Sắt là dưỡng chất mà hầu hết các mẹ bầu đều chú ý bổ sung thêm khi mang thai. Nhưng có phải cứ mang thai là cần bổ sung sắt từ thuốc hay không? Hãy cùng Procare tìm hiều xem thực hư thế nào nhé!
Bà bầu có nên uống thuốc bổ sung sắt?
Vai trò của sắt đối với thai kỳ
Sắt là nguyên tố cần thiết để tạo nên Hemoglobin – thành phần quan trọng trong hồng cầu – có vai trò vận chuyển Oxy từ phổi về các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài.
Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme, giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn.
Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết mà cơ thể không thể tự sản xuất. Cách duy nhất để cơ thể có đủ sắt là cung cấp từ thực phẩm và thuốc bổ sung.
Thiếu sắt đồng nghĩa với thiếu hồng cầu, từ đó dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi và khó thở. Thông thường, thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi lượng dự trữ sắt bị thiếu hụt do chảy máu quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt, do bệnh lý (loét dạ dày, trĩ, nhiễm ký sinh trùng), do chảy máu – trấn thương, tăng nhu cầu khi mang thai…
Sự hấp thu – thải trừ sắt của cơ thể
Sắt được hấp thụ tại ruột, mức độ hấp thu phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể, loại sắt và hàm lượng sắt cung cấp. Nạp quá nhiều sắt có thể gây thương tổn niêm mạc dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân đen do không được ruột hấp thụ hết.
Sắt sau khi hấp thu sẽ được phân bố 75% để tạo máu ở tủy xương. Phần còn lại để tạo cơ, enzym; dự trữ ở gan, lách, tủy; và 1 phần nhỏ thải trừ ra ngoài.
Thừa sắt sẽ lắng đọng tại các cơ quan trong cơ thể, sắt lắng đọng ở cơ quan nào gây ảnh hưởng xấu tới cơ quan đó, như gây xơ gan, xơ lách, … Thừa sắt khiến tăng nồng độ sắt tự do trong máu, làm cản trở quá trình tạo máu bình thường ở thai nhi.
Cơ thể chúng ta không có cơ chế tự tăng đào thải sắt nếu dư thừa. Sự đào thải sắt của cơ thể luôn là hằng định ở mức ~ 1mg sắt nguyên tố/ngày.
Để tăng đào thải sắt, bạn chỉ có thể thực hiện “Chích máu tĩnh mạch” để rút máu hoặc “Dùng thuốc tạo phức” để tạo thành dạng sắt phức hợp để đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, hai biện pháp này không được khuyến khích dùng khi mang thai.
Nhu cầu của sắt trước – trong thai kỳ và khi cho con bú.
Phụ nữ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt nhiều hơn nam giới do hàng tháng có một lượng máu mất đi theo chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng khi mang thai, mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt nữa khiến cho nhu cầu sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ thậm chí còn giảm đi. Từ 3 tháng giữa trở đi, cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu sắt bắt đầu tăng để tạo khối hồng cầu, bánh nhau và cần cho sự phát triển của con. Lúc này bạn mới thực sự cần bổ sung thêm sắt từ thuốc.
Xem thêm: Bổ sung sắt ĐÚNG – ĐỦ cho bà bầu
Với một thai kỳ bình thường, ở phụ nữ có cân nặng trước khi mang thai khoảng 45- 55kg thì tổng nhu cầu sắt cần cung cấp cho cả thai kỳ khoảng 800-1000mg sắt nguyên tố. Nhu cầu sắt ở các giai đoạn không giống nhau. Lượng sắt cần cung cấp hàng ngày trong thai kỳ tương ứng như sau:
- 0,8 mg Fe trong 3 tháng đầu
- 4 – 5 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ hai
- > 6 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ ba
Hơn nữa nếu nhu cầu không cần cung cấp nhiều thì cơ thể chúng ta có cơ chế giảm hấp thu tương ứng. Bổ sung sắt không tương ứng với nhu cầu sẽ làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa do sắt dư thừa không được hấp thu.
Biểu đồ dưới đây thể hiện rõ nhu cầu sắt của cơ thể ở giai đoạn trước, trong thai kỳ và khi cho con bú.
- 3 tháng đầu, khi thai nhi còn rất nhỏ, nhu cầu sắt chưa nhiều, thậm chí lượng sắt mẹ cần cung cấp còn giảm đi bởi lúc này mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.
- Nhu cầu sắt bắt đầu tăng nhanh chóng khi bạn bước sang thai kỳ thứ 2 và lên đến đỉnh điểm trong khoảng 6-8 tuần cuối thai kỳ. Lúc này lượng máu của mẹ có thể tăng tới 50%, đòi hỏi cần cung cấp nhiều nguyên liệu (sắt, acid folic, vitamin B12, Protein) để tạo máu.
- Sau sinh mẹ cần cung cấp một lượng khoảng 150mg sắt nguyên tố để bù đắp lại phần đã mất trong khi sinh nở. Còn lại nhu cầu sắt lúc này tương đương với thời kỳ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu.
Một chế độ ăn đầy đủ (lượng sắt sinh học cao) với tỷ lệ hấp thu tốt sẽ cung cấp khoảng 600mg sắt trong cả thai kỳ. Khi đó bạn chỉ cần khoảng 200-400mg sắt được huy động từ dự trữ sắt của mẹ và hấp thu từ các dạng thuốc bổ sung mà thôi.
Tăng cường cung cấp sắt từ thực phẩm luôn là ưu tiên số 1, bởi sắt từ thực phẩm ở dạng dễ hấp thu và không gây ra các tác dụng phụ như dùng thuốc bổ sung. Đây luôn là nguồn chính để cung cấp sắt và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.
Lượng sắt cần cung cấp từ thuốc sắt cho bà bầu càng ít, càng giảm thiểu các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra cho thai kỳ.
Như vậy, không phải cứ mang thai là mẹ bầu lập tức bổ sung sắt từ thuốc. Hãy nghĩ tới việc cung cấp sắt từ thức ăn đầu tiên. Sau đó mới nghĩ tới bổ sung thêm từ thuốc khi chế độ ăn không đáp ứng đủ. Sắt không phải cung cấp càng nhiều càng tốt, cơ thể chúng ta có một giới hạn an toàn nhất định. Điều quan trọng là xác định rõ nhu cầu theo từng giai đoạn để lựa chọn cách bổ sung và liều lượng bổ sung phù hợp.
Xem thêm: 3 giải pháp bổ sung sắt hiệu quả cho bà bầu
Theo Procarevn
Rơ châm yên bình luận
Chào bsi.
E mới đi hút thai xong thì uống thuốc sắt được không
Procarevn.vn bình luận
Lê Yến bình luận
Khi thai 24w mình đi xét nghiệm máu thì không thiếu sắt nên bác sĩ khuyên chưa cần bổ sung sắt. Bây giờ mình 31w rồi có nên bổ sung sắt ko ạ. Và sau sinh có cần uống viên sắt nữa ko
procarevn bình luận
dang thi thai ha bình luận
Hiện em đang dùng PM Procare. Cho em hỏi có cần bổ sung thêm các loại thuốc canxi nữa không ạ? em cám ơn
procarevn bình luận