Các bệnh dị ứng ngày càng gia tăng ở những nước phát triển gây lo ngại cho các nhà khoa học. Úc là một trong những nước có tỷ lệ bệnh dị ứng cao nhất trên thế giới, với hơn 40% trẻ ở độ tuổi đi học có biểu hiện nhạy cảm với bệnh dị ứng. Những trẻ em này thường bị các bệnh lý dị ứng như hen, eczema, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng. Điều thú vị là nếu phụ nữ sử dụng Omega 3 khi mang thai có thể giúp tăng miễn dịch và phòng ngừa bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh như viêm mũi dị ứng, bệnh viêm dạ cơ địa, eczema.
Bệnh dị ứng ở trẻ em có thể giảm bớt nhờ việc sử dụng đầy đủ Omega-3 từ khi mang thai
Tỷ lệ hen phế quản tại Úc thuộc vào hàng cao nhất trên thế giới với khoảng 20% trẻ em. Mặc dù không tăng về mức độ nặng, tỷ lệ dị ứng thức ăn và eczema vẫn tiếp tục tăng về số lượng ở mức đáng báo động. “Đại dịch dị ứng” này chủ yếu gây ra bởi sự biến đổi của môi trường, mặc dù nguyên nhân chính xác tới nay vẫn chưa rõ ràng.
Sự thay đổi trong chế độ ăn hiện đại với tỷ lệ acid béo chưa no Omega-3 (DHA, EPA) ngày càng ít đi trong bữa ăn có thể đóng góp vào nguyên nhân làm gia tăng tình trạng các bệnh dị ứng. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã và đang tích cự tìm mối liên hệ giữa DHA, EPA với các bệnh lý dị ứng.
Các nghiên cứu đã tiến hành
Một số nghiên cứu quan sát đã chỉ ra khả năng phòng bệnh dị ứng của việc ăn cá hoặc bổ sung trực tiếp Omega-3 chuỗi dài khi mang thai và thời thơ ấu. Cũng giống như các tác dụng khác của Omega-3 chuỗi dài, tác dụng bảo vệ sẽ tốt nhất khi được bổ sung vào thời điểm trẻ còn nhỏ, lúc mà hệ miễn dịch đang phát triển, hoàn thiện. Một số cơ chế tạo ra tác dụng bảo vệ của Omega-3 chuỗi dài như sau:
- Tác động lên chuyển hóa eicosanoid có thể ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch:DHA/EPA và Omega-6 cạnh tranh trên một con đường chuyển hóa để tạo các chất chuyển hóa có tính chất rất khác nhau. Omega-6 chuỗi dài thì kích thích sản xuất PGE2 và LTB4 có tính chất làm tăng viêm. Ngược lại, Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) thì lại sản xuất các chất chống viêm.
- Lượng Omega-3 chuỗi dài tăng lên có liên quan tới việc làm giảm biểu hiện của MHC lớp II và các nguyên tử gắn kết ICAM-1 lên các tế bào biểu hiện kháng nguyên (APC), có thể ảnh hưởng tới việc kích hoạt tế bào T.
- Tác động đến chức năng tế bào T: Bổ sung Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) được chứng minh là làm giảm sản xuất cytokine gây viêm.
- Xu hướng sản xuất Cytokin: Các Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) ức chế sản xuất các cytokine gây viêm IL-1, IL-6 và TNFalpha, có thể thông qua việc tương tác với yếu tố dịch mã kích hoạt chất béo tế bào (PPARs), yếu tố này cũng giúp điều hòa đáp ứng tế bào bao gồm phản ứng viêm.
- Phát sinh các con đường ảnh hưởng bổ sung: Các chất trung gian chuyển hóa từ EPA và DHA được gọi là các resolvins (E tương ứng EPA và D tương ứng với DHA) có tác dụng phòng ngừa và điều trị viêm.
Viêm da dị ứng ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến nhưng có thể phòng ngừa được
Các cơ chế bảo vệ của việc sử dụng Omega-3 chuỗi dài chiết xuất từ dầu cá với bệnh lý dị ứng được thấy trong các nghiên cứu theo dõi đã thúc đẩy các nghiên cứu chuyên sâu hơn về tác dụng chống viêm của DHA và EPA. Nghiên cứu cũng thấy rằng, việc bổ sung Omega-3 chuỗi dài với trẻ bị hen suyễn ở độ tuổi 18 tháng làm giảm cơ khò khè của trẻ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu dài hạn trong nhiều năm để đánh giá hiệu quả lâu dài của việc sử dụng.
Các nhà khoa học cũng tin rằng, việc bổ sung Omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA) ngay từ khi trẻ con trong bụng mẹ có thể là một cơ hội mới cho trẻ trường khi kiểu hình miễn dịch dị ứng của trẻ được hình thành và có tính đàn hồi vốn có. Các nghiên cứu quan sát cũng thấy rằng, tỷ lệ trẻ bị mắc dị ứng thấp hơn ở những đứa trẻ sinh ra bởi các bà mẹ bổ sung đầy đủ Omega-3 chuỗi dài từ khi mang bầu.
Một số nghiên cứu và kết quả
Dr. Nina D’Vaz và Susan L Prescott, Đại học Tây Australia.
Đồng thuận khoa học về sử dụng Omega-3, Australia, 2009
Xem thêm: