Hệ thống thần kinh của thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống là một trong những hệ thống được phát triển đầu tiên của em bé. Vậy các giai đoạn phát triển đó diễn ra như thế nào và khi mang thai bạn cần lưu ý những gì để tăng cường sự phát triển não bộ của thai nhi, giúp em bé có một nền tảng trí tuệ vững chắc khi chào đời?
Cấu trúc não bộ của em bé
Trước khi tìm hiểu về sự phát triển não bộ của em bé, chúng ta cần hiểu về cấu trúc của bộ não. Não bộ gồm có 5 phần, mỗi phần đảm nhiệm một chức năng khác nhau:
Đại não: đây là phần lớn nhất của não bộ, chịu trách nhiệm cho tư duy, ghi nhớ và cảm xức. Đại não (còn gọi là vỏ não) có 4 thùy, được chia dọc theo 2 nửa bán cầu não, gọi là não trái và não phải.
Tiểu não: điều khiển sự thăng bằng và phối hợp các hoạt động phức tạp như đi và nói chuyện.
Cuống não: nắm giữu nhiều chức năng quan trọng nhất đối với em bé bao gồm điều hòa nhịp tim, nhịp thở và huyết áp.
Tuyến yên: sản xuất các hormon chịu trách nhiệm cho sự phát triển, sự trao đổi chất của cơ thể.
Vùng dưới đồi: điều khiển sự sản xuất hormon tuyến yên, điều hòa hệ thần kinh tự chủ (thực vật), cảm giác đói, khát, điều hòa nhịp sinh học ngày đêm, kiểm soát thân nhiệt, điều hòa các hành vi và cảm xúc (khứu giác, thị giác).
Sự phát triển não bộ của thai nhi diễn ra như thế nào?
Chỉ 16 ngày sau khi thụ thai, ống thần kinh của em bé đã bắt đầu được hình thành. Thậm chí tại thời điểm này một số bà mẹ vẫn chưa biết mình đã mang thai. Đây là lý do tại sao bạn nên bổ sung acid folic ngay từ khi có ý định mang thai.
Xem thêm: Bí quyết giúp con thông minh từ trong bụng mẹ
Bắt đầu từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 7, ống thần kinh bắt đầu đóng kín lại, phần lồi ra phát triển thành não và phần còn lại là tủy sống. Đồng thời các tế bào thần kinh đặc biệt cũng được hình thành, khởi đầu cho sự phát triển của các dây thần kinh. Hệ thần kinh của em bé được tạo thành từ hàng triệu tế bào thần kinh kết nối với nhau.
Từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 12 là giai đoạn phát triển “bùng nổ” , cứ mỗi phút lại có thêm 250.000 tế bào thần kinh mới được sinh ra. Cùng với sự phát triển không ngừng của hệ thần kinh, em bé đã cảm nhận được các tác động từ bên bên ngoài như ánh sáng, âm thanh và bắt đầu cử động (dù các cử động nhỏ nên có thể bạn sẽ không nhận ra).
Khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ, dây thần kinh của em bé bắt đầu có lớp vỏ myelin, giúp các tín hiệu được truyền đi. Khoảng thời gian này bạn đã có thể cảm nhận được cú đá đầu tiên của bé và bên trong bụng của bạn, em bé nghịch ngợm đang tập nuốt.
Ở cuối tam cá nguyệt thứ 2, phần cuống não của em bé gần như đã hoàn thiện. Hệ thống thần kinh đã phát triển đủ để em bé phản xạ được với các âm thanh bên ngoài tử cung. Hàng triệu tế bào thần kinh vận động được tạo ra, giúp bé có thể tạo ra những cử động mạnh như dập, đấm, vươn vai, cuộn mình.
Ba tháng cuối là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của não bộ. Trọng lượng não bộ tăng gấp 3 lần so với tam cá nguyệt thứ 2. Đồng thời bề mặt não đã xuất hiện các nếp nhăn và diện tích bề mặt tiểu não cũng lớn hơn rất nhiều. Hệ thống thần kinh phát triển trong quá trình mang thai và sẽ dần trưởng thành khi em bé ra khỏi bụng mẹ, tiếp xúc với thế giới phong phú. Vậy bạn có thể làm gì để chuẩn bị thật tốt cho sự phát triển hệ thống thần kinh của bé?
Ăn đủ dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển não bộ của con
Điều quan trọng đầu tiên các mẹ cần nhớ đó là bổ sung đủ 400-600mcg acid folic mỗi ngày, ngay từ khi bắt đầu dự định có thai. Đây là chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với sự phát triển DNA và biệt hóa tế bào, bổ sung đủ sẽ giảm 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh nghiêm trọng như thoát vị não, thoát vị tủy sống. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng cho thấy bổ sung 400mcg acid folic mỗi ngày giúp giảm 40% trẻ sinh ra mắc bệnh tự kỉ.
Xem thêm: Bà bầu ăn gì cho con thông minh?
Các acid béo Omega-3 là một chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho não bộ và thị giác, đặc biệt là DHA và EPA. Các nghiên cứu đã chứng minh bà mẹ bổ sung đủ DHA trong khi mang thai sinh con có chỉ số IQ cao hơn so với người không được bổ sung. Theo khuyến cáo của Viện nhi khoa Hoa Kỳ, phụ nữ có thai nên bổ sung khoảng 300mg Omega-3 chuỗi dài (DHA và EPA).
Xem thêm: Con thông minh hơn nhờ bổ sung DHA ngay từ khi mang thai
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất
Theo báo cáo năm 2016 trên tạp chí Sức khỏe môi trường (EHP), một số hóa chất sử dụng trong việc chăm sóc cá nhân hàng ngày và các sản phẩm khác có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Đặc biệt là phthalate trong các sản phẩm làm đẹp, đồ dùng vệ sinh, chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu. Để tự bảo vệ mình, các mẹ nên tìm những nguồn cung cấp thực phẩm sạch, mang khẩu trang khi đi ở nơi khói bụi.
Tóm lại: hệ thống thần kinh của em bé được phát triển từ rất sớm. Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là acid folic, DHA, EPA và tránh các chất gây hại cho thai nhi như rượu, cafe, thủy ngân sẽ giúp não bộ của bé phát triển tốt nhất.
DS. Thanh Tùng
Lan bình luận
Xin chào
Procarevn.vn bình luận
Chào bạn Lan,
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây hoặc gọi tới số 0964666152 để được tư vấn bạn nhé!
Thân ái,
ly bình luận
cho em hỏi là các giai đoạn phát triển của thai nhi và thời điểm cũng như liều bổ sung DHA
Chuyên gia tư vấn bình luận