuổi thai, nhất là với trường hợp mẹ bầu không kiểm soát tốt được lượng đường trong máu. Tuy nhiên nhiều trường hợp tiểu đường thai kỳ làm em bé nhẹ cân do tiểu đường thai kỳ làm giảm tác dụng của insulin đối với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Thiếu máu thai kỳ
Một trong những vấn đề thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi là cân nặng bị nhẹ. Thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân do các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm mang oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Thế nên mẹ thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Loại thiếu máu ở thai kỳ phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Vì thế cần bổ sung sắt đầy đủ để giảm thiểu tình trạng thiếu máu, đảm bảo em bé được nuôi dưỡng đầy đủ từ trong bụng mẹ với cân nặng khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm về: Lượng sắt cần thiết cho bà bầu
Bệnh tim
Mẹ bầu mắc bệnh tim có nhiều khả năng sinh em bé nhẹ cân. Lý do là bệnh tim cản trở khả năng bơm máu của oxy và chất dinh dưỡng đến tim của em bé thông qua nhau thai.
Hội chứng kháng phospholipid
Đây là một hội chứng liên quan đến đến việc hình thành các khối máu đông ở động mạch và tĩnh mạch. Nếu bẹ bầu bị mắc hội chứng này thì sẽ có nguy cơ cao khiến thai chậm phát triển trong tử cung.
Yếu tố khác
Thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:
- Lối sống không lành mạnh của mẹ bầu khi mang thai: Hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng chất gây nghiện như heroin, cocaine…
- Chế độ ăn uống khi mang thai: Nếu mẹ bầu ăn quá ít, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ không được truyền cho thai nhi và khiến nó nhiều khả năng bị thiếu cân. (Tham khảo cho tiết về: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu).
- Do từ phần phụ của thai: bệnh lý bánh nhau, dây rốn…
- Do nguyên nhân từ thai: đa thai, nhiễm trùng bào thai, hay các rối loạn di truyền…
Nguy cơ khi thai nhi nhẹ cân
Nếu thai nhi quá nhẹ cân, trẻ có thể có những nguy cơ về sức khỏe như sau:
- Bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.
- Dễ mắc các bệnh về phổi: Ngay từ khi chào đời, trẻ nhẹ cân đã phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu.
- Sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ kém hơn, nguy cơ bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.
- Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ sau này. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Ở lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn bé sinh đủ ký.
- Trẻ nhẹ cân sinh ra từ các bà mẹ cao huyết áp, có thể đầu nhỏ hoặc vấn đề chậm phát triển thần kinh hơn trẻ đủ cân.
Ngăn ngừa tình trạng nhẹ cân ở thai nhi
Vì thai nhi có xu hướng nhỏ hơn trong bụng mẹ, nên chúng cũng có xu hướng nhẹ cân hơn khi được sinh ra. Nên bạn cần phải ngăn ngừa điều này ngay từ khi mang thai.
- Hãy chuẩn bị cho mình sức khỏe thật tốt, không quá gầy không quá dư cân, nên bổ sung vitamin tổng hợp cả trước và trong giai đoạn mang thai.
- Thời điểm và tuổi của mẹ khi mang thai: Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân khi ở trong bụng mẹ. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng hoặc bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến em bé nhẹ cân và chậm phát triển.
- Bên cạnh đó bạn cũng cần sắp xếp công việc, thời gian nghỉ ngơi cân bằng.
- Một chế độ ăn đầy dinh dưỡng cũng rất quan trọng nên mẹ cần lưu ý.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như ma túy và rượu.
- Nếu mẹ bầu gặp các trục trặc về chán ăn, stress, hay có khuynh hướng sử dụng rượu, thuốc an thần… hãy trao đổi với bác sĩ sớm để tìm giải pháp phù hợp và kịp thời.
- Đi khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường: Chăm sóc trước khi sinh rất quan trọng trong việc xác định những vấn đề có thể gặp phải khi thai nhi phát triển.
Mẹ nên ăn gì khi thai nhi nhẹ cân
Chế độ dinh dưỡng của mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường thai nhi. Để thai lên cân tốt hơn thì trước tiên bạn cần tăng cường chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của mình. Bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ cả thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước… Các gợi ý sau sẽ giúp thai nhi tăng cân để sớm theo kịp cân nặng tiêu chuẩn.
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất: Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất, nên đa dạng các món ăn để hấp thu một cách đầy đủ nhất.
- Tăng thực phẩm giàu đạm: Ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), cá. Nên cân đối trong khẩu phần ăn, mỗi tuần 3-4 bữa thịt bò hay cá luân phiên để bổ sung thêm lượng đạm cho bé hấp thụ.
- Bổ sung rau xanh: Bên cạnh chất đạm mẹ đừng quên bổ sung rau xanh. Rau dền, các loại rau có màu xanh đậm là các loại rau mẹ bầu nên bổ sung trong quá trình đẩy nhanh cân nặng của con.
- Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa: Mỗi ngày bạn nên bổ sung 2-3 ly sữa ở giữa các bữa chính để bổ sung thêm dưỡng chất từ nguồn thực phẩm này đặc biệt là canxi.
- Bổ sung vitamin từ hoa quả: Đừng bỏ qua nguồn vitamin khoáng chất từ hoa quả. Đây là
Mẹ cũng đừng quên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tăng cường khả năng hấp thu. Em bé nhận được đủ dưỡng chất sẽ mau chóng tăng cân.
Đọc chi tiết: Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và không vào mẹ?
Video chia sẻ về tình trạng thai nhi nhẹ cân
Video là chia sẻ của bác sĩ CKII Hồ Thanh Vân về chủ đề thai chậm tăng trưởng trong thai kỳ trên chương trình livestream sức khỏe và cuộc sống.
Theo các bác sĩ, nếu thai nhi chậm tăng trưởng đồng nghĩa với việc thai nhỏ hơn so với tuổi thai, thai bị suy dinh dưỡng, suy nhau thai… và đề cập đến các vấn đề:
- Thế nào là thai chậm phát triển?
- Nguyên nhân khiến thai chậm phát triển?
- Mẹ bầu nên làm gì khi nghi ngờ thai nhi phát triển chậm?
- Hay làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung?
Cùng theo dõi nội dung video để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Chúc bạn có một thai kỳ an toàn khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo: https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/complications/intrauterine-growth-restriction.aspx