Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu có lẽ là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tránh ăn một số loại thực phẩm gây hại sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Mục lục
Thực phẩm nên kiêng trong 3 tháng đầu để phòng dị tật thai nhi
Ba tháng đầu khi mới mang thai là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng đối với mỗi người phụ nữ. Vì thế, mẹ bầu rất cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, đây là giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan và bộ phận cơ bản nên mẹ bầu cần cẩn thận với những dưỡng chất mà mình bổ sung vào cơ thể. Để ngăn ngừa dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu bà bầu cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:
1. Ăn sống các loại rau mầm
Rau mầm sống là “cái tên” đầu tiên nằm trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì. Bởi các loại vi khuẩn như Salmonella, Listeria và E. coli có thể tồn tại trong hạt giống thông qua các vết nứt trên vỏ trước khi cây mầm lớn và bạn không thể loại bỏ tất cả vi khuẩn nếu chỉ rửa bằng nước mà không nấu chín.
Những loại vi khuẩn này rất có thể gây nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Listeriosis có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non và nhiễm trùng đe dọa tính mạng ở trẻ sơ sinh. Salmonella và E. coli có thể gây bệnh nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong.
Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai, cùng với những đối tượng dễ bị tổn thương khác, tránh ăn rau mầm sống. Ngay cả với những loại rau mầm hay các loại giá đỗ mà gia đình tự ủ, tự trồng cũng không an toàn khi ăn sống vì các thực phẩm này có thể bị nhiễm vi khuẩn mà mắt thường không phân biệt được. Vì vậy giá sống hay rau mầm là thực phẩm mà phụ nữ có bầu không nên ăn.
2. Rau quả chưa rửa kỹ
Rau củ quả là nhóm thực phẩm được khuyên dùng trong giai đoạn mang thai vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu sử dụng những loại rau củ quả chưa được rửa kỹ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả Toxoplasma, Norovirus, E.coli, Salmonella, Virus viêm gan A và Listeria monocytogenes.
Để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn, bảo vệ sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi bạn nên rửa các loại rau quả thật kỹ dưới vòi nước chảy và ngâm nước muối loãng trước khi ăn cũng như chế biến. Đồng thời, mẹ cũng nên tránh để chung các loại rau củ quả đã rửa sạch với rau, củ, quả chưa được rửa, và các sản phẩm động vật sống, bề mặt bị bẩn để hạn chế khả năng lây nhiễm chéo có thể xảy ra. Mẹ bầu cần hạn chế ăn các loại rau sống tối đa, vì đây có thể là nguồn gây bệnh tiềm ẩn.
Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm so với bình thường nên nếu không cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi bà bầu cần chế biến thực phẩm bằng cách nấu chín.
3. Dưa muối
Dưa muối là món dễ đưa cơm nên rất nhiều bà bầu thích ăn rau củ quả muối chua. Thế nhưng, liệu bà bầu ăn rau củ muối chua có tốt hay không? Các món rau củ quả muối chua được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật.
Dưa muối được vài ngày đầu, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Dưa ở giai đoạn này có vị cay, hăng nồng, hơi đắng và chứa nhiều nitrate rất có hại cho cơ thể.
4. Các loại rau, củ dễ gây sảy thai
Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Một số thực phẩm, rau củ quả bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế để phòng ngừa nguy cơ sảy thai, động thai sua đây:
- Rau ngót: Tuy giàu vitamin tốt cho sức khỏe nhưng rau ngót có chứa papaverin – 1 chất độc được tìm thấy nhiều trong cây thuốc phiện. Nếu mẹ bầu ăn nhiều rau ngót sẽ gây co thắt cơ tử cung nhiều hơn dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
- Rau răm: Các chất trong loại rau này có thể gây mất máu ở bà bầu, làm tăng co bóp tử cung, dễ gây sảy thai.
- Khổ qua: Chất histamin có trong loại quả này dễ gây dị ứng với các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, đau bụng, buồn nôn, nôn, khó thở. Nặng hơn còn có thể gây co thắt khí quản, viên sưng kết mạc mắt, co thắt tim… Nếu ăn khổ qua non hoặc ăn luôn phần hạt khổ qua có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, trẻ sinh non, nhẹ cân và sinh con quái thai. Vì vậy trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên ăn khổ qua.
- Đu đủ xanh: chứa một lượng lớn papain có tác dụng gây chuyển dạ sớm. Bên cạnh đó, chất nhựa latex trong loại quả này là chất gây dị ứng phổ biến thường gây ra các triệu chứng như sổ mũi, sưng tấy vùng miệng và phát ban trên da, đôi khi phản ứng dị ứng có thể gây ra triệu chứng khó thở, sốc phản vệ.
- Dứa (thơm, khóm): Loại quả này có chứa bromelain, một loại enzyme phân hủy protein. Một trong những tác dụng phụ của bromelain là có thể làm mềm cổ tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm.
5. Thịt gia súc, gia cầm chưa chín kỹ
Trong 3 tháng đầu, mẹ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn rất cao vì mức độ phản ứng của cơ thể đối với các loại thức ăn kém vệ sinh nghiêm trọng hơn nhiều. Theo đó, khi mẹ bầu gặp phải tình trạng này, thai nhi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
Các loại thịt gia súc, gia cầm sống hoặc chưa nấu chín kỹ có chứa ký sinh trùng Toxoplasma và vi khuẩn almonella có hại làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, sảy thai hoặc thai chết trong khi sinh.
Do đó, để tránh gây dị tật cho thai nhi, bà bầu nên nấu chín các loại thực phẩm này trước khi ăn nhé.
6. Các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Hải sản, nhất là các loại cá, là nguồn thực phẩm giàu protein và axit béo omega-3 tốt cho não bộ và mắt nhưng bạn cần có kiến thức cơ bản về các loại cá để có thể đưa ra được những lựa chọn thông minh.
Tuy nhiên, có một vài loại cá như: cá ngừ, cá kiếm, cá kình, cá thu, sò điệp… mẹ bầu nên tránh trong tam cá nguyệt đầu tiên, bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao rất nguy hiểm với sức khỏe. Thủy ngân có thể gâu ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi, các vấn đề về trí tuệ và khả năng vận động của trẻ.
Cá càng lớn thì hàm lượng thủy ngân càng cao. Đối với cá, hải sản, Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm khuyến khích khi mang thai, các mẹ bầu nên ăn tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá chép. Những loại cá và hải sản này chứa ít thủy ngân, được chứng minh là an toàn đối với thai phụ.
7. Hải sản tươi sống, chưa qua chế biến
Để tránh lây nhiễm các loại vi khuẩn hay virus có hại trong hải sản, bạn nên:
- Tránh ăn cá sống và các động vật giáp xác cũng như các món thường chế biến từ các loại cá sống như sushi, sashimi, hàu sống, sò điệp, ngao
- Tránh hải sản đông lạnh, chưa được nấu chín và các loại thực phẩm hun khói
- Chú ý đến các khuyến cáo về mức độ an toàn và nguồn gốc của các loại hải sản mà bạn ăn
- Chế biến hải sản đúng cách.
Bạn nên nấu cá ở nhiệt độ tối thiểu 60°C. Đối với các loại tôm như tôm hùm hay sò điệp, bạn nên nấu cho đến khi chúng chuyển sang màu trắng sữa. Riêng với trai và hàu, bạn cần nấu cho đến khi vỏ mở ra, đồng thời loại bỏ những con không tách được vỏ.
8. Thịt chưa được nấu chín, thịt nguội, xúc xích
Trong thời gian mang thai, bạn nên ăn các thịt loại đã được nấu chín, tránh tiêu thụ thịt sống hoặc thịt tái, vì chúng có thể chứa toxoplasma hoặc các loại vi khuẩn khác ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
Hơn nữa, các loại thịt nguội hay xúc xích tiềm tàng nhiều mối nguy bởi bệnh Listeria có thể phát triển ở môi trường nhiệt độ thấp như trong tủ lạnh. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ăn liền như thịt nguội hay xúc xích khi mang thai. Bạn có thể làm chín thịt hay xúc xích trước khi sử dụng và phải ăn ngay khi nấu xong.
Nếu phân vân chưa biết mới có thai không nên ăn gì, thì câu trả lời là thịt nội tạng, nhất là gan động vật. Bởi những bộ phận này là nơi tích trữ và đào thải độc tố trong cơ thể động vật. Do vậy, việc tiêu thụ những loại thực phẩm như thế có thể khiến thai nhi bị nhiễm độc, thậm chí gây dị tật bẩm sinh.
9. Măng tươi
Trong măng chứa nhiều chất xơ giúp hạn chế táo bón nhưng lại chứa hoạt chất glucozit khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành một chất có thể gây ngộ độc là axit xyanhydric. Nếu măng tươi không được chế biến kỹ trước khi ăn sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc, nôn ói, khó thở, đau đầu nặng hơn nữa có thể gây tử vong.
10. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như: tim, gan, lòng… là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời vì chứa nhiều chất sắt, vitamin B12, vitamin A, đồng… Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều nội tạng có thể gây ngộ độc vitamin A và hàm lượng đồng cao bất thường, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan.
Mẹ bầu ăn gì để phòng tránh dị tật thai nhi?
Dinh dưỡng là một phần quan trọng giúp mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện. Các nghiên cứu đã chứng minh, dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai không những là yếu tố quyết định về sức khỏe của mẹ mà còn cho sự hình thành và phát triển, tăng trưởng của thai nhi cho đến khi trưởng thành. Việc thiếu hụt dinh dưỡng trong thời kỳ này có thể làm tăng thêm các tai biến sản khoa, trẻ sinh non, nhẹ cân.
Một chế độ ăn tốt là chế độ ăn với cân bằng các nhóm chất cho cơ thể để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí nào. Bên cạnh việc nắm rõ danh sách “mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu” thì mẹ cũng cần ghi nhớ những thực phẩm nên ăn trong thai kỳ để có thể chuẩn bị tốt nhất trong hành trình 9 tháng mang thai này.
1. Các loại đậu và hạt như đậu xanh, đậu tương, đậu đỏ, lạc, vừng đen, vừng trắng… cũng như các loại hạt cứng như óc chó, hạnh nhân… không chỉ có thể làm bữa phụ tuyệt vời của mẹ bầu mà còn có hàm lượng folate vô cùng cao. Đây là thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi vô cùng tốt. Đặc biệt đối với các mẹ bầu đang ở 3 tháng đầu thì việc sử dụng các chế phẩm từ các loại hạt này là vô cùng cần thiết.
2. Măng tây: Trong măng tây có chứa lượng folate rất lớn, cứ 180g măng tây có chứa đến 268mcg folate, chiếm 1/3 nhu cầu mỗi ngày của mẹ bầu. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, măng tây còn chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin cần thiết như vitamin B6, B12, vitamin C, K, A…
3. Trứng: Vừa nhiều folate lại giàu vitamin B2, protein, vitamin B12, trứng còn là một nguồn choline tuyệt vời. Choline là chất góp phần quan trọng cho quá trình phát triển trí não và sức khỏe của mẹ và bé.
4. Rau có màu xanh đậm: Các loại rau như rau bina, cảnh xanh, cải xoăn, súp lơ,… Các loại rau này vừa nhiều chất xơ, ít calo nhưng lại giàu vitamin K, E, sắt và đặc biệt là folate. Ăn nhiều rau còn giúp mẹ bổ sung thêm đầy đủ dưỡng chất mà không sợ béo.
5. Củ cải đỏ: Trong củ cải đỏ ngoài folate còn có các chất bổ dưỡng khác như magie, vitamin C, chất xơ… Chỉ cần ăn 136g củ cải đỏ là bạ đã cung cấp cho cơ thể tới 147mcg folate tương đương 37% lượng folate hàng ngày.
6. Quả bơ: Bơ là một trái cây tuyệt vời của vùng nhiệt đới. Bơ không chỉ là thực phẩm làm đẹp da mà còn là sự lựa chọn hàng đầu cho mẹ bầu muốn sinh con khỏe mạnh, thông minh. Trong nửa quả bơ sẽ cung cấp cho bạn tới 21% lượng folate cần thiết 1 ngày. Đồng thời, bơ còn giúp bạn giảm táo bón, chướng bụng, đầy hơi.
7. Cà rốt: Nổi tiếng với hàm lượng vitamin A cần thiết cho thị giác của thai nhi, thường xuyên ăn cà rốt cũng là cách mẹ bảo vệ cho sự phát triển toàn diện của bé. Với 1 ly nước ép mỗi ngày, mẹ sẽ đáp ứng đáp ứng được 5% nhu cầu folate hàng ngày của cơ thể.
8. Bông cải xanh: Không nhiều folate bằng rau bina và măng tây nhưng bông cải xanh cũng là lựa chọn lý tưởng để đổi món cho thực đơn hàng ngày. Chỉ cần 1 chén bông cải xanh đã có thể đáp ứng được 24% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu.
9. Đậu bắp: Ngoài folate, các loại vitamin và lượng chất xơ trong đậu bắp có thể giúp bầu ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch và tim mạch.
10. Sữa và chế phẩm từ sữa: Nhắc đến sữa và các chế phẩm từ sữa, hẳn các mẹ bầu sẽ nghĩ ngay đến lượng canxi và protein dồi dào. Nhưng bầu có ngạc nhiên khi biết đây cũng là nguồn axit folic rất dồi dào? Trung bình, cứ 1 ly sữa 250ml, mẹ bầu có thể bổ sung khoảng 15mcg folate cho cơ thể. Bổ sung đầy đủ lượng sữa tiệt trùng, sữa chua trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tiền sản giật, nhiễm trùng âm đạo, dị ứng và tiểu đường thai kỳ.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu 3 tháng đầu
- Ăn đa dạng nhóm chất và đủ lượng thức ăn: Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn mình thích mà cần bổ sung đa dạng thực phẩm, giúp cân bằng dưỡng chất để đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa một ngày: Thay vì 3 bữa chính mẹ nên bổ sung thêm các bữa phụ giữa các bữa chính để giảm tải áp lực cho dạ dày và tránh để tình trạng bị đói.
- Ăn nhạt, ít muối và ít đường: Ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao trong thai kỳ còn ăn nhiều đường dẫn đến nguy cơ đái tháo đường thai kỳ nên khi chế biến món ăn mẹ nên sử dụng ít muối và ít đường để đảm bảo sức khỏe.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ: các loại rau củ sạch có thể ăn mỗi ngày để tránh táo bón và đồng thời cung cấp các loại vitamin khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế ăn quá nhiều các loại quả ngọt để tránh tiểu đường thai kỳ.
- Không dùng đồ uống có cồn, các chất kích thích.
- Hạn chế ăn các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế việc sinh con mắc các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi, như: gene di truyền, môi trường sống… Do đó, cách tốt nhất để bạn chủ động đảm bảo sức khỏe của bé yêu là thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sớm từ tuần thai thứ 10.
Hà Anh bình luận
em mới chớm mang thai ngoài í muốn làm cách nào để phá thai tại nhà thế ạ bác sĩ
Procarevn.vn bình luận