0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Dinh dưỡng trước khi mang thai » Cần bổ sung bao nhiêu acid folic trước khi mang thai

Cần bổ sung bao nhiêu acid folic trước khi mang thai

23 197 đã xem

Viết bình luận

Cần bổ sung bao nhiêu acid folic trước khi mang thai 1

Bổ sung acid folic (Vitamin B9) là điều cần thiết đối với phụ nữ khi chuẩn bị có thai cũng như trong suốt quá trình mang thai và cho con bú. Việc bổ sung đầy đủ acid folic khi chuẩn bị có thai và khi mang thai sẽ giúp phòng ngừa được các dị tật ống thần kinh ở trẻ em. Vậy bổ sung bao nhiêu acid folic khi chuẩn bị có thai là phù hợp. Chúng ta sẽ có lời giải đáp trong bài viết sau đây.

Mục lục

  • Vì sao phải bổ sung axit folic trước khi mang thai
  • Bổ sung axit folic trước khi mang thai hàm lượng bao nhiêu
  • Sử dụng các viên uống bổ sung acid folic đúng cách
  • Nên bổ sung acid folic bằng cách nào?

Vì sao phải bổ sung axit folic trước khi mang thai

Acid folic là một vi chất thuộc Vitamin nhóm B, còn gọi là vitamin B9. Acid folic có nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể sống như tham gia vào việc sản xuất các tế bào hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu, tham gia vào cấu tạo, chức năng và sửa chữa DNA, bản đồ di truyền của cơ thể, Chính vì vậy, bổ sung acid folic không chỉ giúp ích cho thai nhi mà còn giúp nâng cao sức khỏe cho chính người mẹ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung acid folic ít nhất là ngay trước khi mang thai 1 tháng và trong suốt thai kỳ sẽ giúp tránh được nguy cơ tổn thương ống thần kinh ở trẻ nhỏ khoảng từ 50-70%. Dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các bệnh lý trầm trọng khi đứa trẻ ra đời như nứt đốt sống, thiếu não, một dạng tổn thương cột sống bẩm sinh (như dị tật nứt đốt sống) và não bộ (như bệnh vô sọ). Tổn thương ống thần kinh có thể xảy ra ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, trước khi nhiều phụ nữ biết rằng mình có thai. Trung bình, mỗi năm có khoảng 300,000 trường hợp bị dị tật ống thần kinh được phát hiện.

Ngoài ra, bổ sung đầy đủ acid folic còn có thể giúp làm giảm nguy cơ Tiền sản giật, một bệnh lý phức tạp có thể ảnh hưởng nặng nề tới cả sức khỏe của bà mẹ và em bé.

Bổ sung axit folic trước khi mang thai hàm lượng bao nhiêu

Để giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, các nghiên cứu và chuyên gia khuyến cáo bà bầu cần bổ sung liều 400 mcg – 500 mcg acid folic mỗi ngày, bắt đầu từ ít nhất 1 tháng trước khi có bầu.

Trên thực tế, hầu hết các phụ nữ mang thai ở Việt Nam thường không tính trước được 1 tháng, 2 tháng, cho nên các chuyên gia y tế cũng khuyên phụ nữ nên bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày trước khi mang bầu (có thể là một vài tháng hoặc thậm chí 1 năm trước khi có bầu).

Những đối tượng bị thiếu acid folic (thông qua xét nghiệm), có thể được khuyến cáo sử dụng tới liều 600 mcg acid folic hàng ngày.

Sử dụng các viên uống bổ sung acid folic đúng cách

Bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng trên nhãn sản phẩm bổ sung (nếu sử dụng) để biết chắc chắn rằng lượng acid folic nằm trong khoảng 400-600. Nếu sản phẩm bổ sung đó có quá ít acid folic, bạn cần bổ sung thêm acid folic từ các chế phẩm acid folic riêng biệt. Nếu sản phẩm bổ sung đó có quá nhiều acid folic, bạn cần phải sử dụng thận trọng với sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm máu xem có thực sự cần thiết sử dụng acid folic hàm lượng cao hay không. (một số viên bổ sung cho bà bầu có thể chứa từ 800 – 1,000 mcg acid Folic, bà bầu cần phải kiểm tra kỹ thông tin và tham khảo ý kiến của thầy thuốc)

Bạn cần nhớ rằng không sử dụng quá liều 1,000 mcg acid folic mỗi ngày cho tới khi thầy thuốc tư vấn khuyên dùng. Bản thân việc sử dụng quá liều acid folic cũng gây ra bất lợi cho bà bầu liên quan tới vấn đề thần kinh, đặc biệt là các trường hợp thiếu vitamin B12 do sử dụng liều cao acid folic khiến cho việc xác định thiếu Vitamin B12 trở nên khó khăn, hậu quả là không bổ sung kịp thời vitamin B12 gây tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, rối loạn dẫn truyền thần kinh.

Một số trường hợp đặc biệt như các bà mẹ đã có tiền sử sinh con bị khuyết tật ống thần kinh, phụ nữ béo phì, phụ nữ bị bệnh tiểu đường hoặc đang sử dụng các thuốc chống trầm cảm thì có thể sẽ được bác sỹ cho bổ sung liều acid folic cao hơn bình thường.

Nên bổ sung acid folic bằng cách nào?

Xem thêm: Ăn gì để bổ sung acid follic khi mang thai

Điều khác thường so với những chất khác như Canxi, Sắt là các nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể chúng ta hấp thu Vitamin B9 dạng tổng hợp (Acid Folic) tốt hơn nhiều so với dạng tự nhiên có trong các loại thức ăn nhất định (dạng muối Folate). Chính vì vậy, thực phẩm ăn hàng ngày không phải nguồn cung cấp chính acid folic cho cơ thể trừ các loại thực phẩm được làm giàu acid folic như một số loại Ngũ cốc, Pasta, gạo được bổ sung sẵn acid folic từ nhà sản xuất.

Do đó, việc sử dụng các viên bổ sung acid folic với hàm lượng khoảng 400 mcg/ngày là cách bổ sung acid folic hiệu quả nhất. Nhiều cơ quan y tế trong đó có Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ và tổ chức phi lợi nhuận March of Dimes (tổ chức chuyên chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em) khuyến cáo tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung một viên multivitamin có đủ lượng acid folic hàng ngày.

PM Procare có chứa 400 mcg acid folic và PM Procare Diamond có chứa 500 mcg acid folic đáp ứng đúng đủ liều lượng acid folic hàng ngày cho đa số bà bầu mang thai bình thường để phòng tránh khuyết tật ống thần kinh và một số vấn đề khác do thiếu acid folic gây nên.
BTV Nguyễn Quỳnh - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Sinh con theo ý muốn bằng chế độ ăn có đúng không?
  • Muốn có thai sau tuổi 35
  • Thực phẩm cần tránh khi chuẩn bị có thai?
  • 3 Lưu ý lựa chọn thuốc bổ khi chuẩn bị mang thai

102 Bình luận

  1. bùi thị hòa bình luận

    15/11/2016 at 9:21 chiều

    bác sĩ cho e hỏi,e mới sinh non có can thiệp được 3,5 tháng do bị dị tật thoát vị cột sống, vậy giờ e nên chuẩn bị gì cho lần mang thai tiếp và thời gian có lại là bao lâu, e mới tiêm MMR được 1 tháng ak

    bác sĩ cho e hỏi,e mới sinh non có can thiệp được 3,5 tháng do bị dị tật thoát vị cột sống, vậy giờ e nên chuẩn bị gì cho lần mang thai tiếp và thời gian có lại là bao lâu, e mới tiêm MMR được 1 tháng ak

    Trả lời
    • Chuyên gia tư vấn bình luận

      16/11/2016 at 9:05 sáng

      Chào bạn, Đối với phụ nữ có tiền sử sinh con dị tật ống thần kinh thì cần bổ sung acid folic liều cao, thường là 4 gam/ngày (gấp 10 lần so với những phụ nữ mang thai bình thường) từ 1 tháng trước khi mang thai đến hết 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên bổ sung acid folic liều cao có thể gây che lấp tình trạng thiếu ...[Xem thêm]

      Chào bạn,
      Đối với phụ nữ có tiền sử sinh con dị tật ống thần kinh thì cần bổ sung acid folic liều cao, thường là 4 gam/ngày (gấp 10 lần so với những phụ nữ mang thai bình thường) từ 1 tháng trước khi mang thai đến hết 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên bổ sung acid folic liều cao có thể gây che lấp tình trạng thiếu vitamin B12, một tình trạng thiếu máu nguy hiểm, vì vậy bạn cần thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi sử dụng.
      Sau khi tiêm phòng MMR 3 tháng bạn có thể mang thai được.
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

  2. Le thi thanh bình luận

    13/11/2016 at 3:29 chiều

    Em uong axitfolic truoc khi mang thai 1thang ,bay gio thai duoc 4tuan em van uong ,cho em hoi uong denluc nao thi dung a

    Trả lời
    • Chuyên gia tư vấn bình luận

      13/11/2016 at 5:01 chiều

      Chào bạn, Trước khi mang thai 1-3 tháng, trong suốt quá trình mang thai và cho con bú bạn cần bổ sung mỗi ngày 400-600mcg acid folic để dự phòng khuyết tật ống thần kinh thai nhi và thiếu máu. Bạn lưu ý nếu không có chỉ định của bác sĩ thì không bổ sung acid liều cao (trên 800mcg) kéo dài và tránh việc bổ sung nhiều chế phẩm ...[Xem thêm]

      Chào bạn,
      Trước khi mang thai 1-3 tháng, trong suốt quá trình mang thai và cho con bú bạn cần bổ sung mỗi ngày 400-600mcg acid folic để dự phòng khuyết tật ống thần kinh thai nhi và thiếu máu. Bạn lưu ý nếu không có chỉ định của bác sĩ thì không bổ sung acid liều cao (trên 800mcg) kéo dài và tránh việc bổ sung nhiều chế phẩm khác nhau có chứa acid folic.
      Trong các thuốc bổ tổng hợp như PM Procare, PM Procare Diamond có chứa 400-500mcg acid folic cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác như sắt, kẽm, vitamin A, D, E…Đặc biệt là DHA, EPA trong dầu cá tự nhiên (Triglyceride) với tỉ lệ 4/1 là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai giúp em bé phát triển tối ưu não bộ và thị giác.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,

  3. phương bình luận

    07/11/2016 at 12:30 chiều

    mỗi khi mệt em uống đến 1000mcg thì cơ thể lại khỏe lại,da k còn xanh sao nữa.thưa bác sĩ lâu lâu e uống như vậy có bất ổn ko?e đang mang thai 32 tuần và xet nghiệm mau lâm sàng thi e bi thiếu máu.mong nhận đươc sự phản hồi của bác sĩ

    mỗi khi mệt em uống đến 1000mcg thì cơ thể lại khỏe lại,da k còn xanh sao nữa.thưa bác sĩ lâu lâu e uống như vậy có bất ổn ko?e đang mang thai 32 tuần và xet nghiệm mau lâm sàng thi e bi thiếu máu.mong nhận đươc sự phản hồi của bác sĩ

    Trả lời
    • Chuyên gia tư vấn bình luận

      07/11/2016 at 2:39 chiều

      Chào bạn, Trường hợp của bạn bị thiếu máu khi mang thai thì cần xác định nguyên nhân gây thiếu máu (do thiếu sắt, acid folic hay bệnh thiếu máu tan huyết, nhiễm trùng…) và điều trị sớm, tránh để ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một số trường hợp có thể được chỉ định bổ sung sắt và acid folic liều cao, bạn nên đến các ...[Xem thêm]

      Chào bạn,
      Trường hợp của bạn bị thiếu máu khi mang thai thì cần xác định nguyên nhân gây thiếu máu (do thiếu sắt, acid folic hay bệnh thiếu máu tan huyết, nhiễm trùng…) và điều trị sớm, tránh để ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một số trường hợp có thể được chỉ định bổ sung sắt và acid folic liều cao, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sản để được tư vấn cụ thể.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,

  4. Nguyen thi ha bình luận

    06/09/2016 at 2:37 sáng

    E chao chuyen gia. Cho e hoi chut ah ,e dự định mang thai , trước 2 tháng e có uong vitamin tong hop của úc ELEVIT , có ghi là uốg 1 viên mỗi ngày ,trong 1 viên co chứa 800 mcg axit folic. Thì 1 ngay e uog 1 vien nhu vay có qua nhieu ko ah va co van de gi ko ah. E cam on

    E chao chuyen gia.
    Cho e hoi chut ah ,e dự định mang thai , trước 2 tháng e có uong vitamin tong hop của úc ELEVIT , có ghi là uốg 1 viên mỗi ngày ,trong 1 viên co chứa 800 mcg axit folic. Thì 1 ngay e uog 1 vien nhu vay có qua nhieu ko ah va co van de gi ko ah. E cam on

    Trả lời
    • Chuyên gia tư vấn bình luận

      13/09/2016 at 11:05 chiều

      Chào bạn, Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, lượng bổ sung 800mcg acid folic mỗi ngày từ viên uống bổ sung là ngưỡng cao nhất dành cho người bình thường và không nên sử dụng kéo dài. Bạn nên cân nhắc sử dụng một loại viên uống bổ sung có chứa 400mcg – 600mcg acid folic để đảm bảo cung cấp đầy đủ, không ...[Xem thêm]

      Chào bạn,
      Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, lượng bổ sung 800mcg acid folic mỗi ngày từ viên uống bổ sung là ngưỡng cao nhất dành cho người bình thường và không nên sử dụng kéo dài. Bạn nên cân nhắc sử dụng một loại viên uống bổ sung có chứa 400mcg – 600mcg acid folic để đảm bảo cung cấp đầy đủ, không bị dư thừa acid folic trong thời kỳ mang thai, cho con bú kể cả khi chuẩn bị mang thai. Ngoài ra, trong các chế phẩm như Elevit không có chứa Omega-3 nên không giúp ích cho sự phát triển của não bộ, thị giác, miễn dịch của em bé tốt bằng những chế phẩm có đầy đủ Omega-3 cùng các Vitamin, khoáng chất khác như PM Procare, PM Procare Diamond.
      Bạn hãy cân nhắc bổ sung một chế phẩm có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ các dưỡng chất quan trọng với em bé ngay từ trước khi mang thai tới khi ngừng cho con bú để con được phát triển tối đa trong giai đoạn đầu đời,
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

Phản hồi mới hơn »
1 2 3 … 13 »

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

↑