Tắc tia sữa là hiện tượng các ống dẫn sữa trong hệ thống tuyến sữa của người mẹ bị tắc. Sữa được sản xuất nhưng không thoát ra được, có thể tích tụ và tạo thành cục u ở vú. Tắc tia sữa thường xuyên xảy ra ở những ngày đầu mới sinh và trong những thời kì đầu người mẹ cho con bú bằng sữa mẹ. Bài viết này giới thiệu một số phương pháp điều trị tắc tia sữa tại nhà để các bà mẹ cùng tham khảo.
Nguyên nhân tắc tia sữa
Không cho bé bú sữa son trong những ngày đầu tiên sau sinh, do sữa non rất nhiều chất dinh dưỡng và “rất đặc” nên sẽ dễ gây ra hiện tượng tắc sữa, mất sữa.
Không vắt hết sữa non thừa sau khi con bú hoặc vắt sữa không đúng cách, vẫn còn một lượng sữa non đọng lại gây ra tắc sữa.
Bé ngậm bắt vú không tốt, bú không đủ mạnh.
Mặc áo nịt vú quá chật.
Khoảng cách các cữ bú dài.
Cai sữa đột ngột
Sẹo ở vú do phẫu thuật.
Cảm sốt: mẹ mệt, không cho bé bú đều làm sữa khó lưu thông
Nhiễm khuẩn hệ thống ống dẫn sữa, gây hẹp và cản trở sữa thoát ra ngoài.
Mẹ bị căng thẳng tinh thần, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.
Những biểu hiện của tắc tia sữa
- Nặn hoặc hút hoặc cho con bú thì không thấy sữa từ bầu sữa chảy ra.
- Cảm thấy một hoặc hai bầu vú căng, tức và đau hơn, ngày một tăng lên, sau cho bé bú tình trạng giảm dần.
- Mệt mỏi, nhức đầu, sốt cao.
- Sờ nắn vú thì thấy có những khối tròn bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.
Điều trị tắc tia sữa
Nguyên tắc đầu tiên là làm trống bầu vú hoàn toàn bằng cách cho con bú liên tục. Hãy thay đổi nhiều tư thế cho con bú để lực hút mạnh lên những tia sữa ở vị trí khác nhau. Trong khi cho bú tiếp tục massage nhẹ nhàng nhưng chắc chắn lên vùng bị tắc. Bú bên vú tắc trước và bú thường xuyên khoảng 2 giờ/ lần.
Một số tư thế cho con bú để điều trị tắc tia sữa
Chường ấm giúp sữa nơi bị tắc dễ tan ra, nhưng không quá nóng vì gây bỏng rát da. Chườm ấm bằng cách cho nước nóng vào bình, quấn xung quanh bằng một cái khăn lông mỏng, lăn lên nơi bị tắc tia sữa. Hoặc có thể chườm bằng khăn nhúng nước ấm đắp lên. Hoặc tắm bồn bằng nước ấm, ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm, vừa ngâm vừa massage ngực bị tắc.
Massage giúp tạo một lực chắc chắn tương đối lên nơi đang bị tắc, massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú. Dùng hai lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng hai bầu ngực khoảng 30 giây. Dùng 5 ngón tay chụm lại vê quần vú. Nên massage trước, trong và sau khi cho bú.
Sau khi massage bầu sữa bị tắc, vắt nhẹ sữa ra bằng tay. Dùng một bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng hai bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day, chứ không phải xoa, bởi chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú, làm tan sữa đã đông kết. Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dầu, khoảng 20 – 30 lần rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần. Xoay tròn ngón tay quanh quầng vú để tác động trên các tia sữa khác nhau.
Xoay tròn ngón tay quanh quầng vú để tác động trên các tia sữa khác nhau
Dùng máy hoặc dụng cụ hút sữa để hút sữa mẹ từ bầu ngực ran gay khi có dấu hiệu tắc sữa, nếu để đến khi sữa đã đóng cục việc hút trở nên khó khăn hơn.
Sau khi cho con bú xong mẹ sẽ dùng máy hút sữa thêm, nếu mẹ không cho bé trực tiếp thì sẽ tiến hành hút sữa. Khi dùng máy hút sữa để hút, tốt nhất dùng máy hút sữa điện, lực hút mạnh. Luôn nhớ bước massage, vê quầng vú trước khi hút/vắt sữa, để kích thích phản xạ xuống sữa.
Xem thêm:
- Hướng dẫn mẹ cách cho con bú đúng cách
- Cho con bú không nên ăn gì
- Ăn gì để nhiều sữa
- Acid folic – Dưỡng chất quan trọng không thể thiếu
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
- Nuôi con bằng sữa mẹ – Những điều cần biết
- Thuốc bổ cho bà bầu
- Thuốc sắt cho bà bầu
- Canxi cho bà bầu
Theo Bác sĩ Lê Thị Thu Hà