0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » 42 Tuần thai kỳ » Tuần thứ 6 của thai kỳ

Tuần thứ 6 của thai kỳ

57 402 đã xem

Viết bình luận

Em bé trong tuần thứ 6 của thai kỳ

Em bé trong tuần thứ 6 của thai kỳ 1

  • Lúc này “chồi” tay và chân của em bé đã phát triển. Chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ lớn lên và biến thành các ngón chân và ngón tay.
  • Đã có tim thai! Tim của em bé có thể đã bắt đầu đập từ bây giờ. Trong một số trường hợp, khi siêu âm thai có thể thấy nhịp đập thình thịch.
  • Không có lí do gì để gọi nó là phôi thai nữa: em bé của bạn cuộn tròn lại với đôi chân nép vào thân mình.
  • Mắt đã bắt đầu phát triển nhưng bây giờ nó chỉ được gọi là các túi quang và trông chỉ đơn giản như hai chấm đen ở hai bên đầu.
  • Chiều dài đầu mông của em bé là 19mm. Khoảng chừng kích cỡ một đồng xu nhỏ.

Đầu của em bé bắt đầu thành hình

Bạn có thể phải đối mặt với triệu chứng mang thai rầm rộ. Các nếp gấp nổi lên ở phần đầu thai nhi sẽ được phát triển thành quai hàm, má và cằm và cuối cùng sẽ trở thành một khuôn mặt dễ thương.

Những vết lõm nhỏ ở cả hai bên đầu liệu có phải các lúm đồng tiền bạn luôn mong em bé sẽ được thừa hưởng từ phía nhà ngoại? Không đâu, chúng là những ống tai đang được hình thành.

Phần hơi lồi ra trên mặt sẽ tạo thành mắt và lỗ mũi trong vài tuần tới. Vài thứ khác cũng đang được hình thành trong tuần này: thận, gan và phổi, cùng với trái tim nhỏ lúc này đã đập 80 nhịp/phút (và sẽ nhanh hơn mỗi ngày).

Kích thước thai nhi

Trong suốt quá trình phát triển bào thai, kích thước bào thai bé xíu của bạn được đo từ đỉnh đầu đến mông (Chiều dài đầu mông). Đó là bởi vì trong quá trình phát triển, đôi chân của em bé được uốn cong nên rất khó để đo chiều dài của toàn bộ cơ thể. Khi bạn mang thai 6 tuần, kích thước em bé của bạn đo được chỉ từ 5 mm tới 6 mm, tương đương kích thước đầu móng tay hoặc một hạt đậu.

Cơ thể bạn ở tuần thứ 6 thai kỳ

Tiểu thường xuyên

Cơ thể bạn chưa có gì thay đổi về ngoại hình, nhưng bạn sẽ được nhắc mình đang mang thai 6 tuần mỗi khi bạn cảm thấy buồn nôn, chướng bụng hoặc ăn đến quả bưởi thứ 6 trong ngày (thật lạ, bởi trước đó bạn chưa bao giờ thèm bưởi).

Một manh mối khác? Bạn đang ở trong nhà tắm nhiều hơn ở bên ngoài. Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng mà chẳng có phụ nữ mang thai nào thích cả (đặc biệt là khi nó làm mất giấc ngủ mà bây giờ bạn đang rất cần) nhưng nó lại là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thai kì, đặc biệt là giai đoạn đầu.

Tại sao? Bởi một điều là hCG thai kì gây tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu của bạn – tốt cho việc tăng khoái cảm tình dục, không tốt khi bạn đang ngồi ở rạp chiếu phim xem một bộ phim kéo dài 1-2 giờ. Hơn nữa, thận của bạn đang trở nên hoạt động hiệu quả hơn giúp cơ thể thanh lọc các chất thải của cơ thể. Thêm một thực tế là sự phát triển của tử cung bắt đầu ép xuống bàng quang, khiến cho không gian trữ nước tiểu ít hơn. May mắn thay, áp lực này thường giảm đi khi tử cung được nâng lên vào trong khoang bụng ở tam cá nguyệt thứ 2.

Dưới đây là một mẹo nhỏ: nghiêng về đằng trước khi đi đi tiểu để đảm bảo bàng quang của bạn được tháo rỗng hoàn toàn. Bằng cách này bạn có thể ít phải đi vào phòng tắm hơn. Nhưng không nên cắt giảm chất lỏng vì cơ thể bạn cần được cung cấp một lượng nước ổn định.

Thử: lên kế hoạch cho buổi thăm khám tiền sản đầu tiên!

Chắc chắn bạn đã biết tin mang thai thông qua test thử thai tại nhà – nhưng cũng không hại gì khi nghe xác nhận lại từ bác sĩ, đó một trong những lý do tại sao bạn háo hức như vậy khi lần đầu đi khám thai.

Dự kiến lần kiểm tra đầu tiên sẽ thú vị và…kéo dài. Bạn sẽ trải qua thăm khám thể chất toàn diện, bao gồm khám phụ khoa, xét nghiệm tế bào tử cung – Pap Smear (trừ khi bạn mới làm gần đây) và xét nghiệm máu ban đầu để xác định nhóm máu, yếu tố Rh, bạn có đang thiếu chất sắt hay không, em bé của bạn có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể hay không. Bạn cũng sẽ được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, khả năng miễn dịch với bệnh sởi Đức (rubella) và các bệnh di truyền sắc tộc cụ thể. Thêm vào đó bạn sẽ cần lấy nước tiểu làm xét nghiệm glucose, protein, hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn.

Một điều nữa: hãy chuẩn bị để trả lời rất nhiều câu hỏi về tiền sử sức khỏe, quan trọng hơn là hãy hỏi bác sĩ các vấn đề của bạn (nên hãy mang theo danh sách để khỏi quên). Hỏi bác sỹ các vấn đề bạn quan tâm như tại sao ngực bạn nổi gân xanh như cái bản đồ, hay quan hệ khi có thai có ảnh hưởng gì đến em bé không. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về xét nghiệm di truyền trước sinh – một tầm soát các bất thường nhiễm sắc thể được khuyến cáo cho các bà mẹ có nguy cơ cao, tiến hành vào đầu tuần thứ 9 của thai kì.

Chỉ dẫn khác

  • Tránh xa cá mập, cá kiếm và cá thu vì đây là những loài cá có chứa nhiều thủy ngân, có thể gây hại cho em bé. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua các loại hải sản tốt để tăng cường DHA, EPA, Kẽm, Sắt cho cơ thể. Một tuần bạn có thể ăn 340g hải sản, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi nuôi hoặc cá tuyết.
  • Nhuộm tóc? Hãy sử dụng các loại màu nhuộm không bền nếu bạn muốn. Mặc dù da hấp thụ ít thuốc nhuộm nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên tránh nhuộm loại màu vĩnh viễn trong 3 tháng đầu tiên. Nhiều bác sỹ khuyên nên tuyệt đối không nhuộm màu tóc trong thời gian mang thai và cho con bú.
  • Nếu bạn bị đau buốt khi tiểu, tiểu dắt, hãy dùng kháng sinh an toàn cho em bé để điều trị nhiễm trùng tiết niệu. Phụ nữ 6-24 tuần có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng tiết niệu. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Triệu chứng thường gặp

Tiểu nhiều

Bạn đang ăn cho 2 người và đi tiểu cho hai người, thận làm việc nhiều hơn để tăng khả năng đào thải của cơ thể bạn. Mặt khác, lúc này tử cung của bạn đang gây áp lực lên bàng quang. Bạn hãy cố gắng để bàng quang trống hoàn toàn sau mỗi lần đi tiểu bằng cách nghiêng người về phía trước, sau đó đi tiểu lại một lần nữa.

Mệt mỏi

Cơ thể bạn phải cung cấp dưỡng chất cho thai nhi nên không có gì lạ khi bạn cảm thấy kiệt sức. Lắng nghe cơ thể của mình và nghỉ ngơi đúng lúc. Nhưng cũng nên tập một số bài thể dục phù hợp: đi bộ hay đến lớp tập yoga. Các Endorphin do cơ thể tiết ra sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Ngực nhạy cảm và thay đổi

Không phải do tưởng tượng mà thực sự là núm vú của bạn nhô ra nhiều hơn bình thường. Chúng cũng có thể nhạy cảm (vì vậy hãy cảnh báo đối tác của bạn về những gì bạn cảm thấy tốt khi chạm và và những gì không). Tại sao trông bạn gợi cảm hơn trong những ngày này? Cơ thể bạn đang chuẩn bị cho con bú và quầng vú (vùng da sậm màu quanh núm vú) tối màu hơn giúp cho mắt em bé nhìn được núm vú, vì mắt trẻ sơ sinh không nhìn rõ được và đặc biệt trẻ sơ sinh không phân biệt được màu sắc, chỉ 2 màu đen và trắng.

Buồn nôn và nôn

Có thể bạn đang bị buồn nôn nhẹ khi ăn bữa sáng, trưa hay tối, nhưng hãy nhìn vào mặt tích cực. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị buồn nôn khi mang thai ít có khả năng sẩy thai hơn những người không buồn nôn. Đối phó với cảm giác buồn nôn bằng cách ăn các bữa ăn nhẹ kết hợp với protein và tinh bột, bánh hạt xay, sữa chua và ngũ cốc ăn liền, bất cứ thứ gì dạ dày bạn có thể tiêu hóa dễ dàng. Sử dụng Vitamin B6 hay các thuốc uống tổng hợp cũng giúp giảm bớt tình trạng nôn, buồn nôn ở bà bầu.

Ợ nóng và khó tiêu

Đây là tin không mấy tốt đẹp: khả năng không bị ợ nóng trong suốt chín tháng gần như bằng không. Đó là bởi vì cơ tâm vị bị giãn.

Tin tốt là: bạn có thể giảm các triệu chứng nếu không ăn quá nhanh, quá no và tránh mặc quần áo bó bụng.

Đầy hơi và trung tiện

Nguyên nhân là do progesteron trong cơ thể bạn giai đoạn này – hormon thú vị này cần thiết cho việc duy trì một thai kỳ khỏa mạnh, nhưng nó cũng chịu trách nhiệm cho việc khiến bụng bạn phình lên. Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón nhưng lại có thể làm tăng triệu chứng đầy hơi.

Tăng nhạy cảm với mùi

Khi đang mang thai, mũi bạn trở nên đặc biệt nhạy cảm. Bạn có thể ngửi thấy mùi bữa ăn trưa của đồng nghiệp từ khắp các phòng, mùi nước hoa của các đồng nghiệp và giày bẩn của ai đó.

Giải quyết tình trạng này bằng cách nào? Nếu mũi của bạn khiến cảm giác buồn nôn tồi tệ hơn, hãy để một số mùi hương khiến bạn cảm thấy thoải mái quanh mình. Thử vài thứ như bạc hà, gừng và chanh.

Theo Procarevn

Procare - 18/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai
  • Tuần thứ 40 của thai kỳ
  • Tuần thứ 39 của thai kỳ
  • Tuần thứ 38 của thai kỳ

82 Bình luận

  1. nguyễn Nga bình luận

    25/04/2017 at 5:02 chiều

    Ngày kinh đầu tiên cuối cùng của e là 21/03/2017, ngày uống thuốc chống nấm griseofulvin cuối cùng của e là 29/03/2017, hôm nay e siêu âm, kết quả mang thai 4-5 tuần, chưa có phôi và tim thai, vậy tỷ lệ quái thai của e có cao không bác sĩ

    Ngày kinh đầu tiên cuối cùng của e là 21/03/2017, ngày uống thuốc chống nấm griseofulvin cuối cùng của e là 29/03/2017, hôm nay e siêu âm, kết quả mang thai 4-5 tuần, chưa có phôi và tim thai, vậy tỷ lệ quái thai của e có cao không bác sĩ

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      05/05/2017 at 10:14 sáng

      Chào bạn Nga, Theo như số liệu bạn cung cấp, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn khoảng 28-30 trở lên thì ngày cuối cùng bạn còn dùng thuốc Griseofulvin trứng vẫn chưa được thụ tinh. Trứng có thể được thụ tinh sau đó khoảng 1 tuần, lúc này thì lượng thuốc trong máu cũng vừa thải trừ hết. Do đó, nguy cơ thai nhi gặp phải tác dụng xấu ...[Xem thêm]

      Chào bạn Nga,
      Theo như số liệu bạn cung cấp, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn khoảng 28-30 trở lên thì ngày cuối cùng bạn còn dùng thuốc Griseofulvin trứng vẫn chưa được thụ tinh. Trứng có thể được thụ tinh sau đó khoảng 1 tuần, lúc này thì lượng thuốc trong máu cũng vừa thải trừ hết. Do đó, nguy cơ thai nhi gặp phải tác dụng xấu do thuốc hầu như không có, bạn có thể yên tâm.
      Thông thường ở tuẩn thứ 6-8 thì mới có phôi thai và tim thai, thậm chí có trường hợp thấy muôn hơn ở tuần thứ 8 – 10. Bạn bình tĩnh chờ đợi thêm một vài hôm nữa bạn nhé!
      Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó, phụ nữ có thai được khuyên dùng thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp các chất dinh dưỡng đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể. Nếu có chế độ ăn tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau quả mỗi ngày thì bạn chọn PM Procare. Còn nếu chế độ ăn của bạn chưa được tốt hoặc bạn mang thai ngoài độ tuổi sinh đẻ, thai đôi, hay cơ thể kém hấp thu… thì PM Procare diamond với hàm lượng các chất cơ bản (DHA, EPA, sắt, acid folic, I-ốt,…) được tăng cường sẽ là lựa chọn phù hợp. Bạn chỉ cẩn uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ giúp mẹ khỏe khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  2. Rose Le Nguyen bình luận

    04/04/2017 at 12:09 chiều

    Thưa bác sĩ, Ngày 3/4/17 em mới đi khám thai về thì được báo là thai trong giai đoạn sớm, kích thước 6mm trong lòng tử cung. Nhưng do không biết mình mang thai nên trước đó 10 ngày em có uống thuốc sổ giun Fugacar 500mg. Vậy cho em hỏi là thuốc có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ? Bác sĩ có nói nên bỏ thai hay ...[Xem thêm]

    Thưa bác sĩ,
    Ngày 3/4/17 em mới đi khám thai về thì được báo là thai trong giai đoạn sớm, kích thước 6mm trong lòng tử cung. Nhưng do không biết mình mang thai nên trước đó 10 ngày em có uống thuốc sổ giun Fugacar 500mg. Vậy cho em hỏi là thuốc có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ? Bác sĩ có nói nên bỏ thai hay giữ thì tuỳ em. Em lo lắng quá, mong chuyên gia tư vấn giúp em ak.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      04/04/2017 at 3:59 chiều

      Chào bạn, Thuốc tẩy giun Fugacar được biết đến với tác dụng gây quái thai và độc cho phôi khi thử nghiệm trên chuột thí nghiệm. Nhưng điều đó không có nghĩa là trên người cũng gây ảnh hưởng như vậy. Cho đến nay vẫn chưa xác định được tính an toàn khi dùng thuốc trên phụ nữ có thai vì vậy về nguyên tắc không được dùng thuốc khi ...[Xem thêm]

      Chào bạn,
      Thuốc tẩy giun Fugacar được biết đến với tác dụng gây quái thai và độc cho phôi khi thử nghiệm trên chuột thí nghiệm. Nhưng điều đó không có nghĩa là trên người cũng gây ảnh hưởng như vậy. Cho đến nay vẫn chưa xác định được tính an toàn khi dùng thuốc trên phụ nữ có thai vì vậy về nguyên tắc không được dùng thuốc khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu thời gian bạn dùng thuốc trùng với thời kỳ tiền phôi (kéo dài khoảng 17 ngày sau khi trứng được thụ tinh) thì bạn không cần lo lắng quá. Nếu dùng vào thời kỳ này thì thuốc sẽ tác dụng nên thai nhi theo nguyên tắc “Tất cả hoặc không có gì”. Nghĩa là hoặc phôi thai sẽ chết hoặc phôi sẽ phát triển hoàn toàn bình thường bạn nhé!
      Trân trọng!

  3. văn thị thanh thúy bình luận

    22/02/2017 at 7:43 chiều

    em chào bác sĩ! em đi siêu am thai trong tử cung 4,5 tuần chưa có phôi thai và yolksac. bs cho em hỏi là khoảng tuần thứ máy thì mới có phôi yolksac và tim thai ạ. dạo gần đây em đọc trên mạng thấy có nhiều trường họp 6-8 tuần mà chưa thấy gì ( thai không phat triển) trường họp đó hiếm hay là thương gặp vậy ...[Xem thêm]

    em chào bác sĩ! em đi siêu am thai trong tử cung 4,5 tuần chưa có phôi thai và yolksac. bs cho em hỏi là khoảng tuần thứ máy thì mới có phôi yolksac và tim thai ạ. dạo gần đây em đọc trên mạng thấy có nhiều trường họp 6-8 tuần mà chưa thấy gì ( thai không phat triển) trường họp đó hiếm hay là thương gặp vậy bs. em cảm ơn nhiều ạ

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      24/02/2017 at 5:35 chiều

      Chào bạn Thanh Thúy, Yolksac hay túi noãn hoàng là cấu trúc đầu tiên của thai nhi để chuẩn bị cho quá trình hình thành phôi thai. Thường siêu âm thai ở tuần thứ 5 của thai kỳ đã có thể thấy túi noãn hoàng và tuần thứ 6 – 8 là có thể thấy phôi thai và tim thai qua siêu âm. Nhưng cũng có trường hợp thấy muộn ...[Xem thêm]

      Chào bạn Thanh Thúy,
      Yolksac hay túi noãn hoàng là cấu trúc đầu tiên của thai nhi để chuẩn bị cho quá trình hình thành phôi thai. Thường siêu âm thai ở tuần thứ 5 của thai kỳ đã có thể thấy túi noãn hoàng và tuần thứ 6 – 8 là có thể thấy phôi thai và tim thai qua siêu âm. Nhưng cũng có trường hợp thấy muộn hơn ở tuần 8-10.
      Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai không phát triển như: mẹ mắc các bệnh mãn tính (cao huyết áp, đái tháo đường,…), nhiễm trùng các cơ quan sinh sản trước và trong khi mang thai, có sự bất thường nhiễm sắc thể, trẻ mắc dị tật bẩm sinh,… Do đó tỷ lệ thai ngừng phát triển không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì tuổi thai của bạn còn quá nhỏ, bạn hãy đợi đến lần kiểm tra tiếp theo để biết được kết luận chính xác bạn nhé! Điều quan trọng bây giờ là bạn nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thức ăn hàng ngày và từ viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond, nghỉ ngơi hợp lý, giũ tinh thần vui vẻ thoải mái cho thai nhi phát triển tốt nhất.
      Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!

  4. Hau bình luận

    09/11/2016 at 9:08 chiều

    0968015792 hay goi cho toi

    Trả lời
    • Chuyên gia tư vấn bình luận

      10/11/2016 at 8:50 sáng

      Chào bạn,
      Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp trên website hoặc gọi điện thoại đến số máy 0939 920 488 / 0903 294 739 để được tư vấn cụ thể.
      Chúc bạn mạnh khỏe,

Phản hồi mới hơn »
1 2 3 … 11 »

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời