Khoảng 50% mẹ bầu gặp phải các triêu chứng của bệnh dạ dày, một phần không nhỏ trong số đó có xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Đau dạ dày khi mang thai do Hp ảnh hưởng thế nào tới thai kỳ? Điều trị ra sao? Mẹ bầu cùng tìm hiểu quả bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày khi mang thai
- Các xét nghiệm chẩn đoán đau dạ dày khi mang thai
- Nhiễm khuẩn Hp khi mang thai có nguy hiểm không?
- Vi khuẩn HP có lây truyền từ mẹ sang con
- trong quá trình mang thai không?
- Nguyên tắc trị bệnh dạ dày khi mang thai
- Những loại thuốc dạ dày nào có thể dùng
- và loại nào không nên dùng cho phụ nữ mang thai?
- Thảo dược trị đau dạ dày có phải là an toàn?
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày khi mang thai
Khi em bé vừa bắt đầu hình thành là lúc cơ thể mẹ có sự thay đổi mạnh mẽ của các hormon. Những hormon này có tác dụng bảo vệ cho sự phát triển của em bé nhưng lại vô tình gây ra phiền toái cho mẹ. Đa phần các mẹ bầu đau dạ dày thường gặp phải các biểu hiện khó chịu như: buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát phần trên rốn, thậm chí một số mẹ bị nôn nhiều còn có cảm giác bỏng rát cổ họng do acid dịch vị gây ra. Hầu hết các triệu chứng này là bình thường trong thai kỳ và không có gì đáng lo, trừ khi mẹ bị nôn nghén quá mức, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Mặc dù có sự khác biệt nhưng các triệu chứng của bệnh lý dạ dày rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ. Mẹ cần cẩn trọng và lưu ý đi thăm khám trong một số trường hợp gợi ý tới bệnh lý dạ dày dưới đây:
- Có tiền sử mắc bệnh lý dạ dày trước đây.
- Có triệu chứng đau, nóng rát vùng thượng vị thường xuyên.
- Nôn ra máu.
- Đi cầu ra máu hoặc phân đen (lưu ý một số mẹ dùng viên sắt cũng gây ra tình trạng đi ngoài phân đen).
- Thiếu máu thiếu sắt mà sau khi bổ sung sắt bằng thuốc vẫn không cải thiện.
Các xét nghiệm chẩn đoán đau dạ dày khi mang thai
Khi có các triệu chứng kể trên, việc đầu tiên mẹ cần làm đó là thăm khám bác sỹ sản khoa để đảm bảo rằng thai kỳ của mình vẫn bình thường. Nếu như các dấu hiệu của mẹ gợi ý tới bệnh lý dạ dày bác sỹ sản có thể giới thiệu mẹ thăm khám chuyên khoa tiêu hóa. Tại đây mẹ có thể được làm 1 số xét nghiệm để kiểm tra:
- Nội soi: mặc dù kỹ thuật nội soi khá an toàn nhưng dù sao đây cũng là một thủ thuật xâm lấn nên rất hạn chế đối với phụ nữ mang thai. Rất ít các trường hợp đau dạ dày khi mang thai được chỉ định nội soi, trừ khi đó là các trường hợp nặng, có xuất huyết tiêu hóa hoặc các biến chứng khác. Còn lại hầu như nội soi được trì hoãn cho tới khi mẹ bầu đau dạ dày sinh xong em bé.
- Xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp: đó có thể là xét nghiệm máu, test thở, xét nghiệm phân hoặc clotest (nếu nội soi). Trong số các xét nghiệm trên thì khuyến cáo mẹ bầu bị đau dạ dày nên thực hiện test thở C13 vì xét nghiệm này có độ chính xác cao và an toàn. Tại một số cơ sở chưa có điều kiện test thở thì xét nghiệm máu có thể chấp nhận được nếu mẹ chưa từng điều trị tiệt trừ vi khuẩn Hp trước đây. Xét nghiệm phân ít khi được thực hiện ở người lớn do khá bất tiện.
Nhiễm khuẩn Hp khi mang thai có nguy hiểm không?
Một số bà mẹ bầu bị đau dạ dày rất hoang mang và lo lắng khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm Hp dương tính. Thực chất, Hp dương tính có nghĩa là mẹ đang nhiễm một loại vi khuẩn có tên gọi Helicobacter pylori trong dạ dày.
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn Hp không có vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng có khoảng 20% trong số những người nhiễm Hp có thể mắc bệnh lý dạ dày hoặc các bệnh lý khác ngoài đường tiêu hóa.
Ở phụ nữ mang thai, mặc dù không phổ biến nhưng vi khuẩn Hp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt chất dinh dưỡng gây thiếu máu, chậm phát triển thai nhi, dị tật ống thần kinh, tiền sản giật, sảy thai…
Hậu quả của nhiễm khuẩn Hp ở phụ nữ mang thai
Vi khuẩn HP có lây truyền từ mẹ sang con
trong quá trình mang thai không?
Các nghiên cứu cho thấy trong thời gian mang thai vi khuẩn Hp hầu như không lây nhiễm từ mẹ sang con.
Con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp là qua đường tiêu hóa. Việc mớm thức ăn, hôn trẻ, ăn chung bát, đũa, thìa… vô tình khiến vi khuẩn Hp lây truyển từ người bệnh sang người lành và lây sang con. Đây là những thói quen không khoa học mẹ nên bỏ để không chỉ tránh lây nhiễm khuẩn Hp mà còn tránh được nhiều mầm bệnh nguy hại khác cho con.
Nguyên tắc trị bệnh dạ dày khi mang thai
Nguyên tắc đầu tiên của việc sử dụng thuốc dạ dày cho phụ nữ mang thai đó là “An toàn” – an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều loại thuốc buộc phải dùng trong điều trị mà chưa có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn. Khi đó, mọi yếu tố được đưa lên bàn cân và việc quyết định có sử dụng thuốc điều trị hay không, sử dụng thuốc nào dựa trên các phương diện:
- Chỉ sử dụng thuốc điều trị khi lợi ích thu được lớn hơn nguy cơ có thể gặp phải. Chẳng hạn trong trường hợp mẹ bầu bị loét, chảy máu dạ dày nếu không can thiệp có thể nguy hiểm tới tính mạng. Khi đó lợi ích điều trị lớn hơn nguy cơ mang lại và bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc điều trị. Những trường hợp viêm dạ dày ở mức độ nhẹ có thể trì hoãn cho tới khi bà mẹ sinh em bé xong mới điều trị.
- Trong cùng một nhóm thuốc điều trị đau dạ dày, ưu tiên sử dụng những loại thuốc có nhiều dữ liệu an toàn trên phụ nữ mang thai.
- Sử dụng thuốc với hàm lượng tối thiểu và thời gian ngắn nhất có thể.
Để tránh sự lo lắng không cần thiết, khi được kê đơn thuốc, mẹ bầu bị đau dạ dày nên hỏi thầy thuốc để nắm được những lợi ích và nguy cơ của việc dùng thuốc.
Đối với các mẹ bầu bị đau dạ dày khó ăn uống, khả năng hấp thu dưỡng chất không được tối ưu thì ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu, ít kích ứng thì mẹ bầu cần được bổ sung thêm dưỡng chất từ thuốc bổ mỗi ngày cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.
Những loại thuốc dạ dày nào có thể dùng
và loại nào không nên dùng cho phụ nữ mang thai?
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản
Loét dạ dày là bệnh hiếm gặp trong thời gian mang thai, nhưng trào ngược dạ dày lại xuất hiện phổ biến hơn với 40-80% phụ nữ mang thai phải trải qua các triệu chứng trào ngược.
Biện pháp đầu tiên để kiểm soát trào ngược đó chính là điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường… Tuy nhiên, có những trường hợp trào ngược dạ dày hoặc loét dạ dày cần điều trị với thuốc.
Một số biệt dược thuộc nhóm thuốc giảm tiết acid dạ dày trên thị trường
- Thuốc ức chế tiết acid dạ dày nhóm kháng H2: gồm các dược chất là cimetidin, rantidin, famotidin và nizatidin. Những loại thuốc được đánh giá khá an toàn cho thai kỳ và có thể sử dụng khi cần thiết. Trong nhóm thuốc này, rantidin được ưu tiên lựa chọn do có nhiều bằng chứng về độ an toàn hơn cả.
- Thuốc ức chế tiết acid dạ dày nhóm PPI (ức chế bơm proton) gồm các dược chất như omeprazole, esomeprazole, pantoprazole, lansoprazole, rabeprazole. Các báo cáo cho thấy esomeorazole, pantoprazole, lansoprazole, rabeprazole an toàn đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên omeprazole lại cho thấy có khả năng gây tổn thương tới thai nhi trong nghiên cứu trên động vật.
- Thuốc kháng acid (trung hòa acid) được sử dụng phổ biến để giảm nhanh các triệu chứng do loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Các chế phẩm lưu hành trên thị trường thường đóng gói dạng gel hoặc gói bột, viên, viên nhai. Trong đó các chế phẩm có chứa Nhôm hydroxyd, Magnesi hydorxyd được cho là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý đối với sản phẩm có chứa Natri bicarbonat vì chúng có khả năng gây nhiễm kiềm chuyển hóa ở cả mẹ và thai nhi.
- Bismuth subsalicylate: có tác dụng bao phủ ổ loét rất tốt, đồng thời có khả năng diệt Hp. Tuy nhiên, sử dụng bismuth kéo dài trong thai kỳ có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh, đóng sớm ống động mạch tử cung dẫn tới chậm phát triển thai nhi. Chính vì những nguyên nhân trên, bismuth được khuyến cáo không nên dùng trong thai kỳ.
Thuốc tiệt trừ vi khuẩn Hp
Phác đồ tiệt trừ Hp: gồm các kháng sinh (amoxicillin, clarithromycin, tetracyclin…) phối hợp cùng PPI. Mặc dù vi khuẩn Hp có khả năng ảnh hưởng nhất định tới thai kỳ, nhưng nguy cơ ảnh hưởng không nhiều, trong khi sử dụng phác đồ sẽ tiềm ẩn khả năng gây dị tật hoặc tác dụng không mong muốn trên thai nhi. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp trong thời gian mang thai.
Thông thường, với những trường hợp nhiễm khuẩn HP gây ra tổn thương viêm, loét dạ dày và biểu hiện thành triệu chứng thì chỉ sử dụng thuốc giảm tiết acid dạ dày và trung hòa acid dạ dày trong thời gian ngắn hạn để giảm bớt triệu chứng cũng như thúc đẩy làm lành vết loét. Còn việc tiệt trừ Hp sẽ được trì hoãn cho tới khi sinh em bé xong.
Tuy nhiên, như đã đề cập bên trên, vi khuẩn Hp có khả năng gây ra những ảnh hưởng nhất định tới bà mẹ và thai nhi, vì vậy có thể cân nhắc sử dụng các chế phẩm an toàn hơn với mục đích ức chế, hoặc giảm tải lượng Hp nhằm ngăn chặn những nguy cơ, cũng như giảm triệu chứng đau dạ dày cho bà mẹ.
Nhật Bản là quốc gia có mối quan tâm đặc biệt tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và trẻ em. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nghiên cứu và bào chế thành công kháng thể OvalgenHP đây là một chế phẩm có tác dụng ức chế, giảm tải lượng Hp một cách hiệu quả và đặc biệt có thể sử dụng an toàn trong thai kỳ.
Kháng thể OvalgenHP tác dụng đặc hiệu trên kháng nguyên của vi khuẩn Hp tại dạ dày mà không hấp thu vào máu, do đó hoàn toàn không đi qua hàng rào nhau thai tới em bé.
OvalgenHP có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà nên rất lành tính và an toàn. Tuy nhiên, những bà mẹ dị ứng với trứng gà thì không nên sử dụng.
Thảo dược trị đau dạ dày có phải là an toàn?
Một sai lầm khá phổ biến của nhiều bệnh nhân đau dạ dày, trong đó có cả các chị em phụ nữ mang thai đó là cho rằng cứ là thảo dược thì an toàn. Trên thực tế, thảo dược không tuyệt đối an toàn như bạn vẫn nghĩ. Dưới đây là một số loại thảo dược cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai:
Củ nghệ (hoạt chất curcumin)
Các quan sát cho thấy việc sử dụng một lượng nghệ nhỏ như gia vị nấu ăn là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu sử dụng nghệ hoặc hoạt chất curcumin với lượng lớn có thể gây tăng co thắt cơ trơn tử cung dẫn tới sảy thai; làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu sử dụng ở thời điểm gần sinh có thể dẫn tới mất máu quá nhiều và tử vong ở bà mẹ.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra nghệ có tác động giống như estrogen (hormon sinh dục nữ). Do đó sử dụng nghệ trong thời gian mang thai có thể làm mất cân bằng nội tiết tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Hoạt chất curcumin từ nghệ có thể tác động xấu trên thai kỳ nếu sử dụng lượng lớn
Cây bình vôi (hoạt chất rotundine)
Cây bình vôi thường có mặt trong nhiều chế phẩm đông y trị bệnh dạ dày do có tác dụng an thần (sử dụng điều trị bệnh dạ dày do stress). Hiện nay chưa có bất kỳ dữ liệu an toàn của hợp chất này khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, rotundine là thuốc hướng thần nên nếu sử dụng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Sử dụng nhiều trong ba tháng cuối dễ dẫn tới lệ thuộc thuốc (gây nghiện) ở em bé. Vì vậy tốt nhất trong thời gian mang thai nên tránh các chế phẩm có chứa rotundine.
Ngoài ra, rất nhiều dược liệu có thể bị nhiễm kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của em bé. Chính vì vậy trước khi sử dụng bất kỳ thảo dược nào bạn cũng nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ và hỏi sự tư vấn của chuyên gia y tế.
Hy vọng các thông tin cung cấp trên đây hữu ích đối với nhiều chị em phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật mạnh khỏe và vẹn tròn!
Xem thêm:
- Cẩm nang Mang thai
- omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
- Vitamin A – Bà bầu cần biết
- DHA – Vi chất quan trọng không thể bỏ qua
- Axit folic – Bổ sung đúng cách cho bà bầu
- Cẩm nang sức khỏe bà bầu
Theo Procarevn