0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » 42 Tuần thai kỳ » Tuần thứ 41 của thai kỳ

Tuần thứ 41 của thai kỳ

8 782 đã xem

Viết bình luận

Em bé của bạn trong tuần thứ 41 của thai kì

Em bé của bạn trong tuần thứ 41 của thai kì 1

  • Nếu không có lớp sáp vernix da em bé có thể bong ra và nẻ. Không cần phải xử lý nó ngay khi em bé sinh ra. Lớp da mới đang chờ bên dưới!
  • Tim thai có thể sẽ được theo dõi trong tuần này thông qua các bài kiểm tra nonstress. Tim thai đập nhanh hơn mỗi khi di chuyển.
  • Móng tay của em bé chắc chắn sẽ phải cắt sau khi sinh. Bởi bây giờ, chúng đã phát triển vượt qua các đầu ngón tay.
  • Đừng lo lắng, em bé của bạn không được xem là quá ngày sinh cho đến 42 tuần thai. Chỉ có 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh.

Có vẻ giống như em bé của bạn đã chọn thời điểm ra đời muộn, một lựa chọn khá phổ biến. Ít hơn 5% trẻ sơ sinh được sinh ra đúng ngày dự sinh- và khoảng 50% quyết định ở lại lâu hơn trong bụng mẹ, phát triển đến tháng thứ 10. Cũng hãy nhớ rằng, đa số các trường hợp không phải là quá ngày sinh thực sự  mà có thể do cách tính tuổi thai không chính xác. Không sao cả -mọi thứ vẫn bình thường tại tuần thứ 41.

Hormon stress của thai nhi

Hệ thống nội tiết của em bé – chịu trách nhiệm sản xuất hormone – đang chuẩn bị cho ngày trọng đại. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng em bé thực sự đưa ra một số tín hiệu hóa học (hay còn gọi là nội tiết tố) để nhau thai kích hoạt chuyển dạ bắt đầu. Các hormon khác cũng đang sẵn sàng. Trong suốt quá trình sinh, em bé của bạn sẽ tạo ra nhiều hormon stress hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của mình.

Những hormon thực sự sẽ giúp em bé của bạn thích ứng nhanh chóng với cuộc sống bên ngoài tử cung và giúp kích hoạt tất cả những bản năng sinh tồn vì em bé đã phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng cung cấp từ nhau thai trong suốt 9 tháng qua.

Lần đầu thở của em bé

Một công việc lớn trước mắt dành cho em bé là sẽ hít thở không khí lần dầu tiên. Trong thực tế, hơi thở đầu tiên lúc mới sinh đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn rất nhiều so với bất kỳ hơi thở nào. Đó là bởi vì các túi khí nhỏ trong phổi cần phải được thổi phồng cho lần đầu tiên để chúng mở rộng để hoàn thành công việc của nó.

Cơ thể bạn tuần thứ 41

Trong khi đó, cơ thể của bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở. Ở thời gian bạn đang mang thai 41 tuần, bác sĩ của bạn có thể thảo luận về thúc đẩy chuyển dạ với bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không tự chuyển dạ, một số em bé chỉ cần thêm thời gian. Nhưng đây là câu hỏi bạn băn khoăn: Liệu  rằng bạn có thể cảm nhận được cơn chuyển dạ khi nó tới hay không?

Cơn chuyển dạ

Những dấu hiệu sau đây là báo động đỏ cho thấy cơn chuyển dạ sắp sửa diễn ra:

– Vỡ ối: nước ối có thể rò rỉ ra bất cứ lúc nào trong những ngày cuối cùng này. Khi nước vỡ ối thì chắc chắn bạn sắp chuyển dạ (hoặc bác sĩ sẽ tạo ra cơn chuyển dạ cho bạn).

– Ra máu âm đạo: khi cổ tử cung giãn mở, các mạch máu bị vỡ ra và bạn có thể thấy xuất hiện các đốm máu. Đó là dấu hiệu em bé sắp sửa được chào đời.

– Cơn co thắt: đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của sự chuyển dạ. Bạn sẽ nhận thấy sự co thắt nhịp nhàng của tử cung – mà có thể đến nhanh và bất ngờ đối với một số phụ nữ hay chậm và ổn định với những người khác. Thông thường (mặc dù không phải luôn luôn), cơn co thắt bắt đầu thưa và sau đó trở nên dồn dập hơn. Cơn chuyển dạ thực sự đầu tiên của bạn có thể cảm thấy như đau bụng kinh hoặc đau lưng dưới. Nhiều khi, cơn đau sẽ bắt đầu ở lưng và lan tỏa về phía trước của bạn. Hoặc, các cơn co thắt có thể chỉ giới hạn ở phía trước. Và mặc dù rất nhiều thứ như sách mô tả về các dấu hiệu chuyển dạ, nhưng có không ít các trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn đang cảm thấy cơn co nhưng lại không chắc chắn nó có phải chuyển dạ thực sự hay không, hãy gọi bác sĩ của bạn và mô tả những gì bạn đang cảm thấy. Bác sĩ có thể đánh giá thông qua âm thanh giọng nói của bạn (cùng với những triệu chứng bạn mô tả) xem bạn có đang chuyển dạ hay không.

Thử: khiến mình bận rộn

Em bé luôn ở trong tâm trí của bạn? Thật khó để nghĩ về bất cứ điều gì khác khi ngày sinh của bạn đã đến và đi – một tuần trước đây. Vì  vậy hãy cố gắng để giữ cho tâm trí của bạn khỏi để ý đến việc em bé ra chậm và giữ mình bận rộn, cố gắng để có kế hoạch gì đó mỗi ngày.

Hãy ra khỏi nhà: đi bộ (tốt cho sức khỏe), làm móng tay, cắt tóc (bạn có thể không có cơ hội một khi em bé ra đời), xem một hay hai bộ phim hay, vào trung tâm mua sắm cho những nhu cầu của bé, ăn trưa với bạn bè và dùng bữa tối của bạn với người bạn đời, càn quét triệt để một hàng tạp hóa, để rồi bạn sẽ trở về nhà với một tủ lạnh và tủ đông đầy ắp. Chuẩn bị các bữa ăn dự trữ cho những ngày sau khi sinh là một ý tưởng hay. Và nói với bạn bè và gia đình của bạn đừng gọi điện hỏi thăm bạn liên tục!

CHỈ DẪN KHÁC

  • Bạn đã vượt qua 40 tuần, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang quá hạn. Trong thực tế, 70% thai kỳ quá hạn không thực sự là chậm trễ mà do tính sai thời điểm thụ thai.
  • Để cơ thể nặng nề của bạn được nghỉ ngơi và thư giãn bằng cách ngâm trong bồn nước ấm hoặc hồ bơi. (Tránh tắm nước nóng).
  • Định giữ lại nhau thai của bạn? Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi bạn chuyển dạ để họ chuẩn bị.
  • Tin hay không, tiêu chảy có thể là một dấu hiệu tốt rằng em bé đang trên đường đến với bạn.

Triệu chứng thường gặp

Thai nhi hoạt động chậm

Các hoạt động chậm lại chủ yếu do kích thước của em bé bây giờ đã lớn và không có đủ chỗ cho các hoạt động.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Bây giờ bé đã đi xuống khung xương chậu của bạn hướng về phía ống sinh – với cái đầu chạm vào bàng quang của bạn – bạn có thể cảm thấy muốn đi tiểu hơn bao giờ hết (và thậm chí bạn có thể tiểu không tự chủ mỗi khi ho hoặc hắt hơi). Tiếp tục thực hiện bài tập Kegel để tăng cường các cơ bắp vùng chậu và mang một miếng lót (nếu bạn muốn) để giữ khô ráo trong thời gian chờ đợi.

Ra máu

Bạn có thể nhận thấy một dịch nhầy lẫn mau hồng hoặc đỏ nhạt trong quần lót của bạn – hoặc trong nhà vệ sinh. Điều này có nghĩa là các mạch máu ở cổ tử cung đang vỡ vì cổ tử cung bắt đầu mở ra để chuẩn bị chuyển dạ  (có thể là ngày hôm nay hoặc vài ngày sau).

Giãn và mờ cổ tử cung

Trong một kiểm tra nội bộ, bác sĩ của bạn có thể sẽ cho bạn biết cổ tử cung của bạn đã nong (mở) và giãn (mỏng) được bao nhiêu. Sự giãn và mở cổ tử cung nghĩa là nó đã sẵn sàng để cho em bé đi ra. Đối với một số phụ nữ giãn và mở cổ tử cung rất chậm – trong vài tuần – trong khi một số khác thì xảy ra qua đêm.

Tiêu chảy

Tiêu chảy thường gặp (hoặc buồn nôn) ngay trước khi bạn chuyển dạ do các cơ của bạn (bao gồm cả những cơ trong đường ruột và trực tràng) được nới lỏng để chuẩn bị sinh con.

Trĩ

Nếu các tĩnh mạch phồng lên trong trực tràng của bạn đang làm bạn đau (phần lớn do sự tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu của bạn và áp lực tử cung lên trực tràng), hãy thử ngâm mình trong một bồn tắm ngồi trong 15 đến 20 phút để làm dịu cái mông đau của bạn. Và đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa trĩ nào.

Đau vùng xương chậu

Không nghi ngờ gì, bạn đang cảm thấy nặng nề và áp lực ở vùng chậu bây giờ do em bé của bạn đã tụt xuống về phía ống sinh. Để giảm bớt áp lực lên hông và xương chậu của bạn cố gắng thư giãn bằng cách nằm xuống với hông được kê cao.

Bản năng làm mẹ

Nếu bạn cảm thấy  dường như mình không đủ năng lượng để ra khỏi ghế trong những ngày này, đó là điều dễ hiểu – sức nặng đang kéo bạn xuống. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận thấy một năng lượng bất ngờ bùng nổ lúc này và một lần nữa (ví dụ, bạn cảm thấy sự thôi thúc ngay lập tức sắp xếp tủ quần áo em bé) – đó là bản năng làm mẹ của bạn đã kích hoạt, đó là cách tự nhiên để giúp bạn chuẩn bị cho ngày lâm bồn sắp đến.

Procare - 18/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai
  • Tuần thứ 40 của thai kỳ
  • Tuần thứ 39 của thai kỳ
  • Tuần thứ 38 của thai kỳ

18 Bình luận

  1. hoàng thị chinh bình luận

    26/03/2018 at 7:50 sáng

    e mang thai đã quá ngày dự kiến sinh 8 tuần thưa bs. giờ e vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. e đã đi bộ, ăn đồ cay nóng mag vẫn chưa có dấu hiệu sinh. e rất lo lắng. đây lag bé thứ 2, bé đầu e sinh thường khi bé 38 tuần. em phải lm thế nào thưa bs

    e mang thai đã quá ngày dự kiến sinh 8 tuần thưa bs. giờ e vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. e đã đi bộ, ăn đồ cay nóng mag vẫn chưa có dấu hiệu sinh. e rất lo lắng. đây lag bé thứ 2, bé đầu e sinh thường khi bé 38 tuần. em phải lm thế nào thưa bs

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      27/03/2018 at 2:51 chiều

      Chào bạn Chinh, Ngày dự sinh chỉ là ngày dự tính sẽ sinh mà thôi. Rất ít các trường hợp sinh đúng ngày dự sinh, thường là sinh sớm hoặc muộn hơn một vài ngày. Tuy nhiên, nếu đến ngày dự sinh mà chưa thấy sinh thì bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám và theo dõi cẩn trọng, không nên chủ quan lơ là. Tùy thuộc vào ...[Xem thêm]

      Chào bạn Chinh,
      Ngày dự sinh chỉ là ngày dự tính sẽ sinh mà thôi. Rất ít các trường hợp sinh đúng ngày dự sinh, thường là sinh sớm hoặc muộn hơn một vài ngày. Tuy nhiên, nếu đến ngày dự sinh mà chưa thấy sinh thì bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám và theo dõi cẩn trọng, không nên chủ quan lơ là. Tùy thuộc vào tình hình thực tế bác sĩ sẽ có hỗ trợ phù hợp.
      Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!

  2. Nguyễn Thị Nhự bình luận

    06/03/2017 at 1:36 chiều

    thai 40 tuần tuổi chưa chuyển dạ

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      07/03/2017 at 4:36 chiều

      Chào bạn Nhự, Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ mang thai sinh con đúng vào ngày sự kiến, đa số sẽ có cuộc sinh nở sớm hoặc muộn hơn 1 đến 2 tuần. Ngày dự sinh chỉ là ngày dự đoán sinh của bác sĩ, nó có thể có sai lệch. Nếu bạn và thai nhi vẫn đang phát triển bình thường thì không có gì đáng ...[Xem thêm]

      Chào bạn Nhự,
      Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ mang thai sinh con đúng vào ngày sự kiến, đa số sẽ có cuộc sinh nở sớm hoặc muộn hơn 1 đến 2 tuần. Ngày dự sinh chỉ là ngày dự đoán sinh của bác sĩ, nó có thể có sai lệch. Nếu bạn và thai nhi vẫn đang phát triển bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Điều bạn cần làm là nên đi khám và theo dõi đều đặn quá trình phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ có hướng can thiệp thích hợp và an toàn nhất cho bạn và con.
      Chúc hai mẹ con mạnh khỏe!

  3. phùng thụ bích bình luận

    07/12/2016 at 3:06 chiều

    Dự kiến sinh của e là 5/12 dương nay m7 ùi mà chưa thấy có biểu hiện sinh gì ak.. cho e hỏive có càn tự đi nhập viện kích sinh hay là tiếp tục chờ đợi ak

    Trả lời
    • Chuyên gia tư vấn bình luận

      07/12/2016 at 3:21 chiều

      Chào bạn Bích, Ngày dự sinh chỉ có tính tương đối bởi lẽ việc tính toán thời điểm thụ thai có thể không chính xác. Bạn mới quá ngày dự sinh 2 ngày nên không cần quá lo lắng. Nếu sang tuần thứ 42 mà không có dấu hiệu sinh thì khi đó mới cần kích thích chuyển dạ. Chúc bạn và bé mạnh khỏe,

      Chào bạn Bích,
      Ngày dự sinh chỉ có tính tương đối bởi lẽ việc tính toán thời điểm thụ thai có thể không chính xác. Bạn mới quá ngày dự sinh 2 ngày nên không cần quá lo lắng. Nếu sang tuần thứ 42 mà không có dấu hiệu sinh thì khi đó mới cần kích thích chuyển dạ.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe,

  4. Sơn bình luận

    26/11/2016 at 11:03 sáng

    Vk em siêu âm tuần trước tim thai 150 sang tuần này siêu âm tim thai 128. Cho em hỏi như vậy có bình thường không ạ

    Trả lời
    • Chuyên gia tư vấn bình luận

      28/11/2016 at 10:48 sáng

      Chào bạn, Trong 3 tháng cuối của thai kỳ nhịp tim thai sẽ giảm dần, trung bình khoảng 130lần/phút. Nhịp tim thai còn phụ thuộc vào trạng thái của thai nhi lúc siêu âm, thai nhi đang cử động thì nhịp tim có thể nhanh hơn một chút, còn nếu em bé đang ngủ thì nhịp tim có thể chậm hơn 1 chút. Như vậy thì em bé của bạn ...[Xem thêm]

      Chào bạn,
      Trong 3 tháng cuối của thai kỳ nhịp tim thai sẽ giảm dần, trung bình khoảng 130lần/phút. Nhịp tim thai còn phụ thuộc vào trạng thái của thai nhi lúc siêu âm, thai nhi đang cử động thì nhịp tim có thể nhanh hơn một chút, còn nếu em bé đang ngủ thì nhịp tim có thể chậm hơn 1 chút. Như vậy thì em bé của bạn vẫn hoàn toàn bình thường, bạn có thể yên tâm.
      Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

Phản hồi mới hơn »
1 2 3 »

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
  • Chuẩn bị mang thai có cần uống PM Procare không?
  • Liều lượng sử dụng đúng đủ, hiệu quả của PM Procare
  • Bổ sung thừa acid folic khi dự định mang bầu có sao không?
  • Bầu 21 tuần bị thiếu máu, có nên uống 2 viên sắt/lần không ?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời