Mùa hè có những đặc trưng riêng như thời tiết nắng nóng, oi bức, nắng mưa thất thường, dễ làm các mẹ bầu khó chịu và bị bệnh. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp các thai phụ giữ gìn sức khỏe tốt nhất trong mùa hè.
Mục lục
Chọn trang phục có màu sắc tươi sáng
Trang phục với màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng sẽ phù hợp hơn trong tiết trời oi nóng của mùa này. Chất liệu thoáng mát, có tác dụng thấm hút mồ hôi tốt, giúp bạn trông vui vẻ và nhẹ nhàng hơn khi mang bầu. Không nên quá lo lắng về làn da hoặc bắp tay, bắp chân to khi diện những chiếc áo (váy) bầu thoáng mát. Nên mặc những gì bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Thời điểm ra đường
Chỗ râm mát là nơi mẹ bầu nên ở càng nhiều càng tốt. Ánh nắng buổi sáng sẽ có ích cho cơ thể, còn nắng gay gắt vào buổi trưa và buổi chiều thì không. Nắng nóng sẽ khiến bạn bị choáng và mất nước. Nếu có việc phải đi ra ngoài, hoặc đi dạo bộ thể dục, mẹ bầu nên đi vào lúc sáng hoặc cuối buổi chiều mát.
Một số bà bầu do đặc trưng công việc phải ở dưới nắng thời gian dài thì cần hết sức chú ý để phòng tránh cảm nắng, say nắng nóng sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu khi ra ngoài phải đội nón mũ hoặc che ô, mặc áo chống nắng… Tuyệt đối không để nắng gắt chiếu trực tiếp vào người trong thời gian dài.
Thời điểm đi du lịch
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định đi du lịch. Thời gian ba tháng đầu mới có bầu, thai mới bám trong tử cung và nhau mới bám vào để lấy máu nuôi thai nên bạn cần chú ý làm sao cho thai tốt, tránh động thai. Ba tháng cuối thì bụng đã to, ngồi lâu hoặc đi đường dài gây mệt mỏi cho thai phụ.
Trong y khoa hoặc trong sản khoa có lời khuyên cho các bạn là đi vào ba tháng giữa trong thai kỳ là hợp lý và an toàn nhất. Tỷ lệ ảnh hưởng tới thai như động thai, sảy thai, sinh non… là thấp nhất trong ba giai đoạn mang thai. Do vậy, khoảng từ 18-24, 25 tuần tuổi thai là thời điểm chúng ta đi du lịch tốt nhất.
Lưu ý khi đi du lịch
Hạn chế tắm nắng vì sẽ làm đậm màu thêm những vết nám trên da. Hơn nữa, tắm nắng cũng khiến bạn dễ bị mất nước, chóng mặt, choáng váng (thậm chí là ngất xỉu).
Giữ vệ sinh trong ăn uống, cẩn thận trước khi thử một món ăn uống mới, lạ, hay các món gỏi, thức ăn chưa chế biến kĩ, hoặc những quầy thức ăn đường phố. Nên mang theo nước, thay vì gọi các món uống ở hàng quán.
Tránh muỗi. Nên chọn áo dài tay, quần dài khi dạo chơi ở khu vực có nhiều côn trùng. Nếu có thể, hạn chế đến những địa điểm hoang vu hoặc có nhiều côn trùng.
Bổ sung nước đầy đủ
Mùa hè dễ làm cơ thể mất nước hơn nên bạn cần nhớ bổ sung nước đầy đủ. Mức nước mà bạn nên uống là khoảng 8 – 10 cốc mỗi ngày (trong những mùa khác là 6 – 8 cốc mỗi ngày). Khi cơ thể không kịp bổ sung đủ nước, những cơn co Braxton Hick (chuyển dạ giả) sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Thiếu nước cũng khiến bạn dễ bị phù chân và mắt cá chân. Bạn càng uống đủ nước, những rắc rối về sức khỏe càng được hạn chế. Các loại nước hoa quả tươi có tác dụng cung cấp dinh dưỡng mà bạn đã bị tiêu hao qua cơ chế đổ mồ hôi. Nước mát có tính thanh nhiệt, giải khát như nước đỗ đen, nước nhân trần, chè thanh nhiệt.
Đối phó với nghén
Thời tiết nóng bức càng làm tăng sự khó chịu của chứng nghén vào buổi sáng. Hiện tượng nôn do nghén cũng khiến bạn bị mất nước, khó chịu. Nếu bị nghén liên tục, bạn nên thử ăn những lát bánh mì mỏng, sử dụng vitamin B6 (theo chỉ dẫn của bác sĩ), uống những loại nước hoa quả có vị ngọt mát như nước dưa hấu hoặc dưa bở…
Hằng ngày bạn nên uống nhiều nước, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén nặng
Ăn, ngủ đều độ
Vì mùa hè nóng bức, mọi người thường ăn ngủ thất thường, thời gian nghỉ ngơi không theo quy luật, dễ ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bà bầu cần ngủ đủ giấc vào buổi tối. Sắp xếp ngủ trưa để giảm mệt mỏi trong công việc, bù đắp giấc ngủ không ngon trong đêm.
Nhưng cũng không nên ngủ quá dài để tránh tinh thần uể oải, nằm nhiều tổn thương nguyên khí. Mẹ bầu nên tham gia một số hoạt động rèn luyện thân thể như đi dạo bộ vào buổi sáng hoặc chiều tối để thích ứng với sự thay đổi thời tiết, đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mùa hè oi bức mẹ bầu cũng thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn qua loa cho xong bữa… Cần ăn uống hợp lý đủ 4 nhóm thức ăn (đường (bột), đạm, béo, vitamin, đủ calo không được ăn uống quá đơn giản… sẽ làm cho thai bị suy dinh dưỡng bào thai. Tuy nhiên, ăn uống cũng nên thanh đạm, đảm bảo cần thiết, giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tránh buồn phiền nôn nóng hay nổi cáu
Mùa hè nóng bức, dễ làm người ta khó chịu, nổi cáu. Mẹ bầu lại dễ bị thay đổi tâm sinh lý khi mang thai, càng bị ảnh hưởng từ thời tiết. Tâm lý nôn nóng bực bội của mẹ cũng sẽ làm thai nhi bị náo động, không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Tránh những nơi nhiều quạt hoặc nhiều gió
Nhiều mẹ bầu vì nóng bức mà tìm nơi lộng gió để hóng mát, hoặc dùng quạt máy quạt thẳng vào người suốt đêm, dễ bị nhiễm gió độc, từ đó sinh ra bệnh tật.
Vì thế, mẹ bầu không nên bật quạt mạnh và xối thẳng vào người, không nằm ngồi ngoài trời lâu quá, đêm hè khi ngủ vẫn nên để sẵn một chăn mỏng để đắp nếu thấy lạnh.
Theo Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe TP.HCM