0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Questions » Bị kiết lỵ đi ngoài khi mang thai uống thuốc gì?

Bị kiết lỵ đi ngoài khi mang thai uống thuốc gì?

Thưa bác sĩ, em đang có thai 4,5 tháng. Em đang bị đau bụng và bị đi ngoài, mỗi ngày đi 3-4 lần. Cho e hỏi bầu uống thuốc gì để điều trị dứt điểm ah? em da bị 4 ngày liên tiếp đi ngoài, em cảm ơn

Câu trả lời

Chào bạn Tú,

Khi mang thai sức đề kháng giảm đị nhiều, đường tiêu hóa cũng trở lên nhạy cảm khiến mẹ dễ nhiễm bệnh hơn. Nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị đi ngoài, tiêu chảy là do chế độ ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh, cũng có thể do mẹ dị ứng với thức ăn lạ. Đôi khi mặc dù thức ăn được chế biến sạch sẽ, tuy nhiên khẩu phần ăn có quá nhiều chất đạm, chất mỡ khiến cơ thể không hấp thu được gây rối loạn tiêu hóa và lượng thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy… Tuy nhiên, tiêu chảy cũng có thể do nguyên nhân khác như: nhiễm khuẩn tả, virus rota,...

Đa số các trường hợp tiêu chảy sẽ khỏi trong vòng 1-10 ngày tùy thuộc vào nguyên nhân. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy mà có biện pháp khắc phục phù hợp.  Nếu tiêu chảy nhẹ mẹ bầu chỉ cần uống Oresol để bù nước, bù điện giải; ăn các thực ăn dễ tiêu, tránh các thực phẩm dễ nhạy cảm như cá, tôm, cua, ốc, nước ngọt,... Nếu bị tiêu chảy nặng cơ thể sẽ bị mất nước, mất điện giải, ảnh hưởng tới sự phát triển của mẹ và thai nhi. Do đó, để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điểu trị phù hợp, kịp thời thì khi bị đau bụng tiêu chảy mẹ bầu nên tới bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.

Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

Chia sẻ

Câu hỏi khác

  • Bị viêm gan B có uống PM Procare được không
  • Nên uống thuốc Procare và DHA lúc nào thì hấp thu tốt nhất
  • Nên uống loại nào Procare hay Procare Diamond
  • Em có nên uống thêm Procare Daimond khi thai 10 tháng tuổi
  • Uống procare không đều có phản tác dụng không?
  • Có dùng thuốc Procare liên tục trong suốt thai kỳ đc không
  • trước dùng Procare Diamon giờ dùng PM procare có sao không?
  • Tại sao viên uống Procare có hướng dẫn tiếng Việt

10 Bình luận

  1. Dương Tú bình luận

    03/05/2018 at 3:54 chiều

    Em cảm ơn ah, em có đi thăm khám bác sĩ, bs kê đơn men vi sinh, oresol và thuốc biseptol, bsi cho em hỏi, thuốc biseptol & ercefuryl (1 trong 2 loai) có ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai ko ah? em vẫn lo ko dám uống thuốc kháng sinh vì sợ ảnh hưởng.

    Em cảm ơn ah, em có đi thăm khám bác sĩ, bs kê đơn men vi sinh, oresol và thuốc biseptol, bsi cho em hỏi, thuốc biseptol & ercefuryl (1 trong 2 loai) có ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai ko ah? em vẫn lo ko dám uống thuốc kháng sinh vì sợ ảnh hưởng.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      03/05/2018 at 5:34 chiều

      Chào bạn Dương Tú, Thuốc Biseptol có hai thành phần là sulfamethoxazol và Trimethoprim. Nghiên cứu trên động vật cho thấy cả hai hoạt chất đều gây dị dạng thai nhi. Sulfamethoxazol có thể gây vàng da ở trẻ em thời kỳ chu sinh do việc đẩy bilirubin ra khỏi albumin huyết tương. Trimethoprim và sulfamethoxazol có thể cản trở chuyển hóa folic. Dữ liệu vẫn chưa đầy đủ về ...[Xem thêm]

      Chào bạn Dương Tú,
      Thuốc Biseptol có hai thành phần là sulfamethoxazol và Trimethoprim. Nghiên cứu trên động vật cho thấy cả hai hoạt chất đều gây dị dạng thai nhi. Sulfamethoxazol có thể gây vàng da ở trẻ em thời kỳ chu sinh do việc đẩy bilirubin ra khỏi albumin huyết tương. Trimethoprim và sulfamethoxazol có thể cản trở chuyển hóa folic. Dữ liệu vẫn chưa đầy đủ về tính an toàn của thuốc này trong thời kỳ mang thai. Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng thiếu hụt acid folic gây ra bởi thuốc và dị tật thai nhi.
      Chính vì vậy, đây không phải kháng sinh ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ này. Chỉ dùng khi thật cần thiết. Nếu buộc phải dùng thì cần dùng thêm acid folic để bù đắp lượng thiếu hụt. Nhà sản xuất thuốc khuyến cáo chống chỉ định thuốc này trong thời kỳ mang thai.
      Ercefulryl thì không có chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết mà thôi. Nếu tình trạng đi ngoài không đỡ, bạn có thể tới bác sĩ để được thăm khám, làm xét nghiệm kiểm tra cụ thể và nhớ thông báo với bác sĩ về tình hình thai kỳ của mình để bác sĩ lựa chọn thuốc điều trị phù hợp, an toàn.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  2. Nguyễn Thị Kim Dung bình luận

    04/10/2018 at 4:26 chiều

    Chào bs tình trạng của em là bị đau bụng đi ngoài ra phân lỏng kèm theo máu như dạng ra kiết rất nhiều. Nhưng xong 1 lần đi lại hết đau hoang mang không biết bị gì có ảnh hưởng tới em và thai nhi trong bụng không

    Chào bs tình trạng của em là bị đau bụng đi ngoài ra phân lỏng kèm theo máu như dạng ra kiết rất nhiều. Nhưng xong 1 lần đi lại hết đau hoang mang không biết bị gì có ảnh hưởng tới em và thai nhi trong bụng không

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      05/10/2018 at 8:30 sáng

      Chào bạn Kim Dung,
      Để xác định chính xác tình trạng của bạn là gì và có biện pháp khắc phục, lời khuyên phù hợp thì bạn cần tới bác sĩ để thăm khám trực tiếp bạn nhé!
      Thân ái,

  3. Hang nguyen bình luận

    26/06/2019 at 5:01 sáng

    Bác sĩ cho e hỏi e bị đi ngoài hôm nay là ngày thứ 3 rồi ạ. Ngày đầu đi 13lan/ngay, ngày thứ 2 đi 6lan/ngay rồi mà e khát nước vẫn thèm ăn . Đã ăn trứg gà lá mơ và uống trà gừg mới đỡ đi ngoài được tí giờ làm thế nào cho khỏi hẳn ah

    Bác sĩ cho e hỏi e bị đi ngoài hôm nay là ngày thứ 3 rồi ạ. Ngày đầu đi 13lan/ngay, ngày thứ 2 đi 6lan/ngay rồi mà e khát nước vẫn thèm ăn . Đã ăn trứg gà lá mơ và uống trà gừg mới đỡ đi ngoài được tí giờ làm thế nào cho khỏi hẳn ah

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      26/06/2019 at 9:40 sáng

      Chào bạn, Đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể mất nước, mất nước có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy bạn cần bổ sung đủ nước, cảm thấy khát nghĩa là bạn vẫn đang thiếu nước. Có thể uống dung dịch điện giải Osesol để bù nước sẽ tốt hơn. Đồng thời nên tới bác sĩ để thăm khám, xác định ...[Xem thêm]

      Chào bạn,
      Đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể mất nước, mất nước có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy bạn cần bổ sung đủ nước, cảm thấy khát nghĩa là bạn vẫn đang thiếu nước. Có thể uống dung dịch điện giải Osesol để bù nước sẽ tốt hơn. Đồng thời nên tới bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó bác sĩ sẽ có hỗ trợ phù hợp cho bạn.
      Chúc bạn mau khỏe!

  4. HuYền bình luận

    25/07/2020 at 8:27 sáng

    Chào bs

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      25/07/2020 at 9:15 sáng

      Chào bạn Huyền,
      Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất bạn nhé!
      Thân ái,

  5. Huyền bình luận

    26/07/2020 at 6:03 chiều

    Chào bacs sỹ e bị đau bụng đi ngoài dạng bị kiết lỵ. E đã dùng mấy lá như lá mơ. Đọt ổi, lá chè, giờ với men vi sinh Antibio pro. Liệu dùng men vi sinh nhiều có ah gì ko ạ.

    Trả lời
    • Procarevn.vn bình luận

      27/07/2020 at 2:28 chiều

      Chào bạn Huyền, Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng đường ruột gây ra do vi khuẩn. Để điều trị cần dùng kháng sinh, thuốc đặc trị mới có hiệu quả tốt. Vì vậy bạn nên tới bác sĩ thăm khám cụ thể, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp cho bạn. Không nên cố gắng chịu đựng cũng như không nên tự ý mua thuốc ...[Xem thêm]

      Chào bạn Huyền,
      Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng đường ruột gây ra do vi khuẩn. Để điều trị cần dùng kháng sinh, thuốc đặc trị mới có hiệu quả tốt. Vì vậy bạn nên tới bác sĩ thăm khám cụ thể, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp cho bạn. Không nên cố gắng chịu đựng cũng như không nên tự ý mua thuốc về dùng bởi nếu không điều trị đúng cách thì bệnh có thể trở lên trầm trọng, còn việc dùng thuốc không đúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai kỳ của bạn.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời