0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » 42 Tuần thai kỳ » Tuần thứ 42 của thai kỳ

Tuần thứ 42 của thai kỳ

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Tiến

3 385 đã xem

Em bé của bạn trong tuần thứ 42 của thai kì

Em bé của bạn trong tuần thứ 42 của thai kì 1

  • Để kích thích chuyển dạ, bác sĩ có thể sử dụng một loại thuốc gọi là oxytocin an toàn cho bạn và em bé, giúp khơi mào các cơn co thắt.
  • Vì có khả năng nhau thai của bạn không thể cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho em bé, bác sĩ có thể khuyên kích thích chuyển dạ để an toàn cho bạn và em bé.
  • Đôi khi bác sĩ có thể rạch túi ối để kích thích chuyển dạ bằng cách sử dụng một thiết bị giống như một cây kim.
  • Mặc dù hầu hết các bé tiếp tục phát triển mạnh và tháng thứ 10, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi bé với hồ sơ sinh lý và kiểm tra nonstress.

Mặc dù một em bé trong bụng mẹ quá ngày là hoàn toàn bình thường nhưng bạn và em bé vẫn cần theo dõi thêm trong tuần này để chắc chắn mọi thứ vẫn tốt. Khi em bé chào đời, rất có thể làn da của bé sẽ bị khô, nứt, bong tróc hoặc nhăn, nhưng tất cả chỉ là tạm thời. Nguyên nhân là vì lớp sáp bảo vệ da đã bị bong ra vài tuần trước ngày sinh. Một em bé quá tháng trong bụng mẹ cũng có thể có móng tay dài hơn, tóc dài hơn; ít hoặc không có lông tơ.

Quá ngày dự sinh

Vâng, ngày dự sinh đã đến và qua hai tuần trước. Bạn vẫn đang mang thai và em bé của bạn vẫn hạnh phúc thu mình trong tử cung, có vẻ không vội vàng để nhúc nhích. Bạn cũng không cần quá sốt ruột vì chỉ có dưới 5% số trẻ thực sự sinh ra đúng ngày dự sinh. Hầu hết các em bé tiếp tục phát triển bình thường ở tháng thứ 10, nhưng để chắc chắn, các bác sĩ có thể theo dõi thông qua các bài kiểm tra nonstress và hồ sơ sinh lý.

Có một điều chắc chắn là: bất cứ khi nào em bé chọn để chào đời, bạn sẽ luôn luôn cảm thấy hạnh phúc với vòng tay rộng mở.

Cơ thể bạn tuần thứ 42

Trong khi bạn có thể cảm thấy như thể thai kì này sẽ diễn ra mãi mãi, nghiên cứu cho thấy 70% trường hợp mang thai đến tháng thứ 10 thực ra không phải là quá ngày. Nguyên nhân thường là sai lầm trong việc tính toán thời điểm thụ thai, thường do sự rụng trứng không thường xuyên hoặc người mẹ không nhớ chính xác ngày cuối cùng của chu kỳ kinh. Ngay cả khi bạn nằm trong số 2% số phụ nữ thực sự quá ngày sinh thì trước khi tuần này kết thúc, em bé sẽ tự chào đời hoặc bác sĩ sẽ kích thích chuyển dạ. Tất nhiên, bạn sẽ rất mệt mỏi nếu mọi người hỏi bạn đã sinh em bé hay chưa. Nhưng đây là điều bạn nên tập trung chờ đợi: trong tuần sau, bạn sẽ được ôm con vào lòng.

Bạn đã mang thai quá ngày?

Khi mang thai đến tuần thứ 42, có thể bạn và người thân cảm thấy rất sốt ruột. Đừng nản –  đừng coi như mình đã lập kỷ lục Guinness là người mang thai lâu nhất lịch sử. Bạn nên nhớ ngày dự đoán chỉ là ngày dự đoán. Vì vậy, mặc dù em bé của bạn có vẻ là quá ngày, nhưng có khả năng xê dịch một chút ngày so với thực tế, đặc biệt nếu bạn không siêu âm trước tuần 18 để tính ngày mang thai.

Vì vậy, hãy tiếp tục xem các dấu hiệu của sự chuyển dạ. Một dấu hiệu của trước chuyển dạ có thể theo dõi là đi tiêu lỏng. Một vài phụ nữ tiêu chảy nhẹ ngay trước khi chuyển dạ. Đó là cơ chế tự nhiên của cơ thể để làm rỗng ruột, nhường chỗ cho lối đi của em bé qua ống sinh.

Người trợ giúp sau sinh

Khi bé về đến nhà, người mẹ có thể kiệt sức và bị choáng váng. Bạn cần một người giúp đỡ sau sinh. Cô ấy sẽ chăm sóc cho bạn và em bé của bạn bao gồm tư vấn cho con bú, nấu ăn, chăm sóc trẻ, việc lặt vặt và dọn dẹp. Người này sẽ dạy và hỗ trợ bạn và chồng bạn mà không có phán xét. Cô ấy biết tất cả về phục hồi tình cảm và thể chất, kỹ năng dỗ trẻ, cho ăn, thay tã,.. bất cứ thứ gì nhằm giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ. Cách tốt nhất để tìm một trợ lý sau sinh là qua truyền miệng, vì vậy hãy hỏi bác sĩ nhi khoa và bạn bè của bạn.

CHỈ DẪN KHÁC

  • Em bé bây giờ chính thức ra muộn. Vì cổ tử cung của bạn có trở nên không sẵn sàng tiếp nhận, nếu bạn không chuyển dạ, bác sĩ có thể sẽ thúc đẩy nó trong tuần này.
  • Giảm thiểu cơn đau đẻ bằng cách mát xa đáy chậu: Chèn ngón tay sạch vào trong âm đạo của bạn. Ấn xuống và trượt trên đáy chậu của bạn và lặp lại liên tục trong 5 phút. Lặp lại hàng ngày.
  • Nếu cơn co thắt rất mạnh, kéo dài ít nhất 45 giây và đến thường xuyên hơn mỗi 5 phút, gọi bác sĩ! Em bé có thể sẽ chào đời trong vòng vài giờ nữa.
  • Đây không phải là lần chuyển dạ đầu tiên của bạn? Tin tốt: lần chuyển dạ và sinh con thứ hai và tiếp theo thường (mặc dù không phải luôn luôn) dễ dàng hơn và ngắn hơn.

Triệu chứng thường gặp

Cơn gò Braxton Hicks thường xuyên hơn

Ở giai đoạn cuối này bạn có khả năng thấy cơn gò Braxton Hicks xuất hiện thường xuyên hơn khi cơ thể bạn sẵn sàng cho chuyển dạ. Nếu bạn bắt đầu nhận thấy các cơn co theo một kiểu, chúng có thể là chuyển dạ thực sự.

Chảy máu

Khi cổ tử cung mở ra để chuẩn bị cho chuyển dạ, bạn có thể thấy dịch âm đạo màu hồng hoặc nâu. Điều này là hoàn toàn bình thường và có nghĩa là sự chuyển dạ có thể xảy ra trong vòng vài ngày tới – nhưng nếu dịch chảy nhiều (hơn hai muỗng canh) hoặc có màu đỏ tươi, hãy gọi bác sĩ của bạn ngay khi bạn có thể vì sự chảy máu này có thể là một dấu hiệu của nhau thai tiền đạo hay bong rau non.

Vỡ ối

Nếu bạn cảm thấy một chất lỏng trong, không màu chảy ra thì có lẽ có nghĩa là túi ối đã vỡ, cho phép nước ối bị rò rỉ ra ngoài. Hãy để bác sĩ của bạn biết và làm theo các hướng dẫn về chuyển dạ và sinh con vì bạn có thể sinh con sớm (mặc dù khoảng 15% phụ nữ bị vỡ ối trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu) .

Nong và mờ cổ tử cung

Bác sĩ của bạn có thể nói với bạn cổ tử cung mở và giãn ra như thế nào để chuẩn bị cho bé đi qua ống sinh. Trong khi bạn không có dấu hiệu đẩy nhanh quá trình này, nếu bác sĩ của bạn cảm thấy cần kích thích chuyển dạ, có những loại thuốc có thể thúc đẩy quá trình này.

Tiêu chảy

Đau bụng và tiêu chảy có thể là dấu hiệu cho thấy chuyển dạ sắp xảy ra (các cơ ruột giãn trước khi sinh). Uống nhiều chất lỏng để giữ nước và ăn nhẹ để lấy lại sức khỏe.

Phù (sưng ở chân và mắt cá)

Dịch cơ thể của bạn lúc này đang nhiều nhất và bạn có thể di chuyển ít (trọng lượng và khó chịu thực sự có thể làm bạn ì ạch). Cả hai có thể khiến bạn phù ở chân và mắt cá chân nhiều hơn. Nhưng, đừng quên uống nhiều nước để giữ chất lỏng lưu thông trong hệ thống và cố gắng để ngồi hoặc nằm xuống với hai chân nâng lên cao để ngăn dịch tập trung ở đó.

Mất ngủ

Rất có thể là sự lo lắng và khó chịu đang làm cho bạn thật để có được một giấc ngủ đầy đủ (và sau đó là sự thôi thúc đi tiểu mỗi năm phút suốt cả đêm). Xem xét việc nói chuyện với chồng của bạn trước khi đi ngủ (hoặc viết ra những lo lắng của bạn) để bạn có thể nghỉ ngơi dễ dàng hơn về mặt cảm xúc; và làm những gì bạn có thể để làm cho phòng ngủ của bạn thoải mái dễ chịu nhất có thể – ví dụ, mở một cửa sổ để tránh bị nghẹt hoặc sử dụng một chiếc gối hỗ trợ cơ thể.

Sữa non

Nhiều phụ nữ thấy rằng vào cuối thời kỳ mang thai, họ bắt đầu bị rò rỉ sữa non từ núm vú. Đó là một chất lỏng màu vàng nhạt và là tiền thân của sữa mẹ. Nếu bạn không thoải mái – hoặc bị ướt – hãy mang miếng lót sữa trong áo ngực của bạn.

Procare - 18/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai
  • Tuần thứ 40 của thai kỳ
  • Tuần thứ 39 của thai kỳ
  • Tuần thứ 38 của thai kỳ

6 Bình luận

  1. Thái Thị Kim Chi bình luận

    02/07/2019 at 9:36 sáng

    Em mang thai con đầu lòng tuần 40 nhưng vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?Xin tư vấn cụ thể giúp em.

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      02/07/2019 at 11:21 sáng

      Chào bạn Kim Chi, Một thai kỳ thông thường sẽ kéo dài trung bình 40 tuần. Nhưng tùy từng cơ địa của mỗi người mà thai kỳ có thể kết thúc sớm hơn hay muộn hơn một vài hôm. Nếu hiện tại thai kỳ của bạn vẫn khỏe, không có biểu hiện gì bất thường thì bạn có thể yên tâm, ko cần lo lắng quá. Tuy nhiên do cuộc ...[Xem thêm]

      Chào bạn Kim Chi,
      Một thai kỳ thông thường sẽ kéo dài trung bình 40 tuần. Nhưng tùy từng cơ địa của mỗi người mà thai kỳ có thể kết thúc sớm hơn hay muộn hơn một vài hôm. Nếu hiện tại thai kỳ của bạn vẫn khỏe, không có biểu hiện gì bất thường thì bạn có thể yên tâm, ko cần lo lắng quá. Tuy nhiên do cuộc sinh đẻ thường diễn tiến rất nhanh, nên ở tuổi thai này bạn cần có sự thăm khám và theo dõi thường xuyên của bác sĩ sản khoa để yên tâm hơn bạn nhé!
      Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!

  2. Mỹ hà bình luận

    07/04/2018 at 12:17 chiều

    Chào bác sĩ. Thai e nay đã 41 tuần nhưng e chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Ngàu đầu đi khám thai là thai e 8.5 tuần ( dự đoán siêu âm vì e k nhớ ngày mất kinh ạ). Cho e hỏi vậy thai có sao k ạ. E tính để tới 42 tuần qua đầu tuần 43 e sẽ sinh cho ngày đẹp. E xin ý kiến bác ...[Xem thêm]

    Chào bác sĩ. Thai e nay đã 41 tuần nhưng e chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Ngàu đầu đi khám thai là thai e 8.5 tuần ( dự đoán siêu âm vì e k nhớ ngày mất kinh ạ). Cho e hỏi vậy thai có sao k ạ. E tính để tới 42 tuần qua đầu tuần 43 e sẽ sinh cho ngày đẹp. E xin ý kiến bác sĩ. E cảm ơn ạ

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      09/04/2018 at 10:45 sáng

      Chào bạn Mỹ Hà, Ngày sinh dự tính trên siêu âm thường có sai số trong khoảng 7 ngày. Chỉ có một phần các mẹ bầu sinh đúng ngày dự sinh, đa phần là mẹ thướng sinh sớm hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, gần tới ngày sinh thì việc thực hiện thăm khám, theo dõi sát thai kỳ vẫn là điều mẹ cần thực hiện. Diễn biến thai kỳ thường ...[Xem thêm]

      Chào bạn Mỹ Hà,
      Ngày sinh dự tính trên siêu âm thường có sai số trong khoảng 7 ngày. Chỉ có một phần các mẹ bầu sinh đúng ngày dự sinh, đa phần là mẹ thướng sinh sớm hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, gần tới ngày sinh thì việc thực hiện thăm khám, theo dõi sát thai kỳ vẫn là điều mẹ cần thực hiện. Diễn biến thai kỳ thường sảy ra rất nhanh vì vậy, để có một thai kỳ an toàn thì bạn nên tới bác sĩ để thăm khám trực tiếp và theo dõi cẩn thận bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông,

  3. Phan thị thảo bình luận

    05/08/2017 at 7:03 sáng

    E thai 42 tuần chưa có dấu hiệu chuyển sinh rất lo lắng. Nhưng đi khám tất cả mọi thứ đều bình thường. Nước ối đang nhiều jo phải làm sao đây. Ban đêm bé rất ít đạp chỉ ban ngày là đạp nhiều như vậy là thế nào bs

    E thai 42 tuần chưa có dấu hiệu chuyển sinh rất lo lắng. Nhưng đi khám tất cả mọi thứ đều bình thường. Nước ối đang nhiều jo phải làm sao đây. Ban đêm bé rất ít đạp chỉ ban ngày là đạp nhiều như vậy là thế nào bs

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      08/08/2017 at 2:45 chiều

      Chào bạn Thảo, Chào bạn, Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ mang thai sinh con đúng vào ngày sự kiến, đa số sẽ có cuộc sinh nở sớm hoặc muộn hơn 1 đến 2 tuần. Ngày dự sinh chỉ là ngày dự đoán sinh của bác sĩ, nó có thể có sai lệch. Nếu bạn và thai nhi vẫn đang phát triển bình thường thì không có ...[Xem thêm]

      Chào bạn Thảo,
      Chào bạn,
      Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ mang thai sinh con đúng vào ngày sự kiến, đa số sẽ có cuộc sinh nở sớm hoặc muộn hơn 1 đến 2 tuần. Ngày dự sinh chỉ là ngày dự đoán sinh của bác sĩ, nó có thể có sai lệch. Nếu bạn và thai nhi vẫn đang phát triển bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Khi thai đã lớn, căn phòng trở nên chật chội thì thai thông thường thai sẽ đạp ít hơn, chủ yếu là cử động trườn mình, hơn nữa có thể ban đêm là thời gian em bé ngủ nên bạn ít thấy bé đạp hơn. Điều bạn cần làm là nên đi khám và theo dõi đều đặn quá trình phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ có hướng can thiệp thích hợp và an toàn nhất cho bạn và con.
      Chúc hai mẹ con mạnh khỏe!

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời