Đau đớn khi đẻ thường có ý nghĩa và giá trị riêng của nó. Các bà mẹ thường phải rơi vào trạng thái không thể kiểm soát, đau đớn. Nhưng khi em ra đời, mọi đau đớn rồi sẽ kết thúc, và mọi chuyện sau đó rồi sẽ ổn. Dù vậy, để có thể đảm bảo cho sức khỏe và thuận tiện cho những bà mẹ không thể chịu được đau đớn, chúng ta cần tham khảo thêm một số thông tin về cách giảm đau khi chuyển dạ sau đây:
Phương pháp giảm đau trực tiếp khi chuyển dạ
Nếu các bà mẹ mong muốn đẻ mổ để tránh trường hợp đau đớn, hoặc khó đẻ thì nên cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì khi đẻ mổ thường để lại một số tác dụng phụ cho cơ thể người mẹ nếu không kiêng cữ thật tốt sau thời gian đẻ.
Đối với đẻ thường, khi chuyển dạ, bà mẹ bầu sẽ phải trạng thái đau đớn trong khoảng thời gian em bé ra đời. Một số bà mẹ có thể chịu được và chấp nhận cơn đau này, nhưng với một số bà mẹ thì đây là một việc khó khăn, vì vậy cần một số biện pháp để có thể giảm đau trực tiếp lúc chuyển dạ:
– Tiêm thuốc giảm đau: Biện pháp giảm cơn đau khi chuyển dạ, giúp vượt cạn một cách dễ dàng hơn.
– Gây tê ngoài màng cứng: Gây tê ngoài màng cứng không loại bỏ hoàn toàn cơn đau, chỉ có tác dụng làm gây tê các khoang của tủy sống, nhưng không tê liệt cơ bắp cần thiết khi sinh. Tuy gây tê ngoài màng cứng không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng có một số tác dụng phụ lên thai phụ như: tụt huyết áp, hạ tim chậm, đau lưng hay đau đầu.
– Sinh trong nước (trong bồn tắm, thường để sinh tại nhà): Cần đầy đủ dụng cụ y tế, y tá đỡ đẻ có kinh nghiệm và khử trung toàn bộ địa điểm sinh nở để đạt được điều kiện tốt nhất khi sinh.
– Chườm nóng: Giúp làm giảm đau, tan đi sự căng thẳng trong các cơ, việc sinh đẻ sẽ dễ dàng hơn.
– Mát-xa: Cũng giống như chườm nóng, mát-xa sẽ giúp tạm quên đi cơn đau đớn, thư giãn các cơ.
– Hít thở sâu trong lúc chuyển dạ: Hít thở sâu giúp thư giãn tinh thần, tạm thời quên đi cơn đau đớn.
– Trị liệu bằng hương thơm, dầu thơm: Hương thơm sẽ giúp cơ thể thoải mái, làm dịu đi cơn đau, giảm căng thẳng và lo lắng khi sinh.
– Nghe nhạc để bớt đi nỗi đau: Những bản nhạc nhẹ, hoặc loại âm nhạc yêu thích sẽ giúp các mẹ vượt qua cơn đau một cách dễ dàng hơn.
– Tưởng tượng, suy nghĩ ra một chuyện khác.
Để sử dụng các biện pháp can thiệp bằng thuốc, hoặc ngoại lực vào thai phụ thì cần hỏi ý kiến, được sự đồng ý của bác sĩ đỡ đẻ để tránh các trường hợp dị ứng, sốc thuốc gây nguy hiểm tới tính mạng của cả bà mẹ và thai nhi.
Đọc thêm: 3 lưu ý khi chuẩn bị sinh con
Chuẩn bị cho việc chuyển dạ thuận lợi
Trước khi chuyển dạ, các mẹ nên có những sự chuẩn bị sau đây để sức khỏe của chính mình và thai nhi được đảm bảo một cách tốt nhất:
– Vận động thường xuyên, tập các bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga, cải thiện tâm lý lẫn thể chất để chuẩn bị tốt nhất cho lần chuyển dạ.
– Tập luyện các bài tập về sinh nở, có thể luyện tập cùng với người chồng.
– Tìm hiểu, chuẩn bị tâm lý về những việc sắp tới, và chia sẻ thêm với người thân như chồng, bố mẹ.
– Hãy hình dung, nghĩ về em bé, tưởng tượng về sự vui vẻ, hạnh phúc sau khi em bé ra đời.
– Cố gắng để cho cơ thể thư giãn, không để mệt mỏi thường xuyên, tâm lý cũng cần được thoải mái không lo nghĩ về việc sinh con sắp tới.
– Cần lên kế hoạch kỹ lưỡng khi sinh con để có thể ứng biến với mọi điều xảy ra.
– Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng, phát triển cho cả thai phụ và thai nhi. Các chất cần thiết như: DHA, EPA, acid folic, Sắt, canxi. kẽm, vitamin,… nên được bồi bổ một cách đầy đủ và đúng cách.
Để quá trình sinh nở thuận lợi, nhẹ nhàng thì việc chuẩn bị chu đáo về sức khỏe, tinh thần là vô cùng quan trọng. Sinh nở là đặc quyền của người phụ nữ, hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp bạn vượt qua thời khắc sinh nở dễ dàng.