Thai kỳ và sinh nở có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống mỗi gia đình, đặc biệt đối với người phụ nữ. Trang bị đầy đủ kiến thức và tích lũy kinh nghiệm khi chuẩn bị mang thai là việc làm thông minh giúp cho thai kỳ của bạn trở nên nhẹ nhàng suôn sẻ hơn.
Chuẩn bị tốt trước khi mang thai sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh
1, Điều chỉnh lối sống
Trở thành một người mẹ sẽ ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, bao gồm cả công việc hàng ngày. Dành thời gian cho em bé của bạn là điều quan trọng. Nếu bạn làm việc nhiều giờ và hoạt động xã hội nhiều, bạn có thể cần phải giảm bớt. Hãy thay đổi lối sống ngay từ bây giờ để mang lại khởi đầu tốt cho thai kỳ sắp tới. Thời gian trước khi thụ thai là cơ hội để bạn học cách sống lành mạnh, thư giãn và hòa hợp với chồng bạn.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của bạn:
- Quá nhiều Stress
- Nghèo chất dinh dưỡng
- Luyện tập quá mức
- Các yếu tố về tâm lý, tình cảm
- Quan hệ tình dục không thường xuyên hoặc không đúng thời điểm
- Thức quá khuya, làm việc quá mức hoặc kiệt sức
2, Ngừng thuốc tránh thai
Sau khi đã ngừng thuốc tránh thai, tùy vào loại thuốc và thời gian dùng thuốc mà cơ thể bạn cần thêm một khoảng thời gian để trở về bình thường. Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai dạng viên uống trong 5 năm thì có thể cần tới vài tháng để cơ thể khôi phục lại trạng thái cân bằng hormon.
3, Thực phẩm tốt cho thụ thai
Trong thời gian chuẩn bị để có thai, cả bạn và chồng đều cần có sức khỏe tốt. Cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó sẽ sinh ra em bé khỏe mạnh.
Bạn nên bắt đầu bằng việc thêm những thức ăn có lợi cho cơ thể vào thực đơn hàng ngày như: các sản phẩm dinh dưỡng cho cả vợ và chồng bao gồm acid folic cho vợ và kẽm cho chồng, các loại thịt đỏ, cá hồi hoặc cá ngừ, thực phẩm ít chất béo bão hòa, ăn nhiều rau, ngũ cốc, các loại quả và hạt. Đồng thời cần tránh hoặc giảm dần những thức ăn không tốt cho thai kỳ như: thức ăn rán, nhiều dầu, đồ ăn nhanh và chất béo bão hòa; không nên dùng rượu và thuốc lá, cá có chứa thủy ngân, cafeine (hơn 200mg/ngày), thuốc kích thích,…
Xem thêm: 5 điều cần chuẩn bị trước khi mang thai
Tuy nhiên, ngay cả khi chưa mang thai, có một số chất thường bị thiếu nếu chỉ cung cấp qua thức ăn như: Acid folic, sắt, kẽm, I-ốt, vitamin D, vitamin B12 đặc biệt thiếu hụt acid béo thiết yếu Omega-3 do thói quen ít có hải sản, các loại cá giàu Omega-3 trong bữa ăn hàng ngày của phụ nữ Việt nam.
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2015, có tới 37,7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu thiếu sắt, hơn 50% thiếu kẽm và chỉ có 27,3% phụ nữ Việt Nam được khảo sát có đủ I-ốt. Nguồn cung cấp vitamin D quan trọng, dồi dào nhất cho cơ thể là do sự tổng hợp ở da dưới tác dụng của của ánh sáng mặt trời (chiếm 80%). Nhưng ngày nay, do thói quen và nhu cầu thẩm mỹ, phụ nữ thường hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chính điều đó khiến cho tỷ lệ phụ nữ thiếu Vitamin D tăng cao lên tới trên 50%.
Chính vì vậy, cùng với chế độ ăn phù hợp, các nhà dinh dưỡng và các chuyên gia sản khoa cũng khuyến cáo người phụ nữ lưu ý bổ sung thêm viên đa vi chất tổng hợp ngay từ khi có ý định mang thai để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
4, Xét nghiệm chuẩn đoán khả năng thụ thai
Khi có ý định mang thai, kiểm tra sức khỏe sinh sản của cả vợ và chồng là điều rất quan trọng. Việc kiểm tra này bao gồm các xét nghiệm thường quy về hormon, xét nghiệm về trứng và siêu âm khung chậu, xét nghiệm về nhiễm virus: rubella, Virus viêm gan B,C, giang mai. Đối với nam giới, xét nghiệm về chất lượng tinh trùng gồm hình thái, số lượng, khả năng chuyển động cũng như mật độ của tinh dịch.
Các xét nghiệm này cho bạn nhiều thông tin về việc liệu cơ thể của bạn có sẵn sàng cho việc thụ thai hay chưa và để phát hiện xem có thể có vấn đề gì không? Nếu bạn đã cố gắng một vài lần và có sẵn tất cả các xét nghiệm này bác sĩ sẽ kiểm tra sâu thêm.
5, Các rào cản thường gặp đối với việc thụ thai
Nhiều bạn mong muốn có con nhưng dù đã cố gắng nhiều cách mà vẫn chưa được. Mong muốn có con gây nên áp lực tâm lý, khiến bạn ngày càng căng thẳng mệt mỏi. Chính điều này lại gây cản trở quá trình thụ thai. Dưới đây là một số chẩn đoán thường gặp với các cặp đôi có vấn đề về thụ thai.
- Hội chứng không rụng trứng hoặc kinh nguyệt không đều
- Trứng dự trữ ít (AMH)
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Yếu tố RH không tương thích
- Tế bào diệt tự nhiên (NK)
- Lạc nội mạc tử cung
- Chất lượng tinh trùng kém và số lượng tinh trùng ít
- Khiếm khuyết pha hoàng thể
- U xơ tử cung
- Vô sinh vô căn
Như vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh trước hết bạn cần chuẩn bị sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái cùng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, bạn sẽ có một thai kỳ hoàn hảo.
Procarevn.vn
Lê Ngọc Trinh bình luận
Trước khi mang thai cần khám những gì
Procarevn.vn bình luận
Uliath bình luận
E đã và đang sử dụng procare để chuẩn bị có e bé nhưng vừa rồi đi tiêm phòng họ nói phải ít nhất 6 tháng nữa mới được có bầu. E có nên tiếp tục dùng procare hay để đến trước bầu 3 thôi tháng ạ? Thanks
Procarevn.vn bình luận
Nguyễn thị ngọc bình luận
Bác sỹ cho em hỏi với ah! Vc em tháng tới này em đi chuyển phôi( vì đang làm IVF) giờ em cần uống thuốc gì để dễ đậu thai
procarevn bình luận