Ốm nghén khi mang thai là biểu hiện thường gặp ở bà bầu. Tuy đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng gây nguy hiểm cho bé nhưng nếu bệnh trầm trọng có thể khiến bà mẹ không thể ăn uống, hấp thu được dinh dưỡng và nguy cơ thai nhi bị thiếu dinh dưỡng tăng cao. Vậy biểu hiện của ốm nghén là gì và cách chữa trị như thế nào để an toàn?
Nôn, buồn nôn, mệt mỏi là triệu chứng chung của ốm nghén và khá phổ biến ở giai đoạn đầu mang thai và nó là hiện tượng bình thường. Thống kê trên thế giới, có khoảng 50% phụ nữ bị nôn và 80% phụ nữ có cảm giác buồn nôn trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Hầu như các bà bầu đều nghĩ rằng ốm nghén là bình thường và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu nhưng có một số mẹ bầu gặp phải những vấn đề trầm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Ốm nghén khi mang thai thường xuất hiện ở: Những người mang thai lần đầu; Những bà bầu mang đa thai; Những người dễ say tàu xe, say sóng, cơ địa hay mệt mỏi; Chế độ ăn uống không điều độ; Hệ thần kinh nhạy cảm với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn…
Theo nhiều chuyên gia y tế, việc thay đổi một số điểm trong chế dộ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng ốm nghén:
Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi
Hãy lựa chọn những món ăn phù hợp và yêu thích trong thực đơn bổ sung chất dưỡng cho bà bầu chứ không nên ép mình phải ăn đầy đủ thực đơn đó
Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như sữa chua, sa lát, súp… tránh những đồ chiên rán, dầu mỡ… Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể ăn kèm bánh mì, gạo, khoai tây để ăn kèm với sữa.
Không nên bỏ bữa. Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ nên chia thành 5-6 bữa ăn trong ngày cũng sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói và giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh cho em bé phát triển.
Ăn thức ăn nguội dễ chịu hơn các thức ăn nóng.
Gừng đã được chứng minh có tác dụng kiểm soát cơn buồn nôn của mẹ bầu. Chị em có thể thưởng thức trà gừng hoặc nhai gừng trực tiếp 2-3 lần mỗi ngày sẽ giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả. Nên chọn gừng thiên nhiên thay vì hương liệu nhân tạo.
Bổ sung các loại rau củ quả giàu chất xơ và chất chống oxy hóa sẽ giúp mẹ giảm triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi do sự thay đổi hormone thai kỳ gây ra.
Ăn các loại hoa quả mọng như dưa hấu, cam, quýt, táo, kiwi… không chỉ giàu vitamin, chất xơ và hàm lượng nước cao… giúp mẹ bầu giảm ốm nghén và còn cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, phòng ngừa nguy cơ mất nước do nôn ói nhiều.
Uống nước chanh khi nhận thấy dấu hiệu buồn nôn, hoặc ngửi vỏ chanh cũng sẽ giúp giảm ốm nghén hiệu quả.
Tránh uống đồ lạnh.
Uống nhiều nước mỗi sáng thức dậy và ăn một ít bánh quy sẽ làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn hay kẹo ngọt để làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm cảm giác buồn nôn
Việc nôn ói sẽ khiến mẹ bầu bị mất chất dinh dưỡng và thiếu chất cho em bé phát triển, vì vậy mẹ đừng quên uống sữa mỗi ngày bởi sữa rất giàu magie, kali và protein.
Mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu.
Sử dụng các viên uống tổng hợp có chứa hỗn hợp Vitamin B như PM Procare có thể cải thiện tình trạng ốm nghén trên nhiều bà bầu.
Nếu hiện tượng ốm nghén trầm trọng thì bạn có thể được cho dùng thuốc điều trị.
Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Hãy mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.
Ốm nghén khi mang thai cũng có lợi ích bảo vệ thai nhi. Nhờ ốm nghén mẹ bầu cũng có thể hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm và tránh được nguy cơ truyền nhiễm cho bé qua đường thực phẩm. Ngoài ra, việc ốm nghén cón giúp bà bầu tránh được nguy cơ bị sẩy thai. Các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt. Nếu mẹ bị ốm nghén khi đang mang bầu thì không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng thường gặp, ở mức độ trung bình và nhẹ thì hầu như không có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng. Những trường hợp ốm nghén nặng gọi là hội chứng nôn nghén (HG) sẽ được chăm sóc đặc biệt, thậm chí cần nằm viện.