DHA – axit docosahexaenoic là một dưỡng chất không còn xa lạ. Ngày nay, các mẹ đã để ý đến việc bổ sung DHA trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, DHA thật sự có vai trò quan trọng như thế nào và cách bổ sung ra sao thì nhiều mẹ còn chưa tường tận.
- EPA là gì? Vai trò của EPA đối với phụ nữ mang thai.
- Tại sao phụ nữ mang thai cần bổ sung đồng thời cả DHA và EPA?
- Thuốc PM Procare/PM Procare diamond đã cung cấp đủ DHA, EPA cho phụ nữ mang thai và cho con bú chưa?
DHA – Acid béo thiết yếu mẹ bầu không nên bỏ qua
DHA là 1 trong số 3 thành viên của họ omega-3 nổi tiếng. Hai thành viên còn lại là axit eicosapentaenoic (EPA) và alpha linolenic acid (ALA). Đây là acid béo không no chuỗi dài quan trọng không thể thiếu của cơ thể, đặc biệt quan trọng hơn với phụ nữ mang thai và cho con bú.
Đối với phụ nữ mang thai, cần bổ sung cả hai loại DHA và EPA để phát huy tác dụng tối ưu. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vàng giúp DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất. Đây cũng chính là tỷ lệ DHA, EPA được tìm thấy trong sữa mẹ.
Lợi ích của DHA đối với thai kỳ
DHA tham gia cấu tạo màng tế bào
DHA tham gia vào thành phần phospholipid của màng tất cả các tế bào trong cơ thể với các chức năng quan trọng khác nhau. Ngoài tham gia vào cấu trúc sinh học, DHA còn đóng vai trò là tiền thân của các phân tử báo tín hiệu, hay hoạt động như các chất kích hoạt mạnh mẽ cho một số yếu tố phiên mã gen…
Chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất là yếu tố quyết định đến tỷ lệ các acid béo trong màng tế bào (gồm có DHA, AA, LA). Theo đó, DHA sẽ bị thay thế bởi các acid béo còn lại nếu chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ DHA.
Với cấu trúc mềm dẻo, linh động, không cứng nhắc. Sự có mặt của DHA trong màng tế bào giúp tế bào hoạt động linh hoạt hơn. Điều này thực sự quan trọng đối với các tế bào cần phản ứng linh hoạt như các nơron thần kinh, tế bào võng mạc ở mắt… Các nghiên cứu cho thấy DHA tập trung ở mức cao nhất trong hệ thần kinh trung ương, sau đó đến võng mạc của mắt.
DHA trong màng tế bào võng mạc của mắt
Tham gia cấu tạo mô thần kinh, các synap thần kinh
Bộ não của chúng ta được cấu thành hầu hết từ chất béo, chiếm khoảng 2/3 não. Trong não, chất béo chủ yếu được sử dụng như một nguyên liệu để xây dựng các cấu trúc đặc biệt của các nơron thần kinh và myelin, ảnh hưởng tới việc các tế bào thần kinh thông tin cho nhau. DHA chiếm tỷ lệ ~97% hàm lượng Omega 3 trong não bộ.
DHA còn giúp bảo vệ tế bào thần kinh khỏi sự phá hoại của các gốc ôxy tự do khi chúng ta về già.
Sự tích lũy DHA ở não diễn ra trong suốt quá trình tăng trưởng, từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Người ta thấy rằng, ngay khi sinh trọng lượng não của em bé bằng khoảng 70% trọng lượng não của người trưởng thành.
Sự tích lũy DHA trong não bộ thai nhi theo thời gian
Trong thai kỳ, quá trình tích lũy DHA cao nhất là giai đoạn 3 tháng cuối và tiếp tục tích lũy ở mức cao trong vòng 2 năm đầu đời (tới 2 tuổi thì kích thước não đã bằng 80% kích thước não của người trưởng thành). Do đó, nhu cầu cung cấp DHA cũng tăng lên tương ứng.
Hàm lượng DHA cao trong não được duy trì trong suốt cuộc đời và quyết định tới trí tuệ và khả năng học tập của trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung sớm và đầy đủ DHA có hiệu quả tích cực tới sự phát triển tối ưu về não bộ, nhận thức của trẻ.
Một nghiên cứu khác từ Đại học Oslo ở Na Uy cho thấy trẻ 4 tuổi có điểm số về bài kiểm tra IQ tốt hơn nếu người mẹ mang các chất bổ sung DHA trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Kết quả của các nghiên cứu khác cũng gợi ý những tác động tích cực của việc bổ sung DHA ở mẹ lên các kết quả nhận thức cũng như sự phát triển vận động ở trẻ 30 tháng tuổi và sự chú ý ở trẻ 5 tuổi. Nghiên cứu theo dõi tới khi trẻ 8-9 tuổi người ta thấy trẻ được bú sữa mẹ, và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm thấp hơn có ý nghĩa.
Tham gia cấu tạo nên các thụ thể ánh sáng tại võng mạc
DHA – thành phần cấu tạo quan trọng của các tế bào võng mạc- thụ thể ánh sáng. DHA chiếm ~ 93% hàm lượng Omega 3 trong võng mạc, chiếm ~ 50% acid béo toàn phần trong các tế bào thụ thể, chịu trách nhiệm chuyển ánh sáng thành tín hiệu thần kinh, vì vậy DHA có vai trò quan trọng trong phát triển mắt và khả năng nhìn của trẻ.
Trong một nghiên cứu của 98 phụ nữ mang thai, các nhà nghiên cứu tại Khoa Nhi và Trẻ em thuộc Đại học Tây Úc phát hiện ra rằng hai năm sau sinh, những trẻ được sinh ra bởi bà mẹ có bổ sung dầu cá với hàm lượng DHA cao ở nửa thứ hai của thai kỳ có điểm số cao hơn nhóm các mẹ không dùng dầu cá trong các thử nghiệm phối hợp bằng mắt.
Sự bổ sung sớm và đầy đủ DHA có hiệu quả tích cực tới sự phát triển tối ưu khả năng nhìn của trẻ
DHA giúp tăng trọng lượng sinh và giảm khả năng sinh non:
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Maastricht ở Hà Lan đã nghiên cứu 782 cặp mẹ và bé và tìm ra “mối liên hệ tích cực đáng kể” giữa mức độ DHA của người mẹ tới trọng lượng và chu vi đầu của trẻ sơ sinh. Bổ sung đủ DHA có thề giúp làm giảm tỷ lệ suy nhược sau khi sinh
Các nghiên cứu khác cho thấy việc sử dụng đồng thời DHA và EPA trong thai kỳ có lợi ích trong việc làm giảm khả năng sinh non tháng ở phụ nữ mang thai. Các kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung dầu cá liều cao từ tuần 30 của thai kỳ giúp giảm nguy cơ sinh non tới 40-50%.
DHA liều cao giúp giảm nguy cơ sinh non tới 40-50%
Bổ sung DHA cho thai kỳ
DHA có vai trò quan trọng như vậy nhưng cơ thể chúng ta không tự tạo ra DHA mà cần lấy từ thức ăn, thuốc uống bên ngoài.
Hệ thần kinh, não bộ của thai nhi bắt đầu hình thành từ những ngày đầu tiên của thai kỳ. Để sẵn sàng cung cấp đủ ngay khi phôi thai được hình thành thì mẹ cần bổ sung DHA từ khi chuẩn bị mang thai để cơ thể có đủ tích trữ cần thiết cho sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ.
Thai nhi chỉ có một nguồn dưỡng chất duy nhất từ mẹ. Chế độ ăn uống của mẹ là yếu tố quyết định tới tình trạng dinh dưỡng của con.
Ở trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng duy nhất trẻ nhận được cũng là từ mẹ. Trẻ đẻ non và sơ sinh đều cần phải cung cấp đủ DHA bởi khả năng chuyển từ tiền tố DHA trong dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác sang DHA ở trẻ vô cùng thấp, chỉ ~ 0,2 đến 0,4%. Đặc biệt ở trẻ đẻ non vốn đã thiệt thòi về tích lũy DHA trong não bộ, khả năng hấp thu kém thì mẹ càng cần lưu ý hơn trong việc bổ sung DHA/EPA, giúp con phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch tối ưu.
DHA/EPA giúp con phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch tối ưu
Sữa mẹ cung cấp đủ các acid béo (DHA) cho trẻ, việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và cho con bú kéo dài tới 24 tháng là rất quan trọng.
Tuy nhiên, nồng độ DHA trong sữa mẹ giảm nhanh chóng sau khi sinh nếu mẹ không kịp thời bổ sung đầy đủ DHA. Do đó, cần lưu ý bổ sung đủ DHA trong thai kỳ và suốt thời gian cho con bú để luôn duy trì nồng độ DHA tối ưu.
Nồng độ DHA trong sữa mẹ giảm dần theo thời gian sau sinh
Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung từ 200mg DHA/ngày (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).
Với thiên chức của mình, mẹ luôn ưu tiên truyền dưỡng chất để nuôi con. Nếu mẹ không cung cấp đủ thì DHA sẽ được chuyển từ kho dự trữ của mẹ vào thai nhi, làm suy yếu chức năng não bộ, thị giác của mẹ. Đây là một trong số các lý do khiến mẹ cảm thấy kém nhạy bén và gặp phải chứng “hay quên” sau sinh đẻ. Hơn nữa kho dự trữ này không phải vô tận và mẹ chỉ truyền cho con tới một tỷ lệ nhất định mà thôi. Sự thiếu hụt kéo dài, không được khắc phục sẽ làm hạn chế khả năng phát triển toàn diện của em bé.
Nguồn cung cấp DHA
DHA có thể được cung cấp từ thức ăn động vật: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá chép, tôm, cua,… Nhưng việc sử dụng nhiều thức ăn loại này lại mang tới những lo ngại về dư lượng kim loại nặng (chì, thủy ngân) trong thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
DHA cũng có thể được cung cấp ở dạng tiền chất acid linoleic từ thực vật như: quả bơ, hạt hướng dương, hạt óc chó, dầu ngô, dầu lạc… Tuy nhiên, hiệu suất quá trình chuyển hóa từ acid linoleic sang DHA rất thấp, chỉ ~ 0,2 – 0,4% mà thôi.
Cung cấp trực tiếp DHA từ các sản phẩm bổ sung là việc mẹ bầu nên thực hiện
Thuốc bổ sung DHA phù hợp cho bà bầu
Để bù đắp lượng DHA thiếu hụt trong chế độ ăn uống, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ bà bầu chứa cả EPA và DHA.
EPA sẽ giúp DHA hấp thu tối ưu qua nhau thai, EPA cùng DHA tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh và chống viêm hiệu quả. Chính vì vậy, nếu bổ sung DHA mà không có EPA thì tác dụng trên thai nhi thường thấp.
Tỷ lệ DHA/EPA xấp xỉ 4/1 được coi là “tỷ lệ vàng”, đây cũng chính bằng tỷ lệ DHA/EPA được tìm thấy trong sữa mẹ
Trong tự nhiên, loại Omega-3 được chiết xuất từ dầu cá ngừ đại dương, đủ độ tuổi, theo quy trình nghiêm ngặt mới đạt được “tỷ lệ vàng” DHA/EPA, điều đó tạo ra sự chênh lệch rất lớn về giá thành của các loại Omega-3 trên thị trường.
Bạn cũng nên lưu ý lựa chọn các hãng có chất lượng dầu cá đạt tiêu chuẩn GMP, GOED đảm bảo không có dư lượng thủy ngân, kim loại nặng.
Một lưu ý quan trọng khi chọn bổ sung DHA là xem xét dạng Omega-3 (Triglyceride hay Ethyl Ester). Triglyceride là dạng tự nhiên, cao cấp, có lợi ích cho sức khỏe, hấp thu tốt hơn so với dạng Ethyl Ester (là dạng không tồn tại trong tự nhiên mà đã bị biến đổi cấu trúc hóa học trong quá trình chiết xuất). Nếu nhà sản xuất sử dụng dạng Triglyceride thì sẽ được ghi rõ trên bao bì để giúp người dùng không bị nhầm lẫn.
Theo Procarevn
Tỷ lệ DHA/EPA xấp xỉ 4/1 trong thuốc bổ Procare
Tuân thủ quy định nghiêm ngặt của Cục quản lý dược Australia và tổ chức ISSFAL, các sản phẩm PM Procare và PM Procare Diamond đều sử dụng nguồn dầu cá ở dạng Triglycerid, tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1, đạt tiêu chuẩn về giới hạn kim loại nặng, đáp ứng nhu cầu bổ sung DHA và EPA hàng ngày cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Vũ Thị Thoa bình luận
procarevn bình luận
Phạm thuý kiều bình luận
Cho em hỏi em bị thiếu máu đang ở thai kì thứ 3 vậy Bây giờ em chỉ uống procare diamond là đủ chất hay bổ sung thêm sắt bên ngoài ko ạ?
procarevn bình luận
Phạm Bá Thành bình luận
procarevn bình luận