Bên cạnh những thực phẩm lợi sữa, cũng có một số thực phẩm làm giảm chất lượng sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ khiến trẻ bỏ bú, quấy khóc. Vậy mẹ cho con bú không nên ăn gì để không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và hệ thống tiêu hóa non nớt của con? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cho con bú không nên ăn gì?
Những thực phẩm dưới đây không hẳn là không tốt với mẹ nhưng có thể khiến em bé của bạn gặp vài vấn đề về sức khỏe. Vì thế mẹ hãy thật lưu ý khi ăn nhé!
Thực phẩm làm mất sữa
Bạc hà
Từ xa xưa, người ta đã dùng trà bạc hà để giảm tiết sữa khi muốn cai sữa cho bé vì trong thành phần của loại cây này có một số chất giúp giảm lượng sữa mẹ. Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không ảnh hưởng gì nhưng nếu mẹ thường xuyên ăn các thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như bánh, kẹo, tinh dầu… từ bạc hà có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí là gây mất sữa. Vì vậy, khi cho con bú mẹ hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa bạc hà kể cả kẹo, thuốc ho, tinh dầu…nếu không muốn bị mất sữa.
Lá lốt
Là loại lá gia vị rất được các mẹ yêu thích và thường xuyên cho vào các món ăn như chả lá lốt, chuối lá lốt hay bò cuốn lá lốt, nhưng mẹ không biết rằng đây là loại lá làm mất sữa hàng đầu trong danh sách những thực phẩm làm mất sữa mẹ nhanh chóng. Những món canh nấu với măng, lá lốt, lá đinh lăng… là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột. Mẹ cần chú ý để tránh những món ăn có chứa những loại lá trên nhé.
Rau mùi tây
Người việt chúng ta hay có thói quen trang trí thức ăn bằng rau mùi hoặc ăn rau mùi sống…Khi đang cho con bú nếu mẹ ăn một vài nhánh sẽ không sao nhưng nếu ăn quá nhiều mùi tây sẽ có thể giảm lượng sữa tiết ra đấy.
Rau cần tây
Rau cần tây thường rất ít khi sử dụng nhưng nó cũng có thể gây mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa nên mẹ cũng cần tránh nếu gặp phải những món ăn chế biến cùng loại rau này.
Lá dâu
Là loại lá thường được dùng làm mẹo dân gian để cắt sữa khi muốn cai sữa cho con. Vì vậy, các mẹ nuôi con bú không được uống loại nước đun từ lá của cây dâu nếu vẫn muốn có nhiều sữa cho con bú.
Bắp cải
Tuy bắp cải là một loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều dưỡng chất nhưng các bà bầu nên chú ý không ăn quá nhiều rau bắp cải cũng có thể dẫn tới tình trạng mất sữa. Rau bắp cải tính hàn, sau sinh ăn cải bắp sẽ gây tổn hại tỳ vị, làm ảnh hưởng đến sự vận hành của thức ăn trong máu dẫn đến giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ. Vì vậy sau khi sinh con, hầu hết các mẹ đều được bác sĩ dặn dò không nên ăn rau bắp cải trong thời gian cho con bú.
Mì tôm
Mì tôm cũng là 1 món ăn có thể khiến mẹ mất sữa bởi vì trong mì tôm có thành phần là lúa mạch. Còn nếu mẹ dùng loại mì không có thành phần lúa mạch thì việc thường xuyên ăn mì tôm cũng khiến mẹ ít sữa
Thực phẩm có chứa độc tố
Cá lớn: chẳng hạn như cá kiếm, cá mập, cá kình, cá thu chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây cản trở sự phát triển bình thường của não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ. Bạn cũng nên tránh các loại tôm cá đánh bắt ở vùng nước bị ô nhiễm bởi chúng có thể bị nhiễm các hóa chất gây hại cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên cá biển lại rất giàu DHA, rất cần cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ nên FDA khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú mỗi tuần nên ăn 340 gam cá biển hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi , cá ngừ trắng, cá minh thái, cá mòi…
Măng: Đây là món ăn quen thuộc và được nhiều người ưa thích nhất là trong các dịp lễ, tết. Nhưng măng lại rất độc hại, theo đánh giá cứ 1 kg măng củ chứa lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ tuyệt đối không được ăn măng để đảm bảo an toàn cho bé.
Thực phẩm dễ gây dị ứng
Các thực phẩm dễ gây dị ứng là tôm, cua, trứng, lạc, đậu nành sữa và các chế phẩm từ bơ sữa…Những loại thực phẩm này có thể không gây dị ứng cho mẹ nhưng nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng với loại này thì khả năng bé bị dị ứng cũng rất cao. Vì vậy, trước khi dùng các thực phẩm này mẹ nên thử dùng một liều lượng nhỏ và xem phản ứng sau khi bé bú có vấn đề gì không rồi mới sử dụng tiếp.
Thực phẩm cay, nóng
Các thực phẩm gia vị có tính nóng, cay như tỏi, hành, ớt có thể nhiễm mùi vào sữa mẹ khiến bé khó chịu bỏ bú vì vậy mẹ nên hạn chế các gia vị này trong thời gian cho con bú nhé. Tuy nhiên, nếu bé “chấp nhận” những mùi vị đặc biệt này thì mẹ hoàn toàn có thể ăn mà không phải bận tâm .
Đồ uống có chất kích thích
Caffein có trong cà phê và đồ uống có ga có thể nhiễm vào sữa mẹ và đi vào cơ thể bé khiến con bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là không ngủ được và quấy khóc. Mẹ nên từ bỏ sở thích này của mình đi nhé hoặc chỉ uống ngay sau khi bé bú xong.
Đồ uống chứa cồn có thể giảm phản xạ tiết sữa của mẹ cũng như gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ nhiều và em bé bị tăng cân bất thường.
Các loại trái cây có múi, nhiều khí.
Một số loại trái cây như cam, chanh, quýt,…rất giàu vitamin C và chất chống oxi hóa; rất có lợi cho cho sức khỏe của các mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, những loại quả này có chứa nhiều tính axit có thể theo con đường sữa mẹ vào cơ thể của con mà lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non, yếu có thể gây kích ứng mạnh, làm rối loạn tiêu hóa, gây trớ, nôn mửa thậm chí phát ban nên mẹ cần kiêng ăn những loại trái cây này.
Ngoài ra, một số loại trái cây như anh đào, mận, dâu tây có thể tạo khí, gây đầy hơi cho bụng của em bé. Nó cũng là những hoa quả nóng, dễ làm cơ thể phát nhiệt.
Lời khuyên cho các bà mẹ trẻ khi cho con bú:
- Uống nhiều nước vì sữa mẹ được tạo ra chủ yếu từ nước.
- Bổ sung các vitamin cần thiết để tăng chất lượng sữa mẹ như canxi, sắt, vitamin D và B12
- Chọn các loại thực phẩm tươi, tự nhiên vào thực đơn hàng ngày .>> Xem: Ăn gì tốt khi cho con bú.
Chú ý một số dấu hiệu trẻ bị dị ứng khi bú mẹ:
- Trẻ tự nhiên bỏ bú, quấy khóc
- Nôn, trớ nhiều
- Thường xuyên đi phân lỏng
- Da mẩn đỏ, sưng rộp không rõ nguyên nhân
Khi thấy những dấu hiệu dị ứng trên sau khi bú mẹ, nếu không nghiêm trọng mẹ hãy ghi lại những gì mình ăn để tránh dùng cho những lần sau.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp khi nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng. Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, chọn những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ khỏe, bé khỏe và tránh xa những thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và hệ tiêu hóa của trẻ.
Theo : Mai Linh tổng hợp
Hồ thị mai phương bình luận
Chào các chuyên gia tư vấn. Hiện tại em đang cho con bú, bé dc 15,5 tháng. Bản thân em gầy quá muốn tăng cân thì uống loại nào ạ?
Procarevn.vn bình luận
Huệ bình luận
Ít sữa
Thái hà bình luận
Mình sữa mình ít mua thuốc kích sữa vẫn không có tác dụng. E rất hay đói ngoài ăn ba bữa chính e muốn ăn vặt mà không biết ăn gì
procarevn bình luận