Cúm là một bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở phụ nữ mang thai do sức đề kháng của người phụ nữ giai đoạn này thường suy giảm và dễ dàng trở thành mục tiêu bị tấn công bởi các chủng cúm mùa. Chống Cúm cho phụ nữ mang thai là điều hết sức khó khăn vì bản thân vaccine tiêm phòng cũng chỉ có tỷ lệ nhất định chống được Cúm và phải tiêm trước khi mang thai khoảng 2 tháng để vaccine có hiệu quả phòng ngừa. Bài viết sau đây sẽ đi sâu về các cách phòng Cúm an toàn cho bà bầu.
Cơ thể người mẹ khi mang thai có những thay đổi sinh lý dẫn tới hệ miễn dịch bị giảm đi nên trở thành đối tượng dễ mắc Cúm. Khi mắc Cúm thường bị lâu hơn và nặng hơn so với người bình thường. Những tác hại của Cúm gây ra đối với bà mẹ và thai nhi.
Đối với người mẹ
- Các triệu chứng: sốt, đau nhức toàn thân, ho, đau họng, sổ mũi … thường nặng và kéo dài và dễ gây bội nhiễm cá bệnh nhiễm khuẩn.
- Biến chứng viêm phổi: thường nặng nề hơn so với cơ thể người bình thường.
- Khó sử dụng thuốc: đa số các thuốc điều trị Cúm đều chưa được chứng minh là an toàn tuyệt đối với thai nhi nên bác sỹ thường rất thận trọng trong việc kê đơn điều trị.
Đối với thai nhi
- Những tháng đầu thai kỳ: tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh như môi hở hàm ếch, dị tật bẩm sinh trên não do virus rất dễ xâm nhập qua hàng rào nhau thai vào cơ thể trẻ.
- Những tháng cuối thai kỳ: Đa số bà mẹ không trở nên chủ quan ở những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh chắc chắn rằng nhiễm Cúm trong giai đoạn này tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non … rõ rệt.
Các biện pháp thông thường để phòng Cúm cho bà bầu
- Tiêm vaccine: hiện có vaccine phòng Cúm A H1N1, H3N2 và cúm B. Tuy nhiên việc tiêm vaccine phòng cúm nên được tiến hành trước khi mang bầu do sau khi tiêm phòng vaccine cần có thời gian 1 đến vài tháng để cơ thể có thể sinh ra kháng thể chống lại virus Cúm.
Ngoài ra nếu bà mẹ đã tiêm vaccine Cúm trong 1 năm trước khi có bầu thì nhiều khả năng vaccine đó sẽ không có hiệu quả trong phòng ngừa dịch cúm của năm tiếp theo do sự biến của của virus diễn ra hàng năm.
- Khi có dịch Cúm, cần hạn chế đến chỗ đông người, không tiếp xúc với người bị bệnh.
- Giữ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tránh bị lạnh.
- Khi nghi ngờ mắc Cúm cần tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn điều trị ngay.
- Bảo vệ niêm mạc đường hô hấp: súc họng nước muối, sử dụng kháng thể trực tiếp IgY để ngăn chặn virus Cúm xâm nhập vào đường hô hấp.
- Khi đã mắc cúm, tuyệt đối không tự ý sử dụng các biện pháp chữa bệnh dân gian nếu chưa hỏi ý kiến bác sỹ. Trên thực tế các loại thảo dược thường có rất nhiều thành phần khác nhau khó phân tách, có thể có những thành phần không an toàn cho thai nhi nên phải hết sức thận trọng.
Khả năng bắt dính hiệu quả của kháng thể OvalgenFL
Kháng thể IgY đặc hiệu với virus Cúm (OvalgenFL) được viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản chiết tách từ lòng đỏ trứng gà, được chứng minh là có khả năng bắt dính tới 100% virus và bất hoạt 99,99% virus trong một thí nghiệm tại trường Đại học Tokyo năm 2010. Loại kháng thể này được sản xuất ra trong hoàn cảnh thế giới lúc đó đứng trước nhiều đợt bùng phát đại dịch cúm H1N1, cúm A H5N1. Đây được hi vọng là một phương pháp hiệu quả để đối phó với đại dịch Cúm toàn cầu có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
OvalgenFL được sử dụng dưới dạng viên ngậm an toàn với phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ, người bị mắc các bệnh mạn tính do thành phần có trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bà mẹ khi mang thai có thể sử dụng lâu dài để phòng ngừa Cúm và những rủi ro do Cúm có thể tới với bà mẹ và thai nhi. Đây được coi là bí quyết mới nhất dành cho các bà bầu có nhu cầu phòng Cúm, bảo vệ an toàn cho mẹ và bé trong suốt thời gian mang bầu.
Thu Trang
Nhung bình luận
procarevn bình luận