Chăm sóc bà bầu (ảnh minh họa)
Chăm sóc bà bầu là quá trình rất quan trọng trong việc duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo cho sức khỏe bà bầu cũng như của con sau này. Dưới đây là tổng hợp một số thông tin quan trọng và cần thiết để những người chăm sóc cũng như chính các mẹ bầu có thêm tư liệu để tham khảo.
Mục lục
1. Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe bà bầu
Hãy đưa mẹ bầu đi khám ngay khi phát hiện mới có thai. Bác sĩ sẽ xem xét lại lịch sử bệnh lý và họ cũng sẽ kiểm tra các triệu chứng hiện tại.
Tại mỗi lần khám, bác sĩ sẽ ghi lại trọng lượng và huyết áp. Những phép đo này giúp theo dõi sức khoẻ mẹ bầu trong thời gian mang thai. Các xét nghiệm nước tiểu kiểm tra vi khuẩn, lượng đường (kiểm tra dấu hiệu của bệnh tiểu đường), mức protein (kiểm tra dấu hiệu cho chứng tiền sản, một loại huyết áp cao trong thai kỳ), xét nghiệm máu như số lượng tế bào máu, loại máu, lượng sắt (kiểm tra bệnh thiếu máu) và các bệnh truyền nhiễm (như bệnh giang mai, HIV, viêm gan…).
Bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm khác, dựa trên tình trạng thể chất, bệnh lý và các vấn đề rủi ro khác. Các thử nghiệm có thể bao gồm:
Khám vùng chậu để kiểm tra kích thước và hình dạng tử cung.
Xét nghiệm PAP smear để sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Siêu âm để xem sự tăng trưởng và vị trí của bé. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video.
Tại mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp và kiểm tra nước tiểu của mẹ bầu. Bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp tim của bé và đo chiều cao của tử cung trong bụng sau tuần thứ 20. Nếu có bất kỳ lo lắng hay câu hỏi nào về sức khỏe, mẹ bầu cần trao đổi ngay với bác sĩ để tránh xảy ra những trường hợp xấu ảnh hưởng đến thai kỳ.
2. Chăm sóc sức khỏe bà bầu
Chăm sóc trước khi sinh vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp để giúp người chăm sóc và mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức tự chăm sóc bản thân trong thai kỳ.
Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ?
Trung bình, phụ nữ mang thai sẽ tăng từ 11kg đến 16kg trong cả thai kỳ. Tuy nhiên, con số này cũng rất khác biệt với phụ nữ có mức cân nặng bình thường, thừa cân hay thiếu cân.
Xem thêm: Tăng cân khi mang thai như thế nào là hợp lý?
Bà bầu nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Chuẩn bị một chế độ ăn uống cân bằng là một trong những điều tốt nhất bạn có thể giúp cho các bà bầu. Cẩn thận với thức ăn và đồ uống sau đây trong thời kỳ mang thai.
Xem thêm: Phụ nữ mang thai nên ăn gì
Thịt, trứng và cá
Thực phẩm không nấu chín hoàn toàn có thể khiến bà bầu gặp rủi ro cho sức khỏe. Đừng để mẹ bầu ăn nhiều hơn 3 hoặc 4 khẩu phần cá mỗi tuần (kể cả cá hộp). Không ăn những loại cá sống ở vùng nước ô nhiễm, vì mức thuỷ ngân cao sẽ gây hại cho cả mẹ và con. Không nên ăn nhiều hơn 200gr cá ngừ mỗi tuần.
Trái cây và rau quả
Chọn loại rau quả sạch, hữu cơ. Rửa sạch tất cả các sản phẩm trước khi ăn. Giữ cho thớt và đĩa sạch.
Sữa
Sữa sẽ cung cấp canxi cho mẹ bầu và con. Không uống sữa hoặc dùng các chế phẩm từ sữa không được khử trùng. Các vi khuẩn có thể gây nên chứng nhiễm trùng nguy hiểm.
Caffeine
Không để phụ nữ mang thai uống nhiều hơn 1 hoặc 2 ly cà phê hoặc thức uống khác có chứa caffeine mỗi ngày.
Bà bầu có thể dùng thuốc không?
Kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bao gồm các toa thuốc, thuốc giảm đau, và các loại thuốc mua không cần toa. Một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, tổn hại sức khỏe bà bầu, đặc biệt là nếu dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Bà bầu có nên uống vitamin không?
Phụ nữ mang thai nên uống 400 micrograms (mcg) folic acid mỗi ngày. Nó có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về não bộ và tủy sống của em bé. Nếu mẹ bầu muốn bổ sung hơn 400mcg, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng.
Tốt nhất là nên dùng folic acid trước khi mang thai. Bạn có thể bổ sung acid folic cho mẹ bầu từ các loại thuốc bổ đặc trưng khi mang thai và nên uống mỗi ngày. Không dùng các loại vitamin hoặc chất bổ sung khác mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
Xem thêm: Bà bầu nên uống thuốc bổ gì?
Chăm sóc bà bầu (ảnh minh họa)
Bà bầu có thể tiếp tục làm việc được thêm bao lâu?
Thời gian làm việc trong thời gian mang thai rất khác nhau đối với mỗi người. Công việc và môi trường làm việc của mẹ bầu đóng một vai trò lớn. Ví dụ, nếu môi trường làm việc nhiều bức xạ, có nhiều chất gây hại như chì, đồng và thủy ngân, có thể gây hại cho thai nhi. Khuyên họ không nên việc muộn. Nếu thường xuyên dùng máy tính thì không nên đặt trên đùi, gần bụng hay tử cung.
Bà bầu có nên tập thể dục?
Trừ khi có vấn đề trong khi mang thai, phụ nữ mang thai nên tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục thúc đẩy lối sống lành mạnh, sức khỏe, và có thể giúp giảm bớt sự khó chịu khi mang thai. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục khi đang mang thai thường làm cho việc chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn. Đi bộ và bơi lội là những lựa chọn tuyệt vời. Nếu mẹ bầu không có thói quen tập thể dục trước khi mang thai, hãy giúp họ bắt đầu từ từ, từng chút một. Hãy nhắc mẹ bầu lắng nghe cơ thể của mình và đừng cố gắng quá sức. Uống nhiều nước để tránh tình trạng quá nóng hoặc mất nước. Tốt nhất là tránh bài tập có thể làm mẹ bầu ngã.
3. Các triệu chứng phổ biến khi mang thai là gì?
Ốm nghén
Buồn nôn hoặc nôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày (hoặc ban đêm). Nên giúp họ chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Tránh thực phẩm có mỡ, gia vị hoặc có tính axit. Một số phụ nữ buồn nôn hơn khi dạ dày của họ trống rỗng, vì thế bạn nên giúp họ dự trữ sẵn bánh quy trong giỏ hay trong tủ lạnh. Hãy đưa mẹ bầu đến gặp bác sĩ nếu nghén làm họ giảm cân hoặc kéo dài trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Xem thêm: Chăm sóc vợ nghén
Mệt mỏi
Mệt mỏi là tình trạng rất phổ biến với phụ nữ mang thai. Hãy cố gắng giúp họ nghỉ ngơi đầy đủ hoặc ngủ trưa nếu có thể để giúp phục hồi năng lượng và sức khỏe. Nên nói với bác sĩ về tình trạng và các triệu chứng mệt mỏi mẹ bầu gặp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
Chứng chuột rút
Thường xuyên vận động có thể giúp giảm chuột rút ở phụ nữ mang thai. Để cắt cơn đau bạn nên giúp họ kéo căng cơ bắp chân, ngồi thẳng chân và cố gắng gập bàn chân về phía đầu gối.
Táo bón
Hãy giúp họ uống nhiều chất lỏng và ăn thực phẩm có nhiều chất xơ, như hoa quả, rau và ngũ cốc. Không tự ý dùng thuốc nhuận tràng mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Bệnh trĩ
Khuyên họ tránh bị táo bón, đừng căng thẳng khi đi vệ sinh, nếu bà bầu cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh. Khuyên họ vệ sinh sạch sẽ và dùng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng. Nếu cần, giúp mẹ bầu ngâm với nước ấm để giảm đau.
Đi tiểu thường xuyên hơn
Phụ nữ mang thai có thể phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thay đổi hocmon là một trong những nguyên nhân. Một nguyên nhân khác là khi bé phát triển, thai sẽ đè nặng áp lực lên bàng quang khiến họ muốn đi tiểu nhanh hơn.
Suy tĩnh mạch
Tránh quần áo thít chặt vòng eo hay chân của mẹ bầu, làm cản trở sự lưu thông của các mạch máu. Khuyên họ nên nghỉ ngơi và nâng cao chân lên. Tránh ngồi hoặc đứng yên trong thời gian dài. Khi ngồi có thể gác chân lên cao hơn. Nếu tình trạng khó chịu kéo dài nên khám bác sĩ để được hỗ trợ hoặc cung cấp thêm vớ y khoa.
Chăm sóc bà bầu (ảnh minh họa)
Tâm trạng buồn rầu, ủ rũ
Hóc môn của phụ nữ mang thai thường tăng cao trong thời kỳ đầu. Rất nhiều những thay đổi cả về thể chất và tâm lý đang xảy ra rất nhanh, tâm trạng cũng có thể chuyển từ vui sang buồn nhanh chóng, và vô cùng nhạy cảm với những điều xung quanh. Hãy thường xuyên lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ để hiểu họ thêm.
Ợ chua
Nên chia nhỏ các bữa ăn cho họ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị, có dầu mỡ. Đừng cho họ nằm ngay sau khi ăn. Nếu tình trạng cần dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nhiễm nấm âm đạo
Lượng chất thải từ âm đạo có thể tăng lên trong thời kỳ mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai có thể nhiễm nấm, dẫn đến tình trạng xuất huyết. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện bất kỳ chất thải bất thường hoặc có mùi nào.
Chảy máu chân răng
Phụ nữ mang thai nên thường xuyên chải và đánh răng, và thăm khám nha sỹ để làm chân răng. Đừng bỏ qua việc thăm khám nha sỹ vì lý do mẹ bầu đang mang thai.
Nghẹt mũi
Sự thay đổi về hàm lượng hormon nữ estrogen có thể gây ra chứng nghẹt mũi. Mẹ bầu cũng có thể bị chảy máu cam.
Chứng phù nề
Giúp mẹ bầu kê cao chân càng nhiều càng tốt và nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Những vị trí này giúp máu lưu thông từ chân trở lại tim tốt hơn. Không sử dụng thuốc lợi tiểu.
Thay đổi màu sắc da
Các vết rạn da bắt đầu xuất hiện dưới dạng vết đỏ trên da của mẹ bầu. Kem dưỡng ẩm có thể giúp giữ cho da của mẹ bầu đủ nước và giảm ngứa, da khô. Dấu hiệu căng da là không thể tránh được.
Mẹ bầu cũng có thể bị thay đổi màu sắc da ở các vùng khác. Ví dụ như da sẫm màu trên mặt hoặc quanh núm ti của mẹ bầu, hoặc những đường màu đen ở vùng bụng dưới. Nên giúp họ tránh ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng kem chống nắng để giúp làm giảm các dấu hiệu này. Hầu hết các dấu hiệu này sẽ mờ dần sau thai kỳ.
Xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai
Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích được bạn trong việc chăm sóc sức khỏe bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp con yêu phát triển tốt nhất khi chào đời. Chúc mẹ bầu cùng bé trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ!
Theo Procarevn
Nguyễn Thị Minh bình luận
Cháu đã có thai 15 tuần rồi mà chưa tiêm phòng mũi nào. Vậy bây giờ cháu cần tiêm phòng những mũi nào ạ. Xin bác sĩ tư vấn giúp.
Procarevn.vn bình luận
Nguyễn thị hằng bình luận
E bầu 3tuần, cần ăn uống và hoạt động thể nào
Procarevn.vn bình luận
Dung bình luận
Minh mag thai được 8tuan.giờ có biểu hiện đau ở 1bên vùng thắt lưng khi nằm nghiêng hoặc đi lại.lieu có ảnh hưởng gi không bs
procarevn bình luận