Dịch viêm phổi do virus Corona tiếp tục lan rộng theo cấp số nhân, số ca tử vong cũng tăng cao nhanh chóng, trong đó đã có những bệnh nhân tử vong ngoài Trung Quốc đầu tiên (tại Philippine). Trước tình trạng nhà nhà chống Corona, người người chống Corona, chúng ta (đặc biệt là các mẹ bầu) cần bình tĩnh. Thay vì đổ xô mua khẩu trang y tế thì việc mẹ cần làm lúc này là tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đề kháng tốt, khỏe mẹ khỏe con, đánh bay Corona!
Bài viết dưới đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch và cách chúng ta có thể tăng sức đề kháng, chống lại virus, đẩy lùi Corona.
Mục lục
1. Cơ thể phản công trước virus Corona thế nào?
Khi mới vào cơ thể, virus sẽ xâm nhập tế bào chủ (host), nhân lên rất nhanh rồi làm chết các tế bào này đồng thời tiết ra các dấu hiệu viêm nhiễm và khiến chúng ta có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt. Nếu virus tấn công tế bào phổi (Virus Corona thường bám vào tế bào phổi) sẽ gây ra các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở.
Lúc này cơ thể sẽ phản công lại bằng cách sản sinh thêm nhiều tế bào (bạch cầu), tạo thêm các kháng thể và các tế bào chuyên diệt virus. Đa số các triệu chứng chúng ta có là do “cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus”.
Vấn đề là cơ thể chúng ta cần thời gian, năng lượng, và một hệ miễn dịch tốt để phát hiện và chiến đấu chống virus. Thông thường khi virus xâm nhập vào cơ thể khoẻ mạnh, virus sẽ dần dần bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch. Điều này giải thích vì sao đa số các bệnh nhân tử vong từ virus corona là người có hệ miễn dịch yếu do lớn tuổi, hay bệnh nhân có các bệnh mãn tính khác.
2. Cải thiện hệ miễn dịch bằng cách nào?
Có 3 cấp độ miễn dịch:
- Rào cản vật lý (da / niêm mạc, các chất tiết: nước bọt, dịch dạ dày…)
- Miễn dịch tế bào: miễn dịch có sự tham gia của tế bào T độc, làm tan tế bào nhiễm virus, khiến virus không nhân lên được.
- Sản xuất kháng thể
Sự khác biệt giữa các cá nhân trong chức năng miễn dịch là do di truyền, tuổi tác, giới tính, thói quen hút thuốc, tập thể dục, uống rượu, chế độ ăn uống, căng thẳng… Do đó, để cải thiện hệ miễn dịch (sức đề kháng) chúng ta cần:
– Chọn lối sống lành mạnh: Không hút thuốc, không uống rượu; ăn uống cân bằng (đủ rau củ trái cây, ít đường, đủ nước..). Tập thể dục đều đặn hàng ngày, ngủ đủ giấc, ăn chín uống sôi, giữ tinh thần thoải mái, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên…
– Đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất từ thức ăn và thuốc bổ, đặc biệt đối với các trường hợp có nhu cầu tăng cao như: phụ nữ mang thai – nuôi con bú, người mới ốm dậy, trẻ em đang tuổi lớn, người già…
3. Vai trò dinh dưỡng đối với hoạt động hệ miễn dịch
Thiếu vi chất dinh dưỡng → rối loạn điều hòa phản ứng kháng thể → ức chế miễn dịch → cơ thể dễ nhiễm trùng, dễ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng.
Khi bị nhiễm trùng → thay đổi con đường trao đổi chất → giảm lượng chất dinh dưỡng hấp thu, tăng tổn thất và can thiệp vào việc sử dụng dưỡng chất → làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
4. Dưỡng chất nào được lựa chọn để tăng cường miễn dịch?
– Axít béo Omega-3 (DHA,EPA) đóng vai trò quan trọng trong màng tế bào và các vị trí gắn thụ thể liên kết các hormone, chất dẫn truyền thần kinh. Việc bổ sung DHA và EPA giúp phát triển toàn diện hệ thần kinh và miễn dịch. Tăng cường chức năng chống viêm, tăng chức năng của các tế bào B miễn dịch. Phản ứng này giúp hệ miễn dịch duy trì hoạt động cân bằng, đồng bộ và chính xác, cần thiết cho sức khỏe lâu dài.
– Vitamin A, C, E và kẽm, Omega 3: hỗ trợ tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ (da/ niêm mạc, dịch tiết)
– Omega 3, các vitamin A, B6, B12, C, D, E, axit folic và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm, đồng, selen) hoạt động phối hợp để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ của tế bào miễn dịch.
– Omega 3 và tất cả các vi chất dinh dưỡng trên đều cần thiết cho việc sản xuất kháng thể.
Việc bổ sung không đủ các vitamin và nguyên tố vi lượng có thể dẫn đến ức chế miễn dịch, dễ nhiễm trùng và làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng được lựa chọn này là việc cần làm để tăng cường cả ba mức độ miễn dịch, hỗ trợ hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể.
PM PROCARE – ĐỒNG HÀNH CÙNG MẸ BẦU GIÚP NÂNG CAO ĐỀ KHÁNG VƯỢT QUA DỊCH CÚM nCoV