Nấm mốc aflatoxin
Ngày 10/10 vừa qua, đài CCTV đưa tin tại thành phố Jixi, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) 7 người tử vong và 2 người nguy kịch sau khi cùng ăn bữa tối vì nhiễm chất độc khét tiếng nhất thế giới aflatoxin.
Mục lục
Theo đó, ngày 5/10, Wang Moumou, một cư dân của thị trấn Xingnong, huyện Jidong (thành phố Jixi, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc) và 8 người thân đã tụ tập tại nhà của mình để ăn món “canh chua” tự làm (một loại thực phẩm được làm từ mì bột ngô sợi to sau khi lên men). Được biết, món này đã được gia đình Wang ủ lên men trong tủ lạnh trong 1 năm rồi mới mang ra chế biến, khi đó nó đã bị nhiễm độc.
Sau khi 9 người xuất hiện tình trạng ngộ độc nghiêm trọng, được báo cáo cho cơ quan chính quyền, cơ quan công an kiểm tra chất chiết xuất tại hiện trường, không tìm thấy chất độc hại và loại trừ khả năng bị đầu độc.
Sau khi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm của bệnh viện, chất aflatoxin trong thực phẩm được xác định là vượt ngưỡng nghiêm trọng, kết quả sơ bộ kết luận nguyên nhân gây ngộ độc là do chất aflatoxin. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có tổng số 7/9 bệnh nhân tử vong sau khi điều trị không thành công, 2 người còn lại vẫn đang được cấp cứu nhưng trong tiên lượng xấu.
7 trong 9 người đã không qua khỏi dù được cấp cứu tại bệnh viện địa phương
Sau sự việc, Chính quyền thành phố Jixi khuyến cáo người dân không nên để đông lạnh các nguyên liệu thực phẩm dễ bị nhiễm nấm Aspergillus flavus (tạo nên chất độc aflatoxin) trong thời gian dài (quá 3 tháng) và tuyệt đối không nên ăn các loại ngũ cốc và thực phẩm bị nhiễm Aspergillus flavus.
Độc tố alfatoxin đối với con người
Alfatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergllus parasiticus sản sinh ra trong gạo, ngô, đậu, lạc,… ẩm mốc. Có tất cả 6 loại aflatoxin, bao gồm B1, B2, G1, G2, M1 và M2. Bằng các thực nghiệm khoa học tỉ mỉ, người ta thấy aflatoxin có thể gây ra tử vong ở một liều độc cấp tính, là hoạt chất gây ra ung thư biểu mô và hàng loạt các bệnh khác.
Alfatoxin được sản sinh ra trong gạo, ngô, đậu, lạc,… ẩm mốc
Về nguy cơ gây ung thư thì aflatoxin là một độc chất có khả năng gây ung thư rõ rệt và điển hình. Thử nghiệm cho thấy chất này có thể gây ung thư gan, ung thư đường tiêu hoá. Nếu bị nhiễm aflatoxin qua đường tiêu hoá thì chỉ cần với nồng độ 50µg/kg, sau hơn 1 tháng bệnh ung thư sẽ xuất hiện. Ung thư ở đây là dạng ung thư biểu mô như ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày… Mặc dù có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng cơ chế được công nhận nhiều nhất là do aflatoxin gây đột biến AND và gây hoạt hoá những gen ung thư trong cơ thể.
Aflatoxin còn gây ra các bệnh khác của cơ thể. Chúng gây tổn thương tế bào gan dạng hoại tử dẫn tới viêm gan, nặng sẽ phát triển thành xơ gan. Aflatoxin còn có thể gây giảm khối lượng gan, lách, tuyến ức. Đây là những cơ quan chứa nhiều tế bào lympho có thẩm quyền miễn dịch cho nên thường được gọi là những cơ quan miễn dịch. Vì thế mà aflatoxin có khả năng làm giảm sức miễn dịch của cơ thể. Trên chuyển hoá bilirubin, aflatoxin gây ức chế quá trình kết hợp của bilirubin tại gan dẫn đến chứng tăng bilirubin máu, vàng da vàng mắt.
Aflatoxin mang độc tính cực kỳ mạnh, độc gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan nghiêm trọng. Chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư, và 20mg có thể gây tử vong
Độc tố Aflatoxin rất khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao hay hóa chất, không những thế nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 1.5000C, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy ăn vào vẫn nguy hiểm.
Ngộ độc aflatoxin lên thai phụ
Tùy thuộc mức độ độc tính có trong thức ăn mà người mẹ ăn vào, độc tính của vi khuẩn qua nhau thai đến thai làm ảnh hưởng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tuổi thai. Với người mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn ảnh hưởng lên thai nhi: dọa sảy thai, sảy thai hay thai chết lưu. Trường hợp thai trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, khi người mẹ bị ngộ độc thức ăn, thai nhi chậm phát triển, thai suy và nặng hơn nữa có thể sinh non, thai chết lưu.
Nấm mốc aflatoxin trên một số lương thực, thực phẩm
Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, 25% ngũ cốc trên thế giới (gạo, ngô lạc…) bị nhiễm độc tố nấm mốc và không thể ăn được, trong đó độc tố aflatoxin xuất hiện nhiều nhất. Ngoài ra, các loại hạt đắng, nấm ngâm lâu ngày, dầu ăn tự chế… cũng là những loại thực phẩm dễ nhiễm độc tố aflatoxin.
Đũa gỗ mốc
Đũa gỗ mốc
Các loại đũa gỗ có chất lượng kém, không trơn láng sẽ dễ bị bám thức ăn, nếu rửa không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do truỵ tim mạch.
Khi chúng ta cho đũa gỗ vào hỗn hợp đậu phộng và dầu ăn rồi rửa sơ bằng nước máy và để ở nhiệt độ thường thì sau bốn ngày, trên các đôi đũa xuất hiện một số đốm mốc màu trắng nhỏ li ti. Bởi vì đũa không được rửa sạch bằng xà bông và lau khô dễ bị vi khuẩn, vi nấm độc trong môi trường bám vào đồ ăn còn sót trên đũa và có nguy cơ lây vào thức ăn khi dùng đũa sau đó. Ngoài ra đũa còn có nguy cơ nhiễm hoá chất từ nước rửa chén.
Các loại thuốc đông dược
Thuốc đông dược bị nhiễm mốc
Sau khi đông dược bị nhiễm mốc, những độc tố do chúng tiết ra tồn tại rất lâu và ở cả những nhiệt độ rất cao. Vì thế nếu chỉ sử dụng phương pháp sắc uống thông thường thì chưa thể phá huỷ hoàn toàn những độc tố chết người này. Do vậy, một lời khuyên tốt nhất khi sử dụng đông dược trị bệnh là cần thận trọng.
Lạc, ngô mốc
Ngô bị nhiễm mốc
Aflatoxin ẩn chứa trong thực phẩm bị mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm nhiều tinh bột, điển hình và phổ biến nhất là lạc và ngô. Tinh bột trong lạc và ngô có thể sinh ra nấm Aspergillus flavus, từ đó loại nấm này phát triển và sản sinh aflatoxin gây ung thư gan trong môi trường nóng ẩm.
Do đó, tốt nhất nếu gia đình bạn có lạc mốc, ngô mốc thì đừng ngần ngại vứt cả túi lạc hay bắp ngô đó đi vì hành động cắt bỏ, loại bỏ phần bị mốc là hoàn toàn vô tác dụng. Điều này là do chất độc này có thể dễ dàng phát tán dưới dạng bao tử nấm, ngấm sâu và lan rộng ra các hạt lạc, hạt ngô xung quanh.
Gạo, cơm hỏng
Gạo bị nhiễm mốc
Gạo, cơm hỏng, giảm chất lượng rất có thể tạo ra độc tố aflatoxin do gạo cũng là thực phẩm giàu tinh bột, dễ tạo thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm Aspergillus flavus. Vì vậy, bạn cần cân nhắc đến việc có nên ăn cơm thừa từ ngày hôm trước hay không.
Các loại hạt, ngũ cốc bị đắng
Nếu ăn phải các loại hạt, ngũ cốc có vị đắng, bạn phải nhả ra ngay và súc miệng kịp thời, vì vị đắng của các loại hạt này đều là do độc tố aflatoxin sinh ra trong quá trình ẩm mốc, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Xử lý ngộ độc nấm mốc
Xử lý cấp cứu trước tiên là phải làm cho người mẹ nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay của người bệnh đã được rửa sạch vào họng để kích thích nôn.
Cần đưa mẹ bầu đến các cơ sở y tế để rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 giờ. Có thể dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa. Để giải độc có thể dùng phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính, trung hòa chất độc bằng các chất thích hợp hoặc giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc. Đặc biệt, bù nước và điện giải khi mà người mẹ có tiêu chảy mất nước, dùng dịch truyền tĩnh mạch ringer lactate, natri chlorua 0,9% và glucose 5%. Ở mức độ nhẹ có thể bù dịch bằng oresol hay viên hydrid pha nước uống. Dùng thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, thuốc dùng đường uống hay đường tĩnh mạch như: cefotaxim, ceftriaxon, amoxicilin, cifixim, erythromycin. Thuốc chống co thắt như spasmaverin, spasless, NO-SPA.
Tùy trường hợp tuổi thai, đe dọa sảy thai, chuyển dạ sinh non, cần chăm sóc thai tốt, bằng cách nằm nghỉ ngơi, theo dõi nhịp tim thai bằng monitoring sản khoa và dùng cách thuốc giảm go như salbutamol, spasfon… Tất cả thuốc điều trị cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Phòng ngừa ngộ độc nấm mốc
Khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng (so với đặc trưng của thực phẩm), hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì dù có phải tiêu hủy vẫn còn ít tốn kém, hơn là phải chịu các chi phí khắc phục hậu quả do chính nó gây nên.
Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do ăn phải độc tố của vi nấm, cần áp dụng các biện pháp đề phòng như:
Không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc như: lạc, đậu nành, gạo, ngô, bánh ngọt, mứt…
Không được đãi, rửa các lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại vì độc tố vẫn còn lại bên trong.
Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của nhiễm độc, ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu… để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc.
Procarevn.vn tổng hợp