Chửa trứng là bệnh của rau trong đó gai rau thoái hóa thành các túi mọng nước: nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh, các tổ chức liên kết và mạch máu trong gai rau phát triển không kịp, khiến cho các gai rau không còn tổ chức liên kết và mạch máu thoái hóa thành các bọng nước.
Mục lục
Là bệnh lí lành tính, gặp ở mọi lứa tuổi trong thời kì sinh đẻ. Tuy nhiên có khoảng 18-20% trường hợp đối với chửa trứng hoàn toàn và 3% trường hợp đối với chửa trứng bán phần biến chứng thành K nguyên bào nuôi, gặp ở mọi lứa tuổi trong thời kì sinh đẻ.
Phân loại
Chửa trứng hoàn toàn: toàn bộ các gai rau đều thoái hóa thành các bọc trứng, không có tổ chức thai nhi.
Chửa trứng bán phần: bên cạnh những bọc trứng còn có các mô rau thai bình, thường hoặc có cả phôi, thai nhi (thường chết, teo đét).
Những hệ lụy nguy hiểm
Trong quá trình tiến triển của chửa trứng dễ xuất hiện các biến chứng rất nguy hiểm như sẩy thai trứng gây băng huyết nặng, hoặc thủng tử cung do thai trứng ăn sâu vào lớp cơ tử cung.
Khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí ác tính là ung thư tế bào nuôi. Ung thư nguyên bào nuôi thường xâm lấn sâu vào lớp cơ tử cung gây hoại tử chảy máu và di căn xa đến các phủ tạng khác của cơ thể như gan, phổi, não, làm việc điều trị rất khó khăn.
Nguyên nhân
Chửa trứng là do sự rụng trứng bất thường, tạo ra những trứng không có nhiễm sắc thể, gặp trong chửa trứng toàn phần; hay chỉ do tinh trùng tự nhân đôi gặp trong thai trứng bán phần, nên việc phòng ngừa thai trứng không dễ.
Các dấu hiệu nhận biết
Mất kinh, ngực căng như những thai nghén khác.
Tình trạng nghén nặng hơn bình thường.
Ra máu âm đạo: là triệu chứng quan trọng đầu tiên. Máu thường ra sớm vào khoảng tháng thứ 2 đến tháng thứ 4, ra từng ít một, máu đen hoặc đỏ, dai dẳng nhiều ngày, ban đêm máu thường ra nhiều hơn.
Tử cung to nhanh hơn tuổi thai (trừ chửa trứng thoái triển), mềm, không nắn thấy các phần thai nhi, không nghe thấy tim thai.
Đau bụng có thể gặp trong sắp sảy thai trứng hoặc có biến chứng
Mệt mỏi, thiếu máu
Có thể có phù, huyết áp cao, protein niệu.
Dấu hiệu tiền sản giật (10%).
Dấu hiệu cường giáp (10 %).
Thử hCG tăng cao.
Estrogen nước tiểu thấp hơn với thai thường (thấy rõ khi thai > 14 tuần )
hPL thấp hơn 10-100 lần so với thai thường
Siêu âm không thấy hoạt động của tim thai, không thấy túi ối, âm vang thai. Chỉ thấy hình ảnh lốm đốm (hình ảnh tuyết rơi, ruột bánh mỳ) nếu là chửa trứng toàn phần; thấy hình ảnh túi ối/bào thai đi kèm trong chửa trứng bán phần.
Dấu hiệu phân biệt với các triệu chứng/bệnh khác
GIỐNG | KHÁC | |
Dọa sảy, sảy thai |
Dấu hiệu có thai, ra máu âm đạo, đau bụng (chửa trứng sắp sảy cũng đau bụng) |
Biểu hiện nghén bình thường , máu âm đạo đỏ tươi , tử cung tương xứng tuổi thai
Siêu âm: hình ảnh túi ối âm vang thai, tim thai trong buồng tử cung |
Thai chết lưu | Dấu hiệu có thai, ra máu âm đạo màu đen, không đau bụng, không có tim thai, tử cung < tuổi thai | Nghén bình thường
Tiết sữa non HCG (-) Siêu âm: túi ối méo mó , có âm vang thai nhưng không có tim thai (khác hình ảnh tuyết rơi) |
Chửa ngoài tử cung |
Dấu hiệu có thai, ra máu âm đạo nâu đen , đau bụng hạ vị (trứng sảy) | Nghén bình thường
Tử cung < tuổi thai , cạnh tử cung có khối căng đau Nồng độ bhCG thấp hơn thai thường Siêu âm không thấy thai trong tử cung, không có hình ảnh tuyết rơi, thấy khối âm vang không đồng nhất cạnh tử cung |
Nghén nặng trong thai thường | Tiền sử chậm kinh , nghén nặng | Không ra máu âm đạo , tử cung to tương xứng với tuổi thai
Siêu âm thấy túi ối, âm vang thai, tim thai hoạt động trong tử cung Nồng độ bhCG thường nhỏ hơn 20.000 đơn vị ếch |
Có thai kèm U xơ tử cung |
Chậm kinh, nghén, ra máu âm đạo , tử cung to hơn tuổi thai | Có tim thai, sờ thấy phần của thai
Nồng độ b-hCG < 300.000U/l Siêu âm thấy túi ối, âm vang thai, hoạt động tim thai trong tử cung, kèm theo hình ảnh của nhân xơ |
Thai to, đa thai |
Tiền sử chậm kinh, nghén nặng, tử cung to hơn tuổi thai | Không ra máu âm đạo
Sờ thấy các phần của thai, nghe được tim thai Siêu âm thấy được túi ối, âm vang thai, tim thai, hoạt động |
Điều trị
Đối với chửa trứng, bác sĩ sẽ nạo sạch “trứng” với người có nhu cầu sinh con.
Những người trên 40 tuổi hoặc không có nhu cầu có con nữa, thì có thể nạo trứng rồi cắt tử cung dự phòng hoặc cắt tử cung cả khối mà không nạo, do tỉ lệ biến chứng thành ung thư nhau thai hay còn gọi là ung thư nguyên bào nuôi cao.
Sau khi được chữa thai trứng, bệnh nhân cần xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần một lần cho đến khi lượng hCG trở về bình thường. Tiếp theo sẽ thử nước tiểu 4 tuần một lần. Thời gian theo dõi 6 tháng. Ngoài ra, bác sĩ có thể siêu âm nếu thấy cần thiết.
Trường hợp chửa trứng ác tính có nhân di căn, bác sĩ sẽ cắt tử cung hoàn toàn, lấy nhân di căn, điều trị hóa chất. Trong trường hợp bệnh nhân ít tuổi, mong muốn có con, di căn âm đạo ít có thể nạo trứng, lấy nhân di căn và điều trị hoá chất giữ lại tử cung, nhưng phải theo dõi sát. Nếu điều trị bảo tồn không kết quả phải mổ cắt tử cung hoàn toàn và điều trị hóa chất phối hợp.
Sau chữa bệnh, bệnh nhân cần đi khám lại, thử máu, nước tiểu định kỳ theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Với những người có nguyện vọng sinh con, cần có biện pháp tránh thai ngay sau chữa bệnh. Nên dùng bao cao su, không nên dùng thuốc tránh thai và vòng tránh thai. Nên tránh thai 2 năm từ ngày chữa bệnh. Khi có thai thì thử hCG vào tuần 6 và 10 của thai.
Các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống
Hiện tượng trứng rụng bất thường hay xảy ra ở hai cực đầu và cuối của tuổi sinh sản: trước 20 tuổi và sau 40 tuổi. Người mẹ tuổi trên 35 nguy cơ thai trứng tăng gấp 2 lần, trên 40 tăng nguy cơ gấp 7 lần. Vì vậy, phụ nữ không nên mang thai quá sớm hoặc quá trễ.
Thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, sắt, axit folic, caroten, vitamin A: các bà mẹ cần chú ý nâng cao sức khỏe, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, trong đó chú ý bổ sung đạm, sắt, axit folic, vitamin A hay các tiền chất vitamin A khi có thai.
Sinh đẻ nhiều lần: chủ động sinh đẻ có kế hoạch và áp dụng các biện pháp phòng tránh thai.
Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là hết sức cần thiết. Các bác sĩ sản phụ khoa sẽ kiểm tra và tư vấn kỹ chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai để bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết.
Khám thai thường xuyên trong thai kỳ để có thể chẩn đoán kịp thời những bất thường và kịp thời điều trị.
Theo PGS.TS Bùi Diệu – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K