Trong thời kỳ mang thai, việc ăn uống là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển và khả năng sống sót của thai nhi là rất cao. Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, các bà mẹ nên tránh ăn những loại rau sau:
- Những điều cần biết khi mang thai – bí quyết để có thai kỳ khỏe mạnh
- Chế độ dinh dưỡng giúp con thông minh mẹ bầu cần biết
- Bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho bà bầu
1, Giá đỗ
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm đặc biệt là giá đỗ bỡi lẽ vi khuẩn có thể sâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch. Mặt khác đối với người thường giá đỗ có chất khiến trứng của phụ nữ bị dày lên và gây khó khăn cho việc phóng noãn do đó gây khó hoặc vô sinh.
Trong xà-lách, rau mầm giá đỗ, củ cải… có thể chứa vi khuẩn listeria. Đây là loại vi khuẩn có trong một số thực phẩm bị ô nhiễm, chưa nấu chín, chưa tiệt trùng rất nguy hiểm đối với thai phụ. Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 1.700 người bị bệnh do vi khuẩn listeria, trong đó có 260 trường hợp tử vong. Phụ nữ mang thai dễ mắc vi khuẩn này gấp 20 lần người bình thường. Đặc biệt trong ba tháng cuối, khi hệ thống miễn dịch của thai phụ bị suy giảm. Triệu chứng xuất hiện 2-30 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh gồm đau đầu, đau cơ, sốt, buồn nôn và nôn. Nếu vi khuẩn tấn công hệ thống thần kinh, có thể gây cứng cổ, mất định hướng hoặc co giật. Vì vậy để an toàn cho thai nhi, bà bầu không nên ăn những loại rau mầm trên.
2, Rau ngót
Dân gian quan niệm phụ nữ mang thai ăn rau ngót dễ dẫn đến sẩy thai. Thật ra, chưa có nghiên cứu kết luận về vấn đề này. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót sống hoặc ép rau ngót sống lấy nước để uống. Hãy nấu chín để loại bỏ chất độc hại (antiprotozoa) có trong rau. Rau ngót sống có thể gây trở ngại cho sự hấp thu can-xi và phốt-pho hoặc dẫn đến một số triệu chứng như mất ngủ, khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ. Vì thế chị em hãy hạn chế ăn rau ngót trong thời gian mang thai.
3, Rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn. Đây vừa là thảo dược chữa được nhiều bệnh như lỵ trực tràng, mụn nhọt, lợi tiểu, tẩy giun kim vừa được dùng như một loại rau ăn phổ biến ở nước ta. Châu Âu, người dân ăn rau sam thay xà-lách, có thể ăn sống hoặc nấu chín. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.
Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
4, Rau chùm ngây
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, lá và hoa của rau chùm ngây có chứa gấp 7 lần lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối. Đây hẳn là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho người đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”
5, Ngải cứu
Ngải cứu là loại rau có tác dụng xoa dịu cơn đau cơ, đau bụng, giúp tuần hoàn máu và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sẩy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu sẽ gây tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Nếu sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
6, Mướp đắng (khổ qua)
Thông thường, mướp đắng là một loại thực phẩm và thảo dược rất tốt. Tuy nhiên, vị đắng của loại quả này có thể gây co bóp dạ dày và tử cung của phụ nữ đang mang thai. Điều này dẫn tới hậu quả là dễ gây sẩy thai, đẻ non ở những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung ngả sau, tử cung có sẹo, nạo phá thai nhiều lần. Không những thế, chất vicine có trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc ở một số cơ địa nhạy cảm.
7, Rau răm
Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên bà bầu hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
8, Rau chân vịt
Rau chân vịt có hàm lượng sắt phong phú nên nhiều phụ nữ cho rằng ăn rau chân vịt có thể phòng tránh nguy cơ thiếu máu. Sự thật không phải như vậy. Theo một nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản, rau chân vịt làm tình trạng thiếu máu nặng thêm. Nguyên nhân do rau chân vịt có nhiều axit oxalic, làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thụ, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt khiến tình trang thiếu máu nặng thêm. Thực tế, bà bầu không cần phải từ bỏ loại rau yêu thích này. Các mẹ có thể ăn cải bó xôi với một số loại thực phẩm có chứa chất hỗ trợ hấp thu sắt như cá, thịt gia cầm, cam, dâu tây, bưởi và các loại trái cây giàu vitamin C, một số loại rau quả như bông cải xanh, cà chua hay khoai tây để quá trình hấp thu sắt trong cơ thể được diễn ra tốt hơn.
9, Măng
Trong măng ( đặc biệt là măng tươi) có chất glocozit sinh axit xyanhydric, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chát chua glucozit bị thủy phân và giải phóng axit xyanhydric (HCN). Axit này sẽ gây ngộ độc, nôn mửa, giống như bị ngộ độc sắn. Phụ nữ mang thai tốt nhất không nên ăn. Nếu thích ăn, bà bầu cần phải luộc chín với nhiều nước rồi chỉ ăn măng đã luộc chín, bỏ nước luộc đi.
10, Khoai tây mọc mầm
Ở phần mầm và châm mầm khoai tây chứa độc tố solanen (độc tố này chủ yếu tồn tại trong các thực phẩm nảy mầm hay thối). Hàm lượng solanen trong mầm non mỗi cây khoai tây có thể lên đến 5.200mg. Sau khi hấp thụ solanen vào máu sẽ hòa tan máu và có thể làm tê liệt các hoạt động, tê liệt hệ hô hấp, gây kích thích niêm mạc dạ dày và dễ gây tử vong. Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây chứa kiềm sinh vật cao, tích trữ trong cơ thể, có thể gây dị dạng cho thai nhi sau này.
Xem thêm: Thực phẩm tốt cho bà bầu
Rau củ là thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất và các khoáng chất đặc biệt tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng tốt cho thai phụ. Bởi thai nhi trong bụng mẹ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Chế độ ăn đầy đủ và đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất là cần thiết. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý tránh/hạn chế các thực phẩm nhạy cảm trên nhé! Và đừng quên uống thuốc bổ chuyên dùng cho bà bầu mỗi ngày để việc cung cấp dưỡng chất được tốt nhất, cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh, an toàn, phát triển tối ưu.
Xem thêm:
Chế độ dinh dưỡng chuẩn trong 9 tháng thai kỳ
Nhật Linh tổng hợp
giap bình luận
cho em hỏi an rau sam tý lệ it có anh hương thai ko
Procarevn.vn bình luận
Lê bình luận
E có bầu ở tuần 25 .vừa rồi e có ăn ít cộng rau mới phun thuốc trừ sâu cách đây 2 ngày mà e khong biết .sau đó e có uống nhiều nước. Không biết như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ
Procarevn.vn bình luận
Huỳnh Quế Chi bình luận
Gần 22 tuần
Na Đoàn bình luận
bác sĩ cho e hỏi? lúc chiều e có ăn 1 ít rau sam, không biết có vấn đề gì k ạ? mới ăn 1 lần thôi ạ!
procarevn bình luận
All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017