0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » Cẩm nang mang thai » Bệnh khi mang thai » Băng huyết sau sinh – Những điều cần biết

Băng huyết sau sinh – Những điều cần biết

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Tiến

10 458 đã xem

Băng huyết sau sinh - Những điều cần biết 1

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có tới 25% số tai biến sau sinh  do băng huyết. Còn tại Việt Nam, trong danh mục 5 tai biến sản khoa của toàn quốc, băng huyết sau sinh là tai biến thường gặp nhất (chiếm hơn 40%), và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất (chiếm 78,8%). Băng huyết có thể xảy ra với bất kỳ cuộc sinh nở nào, vì thế các mẹ bầu cần chuẩn bị tất cả các phương án dự phòng tốt nhất có thể ngay từ bây giờ

Mục lục

  • Băng huyết sau sinh là gì
  • Những số liệu về băng huyết sau sinh
  • Phân loại
  • Nguyên nhân
  • Những yếu tố nguy cơ trước sanh
  • Dấu hiệu
  • Điều trị
    • Hồi sức tích cực
    • Xác định nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và điều trị theo nguyên nhân
    • Cắt tử cung
  • Biến chứng
  • Các biện pháp dự phòng

Băng huyết sau sinh là gì

Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu > 500ml sau sổ thai từ bất cứ nơi nào ở đường sinh dục.

Tuy nhiên, có những trường hợp mất hơn 1000ml máu vẫn chưa phải là nguy hiểm do cơ chế gia tăng thể tích máu trong thai kỳ, vào những tháng cuối thai kỳ lượng máu có thể tăng thêm 1000 đến 2000ml ở những thai phụ có cân nặng trung bình. Do đó, đánh giá băng huyết sau sinh thường dựa vào thay đổi tình trạng sức khỏe sản phụ đối với lượng máu mất.

Tại Việt Nam, tỉ lệ thai phụ bị thiếu máu thiếu sắt, cao huyết áp do thai, dinh dưỡng kém… cao nên có khi chỉ mất ít hơn 500ml là đã bị choáng.

Băng huyết sau sinh có thể xảy ra ngay sau sinh hay trễ hơn, và có thể chảy máu ồ ạt, hay chảy máu kéo dài. Một phụ nữ khoẻ mạnh có thể tử vong trong vòng 2 giờ từ lúc xuất hiện băng huyết nếu như không được xử trí kịp thời và thích hợp.

 

Những số liệu về băng huyết sau sinh

Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 2.000 bà mẹ tử vong bởi các tai biến đặc thù nhất và cũng nguy hiểm nhất (băng huyết, tiền sản giật, vỡ tử cung, nhiễm khuẩn hậu sản, uốn ván rốn, phá thai không an toàn), trong đó cao nhất vẫn là do băng huyết.

  • Băng huyết sau sinh: 41%
  • Tiền sản giật – Sản giật: 21,3%
  • Nhiễm trùng hậu sản: 18,8%

Tử vong người mẹ do băng huyết sơ sinh thường xảy ra ở những những thời điểm như sau

  • 24% trong thời gian mang thai
  • 16% trong lúc sanh
  • 60% sau sanh

Tại Bệnh viện Từ Dũ tai biến băng huyết sau sinh chiếm khoảng 2%-10% tổng số ca.

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trung bình mỗi tuần tại bệnh viện có khoảng 3 – 4 ca bị băng huyết sau sinh phải truyền máu.

Tuy nhiên, băng huyết sau sinh có thể ngăn ngừa và điều trị được

 

Phân loại

Nguyên phát: thường gặp trong 24 giờ đầu sau sinh. Thường do đờ tử cung, sót nhau (rau), tổn thương đường sinh dục dưới, vỡ tử cung, lộn tử cung và bất thường bánh nhau.

Thứ phát: sau 24 giờ đến trước 12 tuần sau sanh. Thường do sót nhau, nhiễm trùng, bệnh lý huyết học.

 

Nguyên nhân

Nguyên nhân 1Đờ tử cung

  • Tử cung căng quá mức: đa thai, đa ối, con to
  • Giảm trương lực cơ tử cung
  • Chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ quá nhanh
  • Giục sanh lâu
  • Nhiễm trùng ối
  • Gây mê sâu
  • Bóc nhau bằng tay
  • Tiền sử băng huyết sau sinh
  • Béo phì

Nguyên nhân 2Tính chất mô

  • Cản trở trong vấn đề co cơ tử cung: đa nhân xơ tử cung, sót nhau
  • Bánh nhau bất thường: nhau cài răng lược, bánh nhau phụ
  • Có sẹo mổ cũ trên tử cung: bóc u xơ tử cung, mổ lấy thai
  • Chuyển dạ đình trệ
  • Giai đoạn sổ nhau kéo dài
  • Dây rốn căng quá mức

Nguyên nhân 3Tổn thương đường sinh dục

  • Cắt tầng sinh môn rộng
  • Rách tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung
  • Vỡ tử cung

Nguyên nhân 4Rối loạn đông máu

  • Thai kỳ: hội chứng HELLP, nhau tiền đạo, thai lưu, nhiễm trùng ối, nhau bong non, thuyên tắc ối, nhiễm trùng huyết.
  • Di truyền: bệnh Von Wilebrand’s
  • Điều trị thuốc chống đông máu: thay van tim

Nguyên nhân 5Nhiễm trùng tử cung

Nguyên nhân 6Sót nhau

Nguyên nhân 7Thu hồi tử cung bất thường liên quan vị trí nhau

Co hồi tử cung kém và đờ tử cung sau sanh là nguyên nhân thường gặp nhất của băng huyết sau sanh. Quá trình này xảy ra sau khi sinh (sổ thai), tử cung sẽ co hồi lại để giảm thể tích.

Do nhau không có tính đàn hồi nên sự thu nhỏ của tử cung sẽ làm cho nhau bong ra một phần khỏi vị trí bám. Máu từ nơi nhau bám chảy ra tạo thành khối máu tụ sau nhau, và chính khối máu tụ này sẽ làm cho nhau tiếp tục bong. Các cơn co của tử cung sẽ từ từ tống nhau ra ngoài.

Sau sổ nhau, tử cung sẽ bắt đầu tiến trình co thắt, các sợi cơ đan chéo của tử cung co rút ngắn lại sẽ siết các mạch máu của tử cung ở vị trí nhau bám như những nút thắt. Tiến trình này cùng với cơ chế đông máu giúp ngưng chảy máu. Khi tử cung không co hồi được, hoặc nhau không bong để sổ ra ngoài, băng huyết sẽ xảy ra.

 

Những yếu tố nguy cơ trước sanh

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 1Băng huyết sau sinh ở phụ nữ > 35 tuổi cao gấp hai lần phụ nữ < 25 tuổi. Tỷ lệ cắt tử cung do thai sản cũng tăng so với tuổi của mẹ.

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 2Phụ nữ béo phì có nguy cơ cao về biến chứng trong lúc sinh và sau khi sinh

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 3Các tình trạng bệnh lý sau có khả năng gia tăng nguy cơ băng huyết sau sinh như

  • Thiếu máu,
  • Sốt rét,
  • Nhiễm HIV/AIDS
  • Tiểu đường loại II
  • Bệnh di truyền về rối loạn đông máu

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 4Thai quá ngày

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 5Thai to

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 6Đa thai

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 7Sinh dày, sinh nhiều

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 8U xơ tử cung

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 9Chảy máu trước sanh

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 10Tiền sử băng huyết sau sinh

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 11Tiền sử mổ lấy thai

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 12Suy nhược, suy dinh dưỡng

Những yếu tố nguy cơ trước sanh 13Tăng huyết áp trong thai kỳ

 

Dấu hiệu

Dấu hiệu 1Chảy máu từ đường sinh dục: lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng.

Dấu hiệu 2Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích: đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão. Không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ (bình thường tử cung co chặt lại và ta có thể sờ được trên bụng, thường gọi là cầu an toàn).

Lưu ý lượng máu đem cân được không phản ánh toàn bộ lượng máu đã mất, vì vậy còn phải đánh giá toàn trạng của sản phụ.

Dấu hiệu 3Trường hợp vẫn thấy có cầu an toàn, tử cung co hồi tốt mà vẫn thấy máu đỏ tươi chảy ra thì có thể do tổn thương đường sinh dục.

Dấu hiệu 4Trường hợp sau sinh mà máu chảy ra nhiều, thấy hoàn toàn máu loãng, không thấy có cục máu đông, thì nguyên nhân có thể là rối loạn đông máu.

Dấu hiệu 5Các dấu hiệu toàn trạng chung mất máu: da xanh niêm nhợt, tay chân lạnh, khát nước, mạch nhanh, huyết áp giảm.

 

Điều trị

Khi BHSS xảy ra, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực, vừa kết hợp kiểm tra nguyên nhân vừa điều trị.

Hồi sức tích cực

Sản phụ nằm đầu thấp, thở oxy. Các bác sĩ sẽ xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng, đè động mạch chủ bụng để giảm lượng máu đến tử cung, đảm bảo huyết động ổn định. Sản phụ được theo dõi huyết áp, mạch, tri giác, nhịp thở, niêm mạc thường xuyên.

Nếu có chỉ định, người mẹ được truyền dịch mặn đẳng trương, truyền máu bằng hồng cầu lắng, tiểu cầu đậm đặc, huyết tương tươi, yếu tố đông máu, thuốc vận mạch.

Xác định nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và điều trị theo nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân phối hợp gây băng huyết nên các bác sĩ sẽ kiểm tra đường sinh dục một cách hệ thống bằng dụng cụ và khám cả các cơ quan khác để không bỏ sót trường hợp do rối loạn đông máu.

Việc xác định kịp thời nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là vô cùng quan trọng, vì nó giúp cho các bác sĩ điều trị nhanh chóng xử trí nguyên nhân, bên cạnh việc hồi sức chống sốc. Chỉ có loại bỏ được nguyên nhân thì mới có thể chấm dứt được chảy máu.

Cắt tử cung

Đây là cách cuối cùng nhằm cứu tính mạng người mẹ.

Có thể nghĩ đến phương pháp này đầu tiên trong trường hợp  đã đủ số con và lớn tuổi. Đối với những bệnh nhân còn trẻ tuổi, chưa đủ con, có thể dùng thuyên tắc mạch hoặc thắt động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị hai bên.

Cắt tử cung chỉ có chỉ định tuyệt đối trong trường hợp nhau cài răng lược.

 

Biến chứng

Tuỳ thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau

Biến chứng 1Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong.

Biến chứng 2Dễ nhiễm trùng hậu sản.

Biến chứng 3Biến chứng lâu dài

Biến chứng 4Thiếu máu,

Biến chứng 5Viêm tắc tĩnh mạch,

Biến chứng 6Hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh)

Biến chứng 7Không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.

 

Các biện pháp dự phòng

Các biện pháp dự phòng 1Cần dự phòng băng huyết sau sinh cho tất cả các cuộc sinh nở

Các biện pháp dự phòng 2Quan trọng nhất là cần đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ cao, đặc biệt khi thấy có dấu hiệu bất thường như bụng to lên, ra máu bất thường…

Các biện pháp dự phòng 3Phải điều trị thiếu máu, tiểu đường, tăng huyết áp trong thai kỳ, các bệnh lý nội khoa thật sớm để khi vào chuyển dạ thai phụ càng khỏe mạnh càng tốt. Bổ sung sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu

Các biện pháp dự phòng 4Theo dõi để phòng ngừa nhiễm trùng ối.

Các biện pháp dự phòng 5Chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho hai mẹ con, tránh tình trạng suy nhược, suy dinh dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, cần có chế độ ăn cân bằng để tránh thai phát triển quá to.

Các biện pháp dự phòng 6Bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ từ thuốc bổ mỗi ngày. Bởi vì rất khó có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và em bé trong bụng nếu chỉ cung cấp từ chế độ ăn hàng ngày, ngay cả khi chế độ ăn đã gần như cân đối và đa dạng các loại thức ăn khác nhau như thịt, sữa, trái cây, rau xanh, đậu, các loại ngũ cốc…

Các biện pháp dự phòng 7Hạn chế sanh thủ thuật vì nguy cơ tổn thương đường sinh dục cao, nhất là rách cổ tử cung và âm đạo.

Các biện pháp dự phòng 8Nếu sản phụ có nguy cơ băng huyết sau sinh cao, cần chú ý 6 giờ đầu sau sinh, đặc biệt là trong 2 giờ đầu để phát hiện sớm khi có chảy máu

Các biện pháp dự phòng 9Cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, nhằm có thời gian hồi phục sức khỏe, nuôi dạy con tốt, với cách biện pháp đặt vòng sau sinh, uống thuốc tránh thai dành cho con bú.

Tài liệu Băng huyết sau sinh từ Bệnh viện Từ Dũ Tp. Hồ Chí Minh

Procare - 16/05/2020
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Bệnh thủy đậu vào mùa, mẹ bầu ‘mất Tết’ nếu chẳng may mắc phải
  • Bác sĩ tư vấn về dị tật ống thần kinh ở thai nhi
  • Bà bầu bị chuột rút – cách xử trí nhanh giảm cơn đau
  • Bí kíp cho bà bầu hay bị chóng mặt

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

↑