Bổ sung sắt khi mang thai thế nào cho đúng và đủ?
Hầu như ai cũng ý thức được rằng cần bổ sung đầy đủ sắt cho thai kỳ. Tuy nhiên bổ sung như thế nào thì không ít mẹ bầu còn mơ hồ chưa rõ. Cùng Procare tìm hiểu để có cách bổ sung sắt đúng – đủ cho mình nhé!
Mục lục
1. Bổ sung đúng
Nhu cầu sắt tăng lên trong thai kỳ để tạo máu và phát triển thai nhi. Để đáp ứng được nhu cầu sinh lý của cơ thể và hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn thì bạn chỉ cần bổ sung một lượng sắt vừa đủ, thấp nhất có thể mà thôi.
Thiếu hụt sắt mức bệnh lý, tức là kết quả xét nghiệm cho thấy đồng thời 2 thông số Hb <11g/l và Hematocrid < 30ng/dl (có thiếu máu thiếu sắt) thì bạn cần bổ sung thêm sắt liều cao để không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sinh lý mà còn bù đắp lại phần đã thiếu hụt. Lúc này, để tính toán liều lượng và thời gian dùng thuốc sắt cho bà bầu cần dựa vào chỉ số xét nghiệm và chế độ ăn uống thực tế của bạn. Bác sĩ sẽ dựa vào các thông số này để chỉ định dùng thuốc phù hợp, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
2. Bổ sung đủ
Đáp ứng nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sắt cần cung cấp khác nhau theo từng giai đoạn: 3 tháng đầu là thời gian thai nhi bắt đầu hình thành, nhu cầu sắt chưa cao, thậm chí còn giảm hơn so với bình thường vì mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt. Sau đó, nhu cầu sắt bắt đầu tăng ở 3 tháng giữa thai kỳ và lên cao đỉnh điểm ở giai đoạn 3 tháng cuối.
Theo đó, nhu cầu sắt cần cung cấp hàng ngày tương ứng như sau:
- 0,8 mg Fe trong 3 tháng đầu
- 4 – 5 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ hai
- > 6 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ ba
Với một thai kỳ bình thường, ở phụ nữ có cân nặng trước khi mang thai khoảng 45- 55kg thì tổng nhu cầu sắt cần cung cấp cho cả thai kỳ khoảng 800-1000mg sắt nguyên tố.
Một chế độ ăn đầy đủ (lượng sắt sinh học cao) với tỷ lệ hấp thu tốt sẽ cung cấp khoảng 600mg sắt trong cả thai kỳ. Khi đó bạn chỉ cần khoảng 200-400mg sắt được huy động từ dự trữ sắt của mẹ và hấp thu từ các dạng thuốc bổ sung mà thôi.
Lượng sắt cần cung cấp từ thuốc càng ít, càng giảm thiểu các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra cho thai kỳ.
Điều trị thiếu máu thiếu sắt
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu thiếu sắt (Hb<1111g/dl và Ferritin <30mg/mL), thì ngoài tăng cường chế độ ăn giàu sắt bạn cần bổ sung thêm sắt từ thuốc ở hàm lượng cao để điều trị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả. Khi đó, bạn cần tuân thủ thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Luôn cần sự theo dõi, đánh giá định kỳ của bác sĩ trong suốt quá trình dùng thuốc để điều chỉnh lại liều lượng nếu cần. Tuyết đối không tự ý tăng/giảm liều hay kéo dài/rút ngắn thời gian điều trị. Bởi thiếu hay thừa sắt đều gây ra các ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi.
3. Các biện pháp giúp bổ sung sắt hiệu quả
3.1. Tăng cường bổ sung sắt bằng thực phẩm giàu sắt sinh học:
Bổ sung sắt từ chế độ ăn luôn là điều cần thực hiện trước tiên. Bởi sắt từ thực phẩm là sắt hữu cơ dễ hấp thu, đồng thời không gây ra các tác dụng phụ như sử dụng thuốc bổ sung. Hơn nữa tăng cường chế độ ăn thì bạn có thể cung cấp được nhiều dưỡng chất cần thiết khác chứ không phải chỉ có sắt.
Xem thêm: Một số thực phẩm giàu sắt theo sách Vi chất dinh dưỡng và sức khỏe – Viện dinh dưỡng Việt Nam
Sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Tăng cường chế độ ăn với thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa nhiều sắt cùng với các loại rau quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp hấp thu sắt tối ưu.
3.2. Thay đổi thói quen ăn uống
Cần thực hiện giảm các chất ức chế hấp thu sắt, tăng cường các chất có tác dụng thúc đẩy hấp thu sắt.
3.3. Dùng liều sắt bổ sung thấp nhất có thể
Tùy vào chế độ ăn, theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2016 lượng sắt khuyến cáo cần bổ sung mỗi ngày như sau:
Thực hiện chế độ ăn khoảng 01 lạng thịt cá/ngày với mẹ bầu không khó. Với chế độ ăn này bạn chỉ cần bổ sung trung bình khoảng 27,1mg sắt nguyên tố/ngày (bao gồm từ thức ăn và từ thuốc bổ sung) mà thôi. Tương ứng với 15% * 27,1 = 4,065mg Fe được hấp thu mỗi ngày.
Tuy nhiên, nhu cầu sắt mỗi giai đoạn một khác. Do đó việc bổ sung trải đều trong suốt thai kỳ sẽ không phát huy tối đa hiệu quả.
Cơ thể chúng ta hoạt động vô cùng thống nhất và hoàn hảo. Khi nhu cầu không cần nhiều thì sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng. Hấp thu sắt giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ sau đó tăng dần trong suốt các tháng sau cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng đủ nhu cầu và tái lập dự trữ sắt cho mẹ.
Sau sinh bạn chỉ cần bổ sung một lượng sắt tương tự như trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ.
4. Một vài chú ý về bổ sung sắt khi mang thai
Thừa sắt nguy hiểm thế nào?
Bổ sung sắt không tương ứng theo nhu cầu trước hết sẽ gia tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa do sắt không được hấp thu như: táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân đen, đầy bụng khó tiêu, chán ăn…
Ngay cả khi sắt được hấp thu vào cơ thể thì nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn vẫn thường trực nếu bạn luôn bổ sung sắt ở mức cao, dư thừa.
Sắt sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được sử dụng khoảng 75% để tạo hồng cầu, phần còn lại tạo cơ, enzym, dự trữ ở gan, lách, tủy… và thải trừ ra ngoài qua đường tiêu hóa. Sắt chỉ được đào thải một lượng nhỏ ra khỏi cơ thể và sự đào thải đó là hằng định. Chính vì vậy, khi dư thừa sắt sẽ lắng đọng tại các cơ quan trong cơ thể. Sắt tích lũy ở vùng nào sẽ gây tổn thương cho cơ quan tại vùng đó:
- Tổn thương gan có thể gây xơ gan – sẹo vĩnh viễn ở gan
- Tổn thương tụy có thể gây ra thay đổi nồng độ Insulin, dẫn đến tiểu đường
- Ứ đọng sắt ở tim có thể gây rối loạn nhịp tim, các vấn đề về tuần hoàn có thể dẫn đến suy tim
- Viêm khớp do lượng sắt làm tổn thương các mô, phá hủy lớp bao phủ xương
- Thừa sắt khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sạm da
Ảnh hưởng tới thai nhi: Thừa sắt dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ, làm cản trở quá trình cung cấp máu từ mẹ sang con dẫn đến tình trạng: sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ.
Làm sao để phòng ngừa thiếu máu, thiếu máu do thiếu sắt ?
Nhiều loại bệnh thiếu máu không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, có thể giúp tránh được bệnh thiếu máu nói chung và thiếu máu thiếu sắt nói riêng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thuốc bổ sung như: sắt, acid folic, vitamin B12, vitamin C…
Trước khi mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ nhu cầu sắt không cao, nếu có chế độ ăn tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ/ngày thì thậm chí bạn chưa cần bổ sung thêm sắt từ thuốc, hoặc chỉ cần bổ sung ở liều lượng cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố từ thuốc/ngày là đủ.
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ trở về sau, nhu cầu sắt và các chất dinh dưỡng khác tăng cao hơn. Khi đó ngoài chế độ ăn bạn có thể bổ sung thêm sắt từ thuốc. Nhưng lưu ý sử dụng sản phẩm bổ sung sắt ở liều lượng vừa đáp ứng đủ nhu cầu theo khuyến cáo mà thôi.
Nguyên nhân gây thiếu máu thường không đơn độc. Chính vì vậy, để phòng ngừa thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt thì cần thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Ngoài sắt, phụ nữ mang thai cần lưu ý bổ sung các dưỡng chất khác như: acid folic, DHA, EPA, I-ốt, Vitamin B12, Vitamin A,B,C, D, E… Sử dụng thuốc bổ tổng hợp chuyên dùng cho bà bầu lúc này là một lựa chọn thông minh bạn có thể tham khảo thực hiện.
Khi bị thiếu máu/Thiếu máu thiếu sắt bố sung thế nào?
Thiếu máu do nhiều nguyên nhân và các nguyên nhân thường không đơn độc. Để việc điều trị có hiệu quả thì điều cần thiết là xác định rõ nguyên nhân thiếu máu là gì? Từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
Nếu thiếu máu do dinh dưỡng thì bạn sẽ thiếu cả các dưỡng chất khác chứ không phải chỉ có sắt. Khi đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn thì việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ thuốc bổ tổng hợp lúc này là cần thiết. Đồng thời, cần bổ sung thêm sắt theo chỉ định của bác sĩ khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạn thực sự có thiếu máu thiếu sắt. Khi đó nên uống sắt trước bữa ăn khoảng 30 phút tới 1h để sắt được hấp thu tốt nhất.
Lưu ý, sau mỗi đợt dùng thuốc bạn cần tới thăm khám, xét nghiệm kiểm tra lại để bác sĩ điều chỉnh liều dùng nếu cần bạn nhé! Tránh tình trạng dư thừa sắt khi bổ sung liều cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và con.
Như vậy, bổ sung sắt khi mang thai cần được tính toán kỹ lưỡng và cẩn trọng. Thuốc bổ nói chung và sắt nói riêng không phải cứ dùng nhiều là tốt. Bổ sung từ thực phẩm hàng ngày luôn là ưu tiên số 1. Hãy lắng nghe cơ thể mình, tìm hiểu kỹ thông tin để xác định nhu cầu và lựa chọn sản phẩm cung cấp dưỡng chất phù hợp cho mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu bạn nhé!
Theo Procarevn.vn
HẰNG bình luận
Cho em hỏi , em bầu được 1 tháng . đang dùng procare có uống thêm sắt được không ạ
Procarevn.vn bình luận