Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai đặc biệt quan trọng đối với cả bà mẹ lẫn thai nhi. Chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi hợp lý, đầy đủ sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu, bà mẹ đủ sức khỏe để sinh con, nuôi dưỡng và chăm sóc con. Trong đó, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai giành được nhiều sự quan tâm nhất vì nó có ảnh hưởng quyết định tới sức khỏe của bà mẹ và em bé cả ngắn hạn và dài hạn.
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai đóng vai trò quyết định sức khỏe bà mẹ và em bé
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến con từ khi còn là bào thai đến khi trẻ trưởng thành.
Mặc dù đã có nhiều hoạt động, nhiều chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người dân nói chung và phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai đem lại nhiều kết quả nhưng tình trạng thiếu năng lượng, thiếu vi chất vẫn còn phổ biến và đây là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ sơ sinh có cân nặng thấp. Điều tra của Viện Dinh dưỡng cho thấy 19.6% phụ nữ tuổi sinh để thiếu năng lượng trường diễn (năm 2010), 36,5% phụ nữ mang thai thiếu máu dinh dưỡng (2009). Điều tra năm 2008 của Trung tâm Dinh dưỡng Tp HCM cho thấy 72,8% phụ nữ mang thai bị thiếu I-ốt. Tình trạng này làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai và phản ánh những vấn đề tồn tại trong chăm sóc phụ nữ. Trẻ em có cân nặng khi sinh thấp dễ mắc các bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành.
Các yếu tố nguy cơ của tình trạng trẻ sơ sinh có cân nặng thấp là:
- Tình trạng dinh dưỡng kém của bà mẹ trước và trong khi mang thai: bà mẹ suy dinh dưỡng, đặc biệt có chiều cao dưới 145cm, chỉ số khối cơ thể BMI dưới 18,5. Bà mẹ tăng cân dưới 7kg trong thời kỳ mang thai.
- Tuổi quá trẻ khi sinh con và kết hôn, đặc biệt là sinh con khi dưới 23 tuổi.
- Khoảng cách giữa các lần sinh ngắn, dưới 2 năm.
- Bà mẹ lao động nặng quá mức trong thời gian mang thai.
- Mẹ nghiện rượu, thuốc lá, ma túy.
Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Vai trò của dinh dưỡng hợp lý
Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo máu qua rau thai đến cung cấp cho con. Vì vậy khi có thai, mẹ vừa ăn cho mình, vừa ăn cho con.
Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt tránh mắc bệnh, đủ sức để sinh con, mau phục hồi sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú.
Mẹ được dinh dưỡng tốt từ trước và trong khi mang thai giúp con không bị suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, chậm phát triển tâm thần vận động.
Nhu cầu năng lượng, Protein và Lipid trong thời kỳ mang thai
Các loại dinh dưỡng nằm trong nhu cầu cơ bản của con người
Nhu cầu năng lượng thay đổi tùy theo loại hình lao động, thể trạng. Nhu cầu năng lượng trung bình ở phụ nữ từ 1920-2450 kcal/ngày tùy theo loại hình lao động. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ không cần tăng thêm nhu cầu năng lượng. Phụ nữ mang thai trong ba tháng giữa cần tăng nhu cầu năn gluwowngj tăng thêm 360kcal/ngày, trong ba tháng cuối cần tăng thêm 475 kcal/ngày.
Cung cấp đủ nhu cầu năn lượng trong quá trình mang thai để đảm bảo tăng cân cho bà mẹ. Khuyến mghij mức tăng cân của bà mệ căn cứ theo BMI như sau:
BMI |
Số cân nặng tăng lên (kg) |
Thấp < 18,5 | 12,5 – 18 |
Bình thường 18,5 – 24,9 | 11,6 – 16 |
Thừa cân 25 – 29,9 | 7 – 11,5 |
Béo phì >30 | 7 |
Tốc độ tăng cân nên duy trì ở mức 0,4 kg/tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai – 0,5kg/tuần đối với phụ nữ thừa cân. Có thai song sinh cần tăng cân 16-20kg.
Protein
Protein cần thiết để xây dựng bào thai, nhau thai, mô cơ thể mẹ trong thai kỳ cần 925g. Nhu cầu Protein ở phụ nữ mang thai trong 6 tháng đầu cần tăng thêm 10-15g/ngày so với bình thường, ở phụ nữ 3 tháng cuối cần tăng thêm 12-18g/ngày. Ăn các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng sữa, các loại đậu.
Cần chú ý tâm lý phải bồi dưỡng khi mang thai dẫn đến việc tiêu thụ quá mức chất đạm khá phổ biến tại Việt nam, đặc biệt là các thành phố và vùng mới đô thị hóa. Việc ăn quá nhiều Protein cũng có tác hại như tăng sử dụng chất béo, tăng tải đối với thận, tăng nguy cơ ung thư đại tràng và vú, tăng mất khoáng từ xương.
Lipid
Bổ sung Omega 3 với tỷ lệ DHA/EPA thích hợp là thiết yếu với bà mẹ mang thai và cho con bú
Lipid đặc biệt cần thiết đối với cơ thể sống. Lipid tham gia vào cấu tạo của 100% màng tế bào trong cơ thể, đặc biệt là các acid béo chưa no như DHA tham gia cấu tạo tới 23% tế bào chất xám, 93% tế bào võng mạc. Chất béo cũng đặc biệt cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp hấp thu các Vitamin tan trong dầu cho mẹ. Phụ nữ có thai cần Lipid ở mức cao hơn bình thường, chiếm 25-30% năng lượng của khẩu phần.
Nên sử dụng cả acid béo no và không no. Tuy nhiên, acid béo no không nên dùng quá 10% năng lượng khẩu phần. Nên bổ sung thêm các loại acid béo không no từ các nguồn khác như Dầu cá để đảm bảo cung cấp lượng Omega 3 với tỷ lệ DHA/EPA tốt nhất cho sự phát triển của hệ thần kinh, thị giác của trẻ. Đồng thời bổ sung Omega 3 trong dầu cá tốt có thể giúp chống lại nhiều bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai như đái tháo đường thai kỳ, sinh non, tiền sản giật, sản giật…
Ngoài việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ cho bà mẹ mang thai từ nguồn thực phẩm dùng hàng ngày, các bà bầu cũng nên sử dụng thêm các loại thuốc bổ tổng hợp để cung cấp các dưỡng chất, giúp trẻ không bị thiếu hụt acid folic, DHA/EPA, I-ốt và nhiều vi chất khác trong thời gian mang bầu. Các loại thuốc tổng hợp cũng giúp ích trong việc tăng cường khả năng phát triển toàn diện của em bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
PM Procare /PM Procare diamond là thuốc chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cung cấp DHA, EPA cùng các vitamin và khoáng chất khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thời gian này. Cùng với tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp
Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Tp HCM
(Theo Sức khỏe sinh sản)