0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý

Procare - Website chính thức

PM Procare - Công thức đặc biệt cho phụ nữ mang thai, cho con bú

logo 4
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • PM Procare
    • PM Procare Diamond
  • Cẩm nang mang thai
    • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Dinh dưỡng trước khi mang thai
      • Sức khỏe trước khi mang thai
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
    • Khi mang thai
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Sức khỏe khi mang thai
      • Dùng thuốc khi mang thai
    • Khi cho con bú
      • Dinh dưỡng đúng và đủ
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dùng thuốc khi cho con bú
    • 42 Tuần thai kỳ
  • Góc của bố
    • Bố chăm mẹ và con
    • Dinh dưỡng cho bố
    • Sức khỏe của bố
  • Góc chuyên gia
    • Bài viết chuyên gia
    • Audio & Video tư vấn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Tin tức & sự kiện
    • Tin sức khỏe
    • Sự kiện
    • Dinh dưỡng và Covid 19
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
Trang chủ » 42 Tuần thai kỳ » Tuần thứ 38 của thai kỳ

Tuần thứ 38 của thai kỳ

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Tiến

5 015 đã xem

Em bé của bạn trong tuần thứ 38 của thai kì

Em bé của bạn trong tuần thứ 38 của thai kì 1

  • Môi âm hộ của bé gái đã phát triển đầy đủ, làm cho âm vật bớt lộ ra.
  • Phổi của bé đã được củng cố và thanh quản đã phát triển, có nghĩa là em bé đã sẵn sàng để giao tiếp thông qua tiếng la và khóc.
  • Mắt của em bé ngay bây giờ có màu xanh, màu xám hoặc nâu, nhưng khi chúng tiếp xúc với ánh sáng, màu sắc sẽ thay đổi. Đến1 tuổi, bạn sẽ biết màu sắc thật sự của chúng.
  • Tóc trên đầu em bé đã dài 2-3 cm hoặc hơn!

Em bé của bạn không còn nhỏ nữa, nặng gần 3,2 kg và dài khoảng 53 cm. Chỉ hai tuần nữa (hoặc nhiều nhất là 4 tuần) là em bé sẽ chào đời!

Em bé chuẩn bị chào đời

Tại tuần thứ 38, tất cả các hệ thống gần như đã hoạt động! Khi bạn đang chuẩn bị đón em bé thì em bé cũng đang chuẩn bị sẵn sàng. Sáp và lông tơ tiếp tục trôi khỏi cơ thể em bé vào nước ối. Em bé nuốt nước ối và một ít nước ối trôi vào trong ruột, cùng với các tế bào chết, mật và các chất thải khác- sẽ biến thành hoạt động đầu tiên của ruột (phân su) và có lẽ đó là lần thay tã đầu tiên của bạn.

Phổi của em bé tiếp tục phát triển và sản xuất ngày càng nhiều chất hoạt động bề mặt, một chất có thể ngăn chặn các túi khí trong phổi dính vào nhau khi em bé bắt đầu thở. Hầu hết những thay đổi khác trong tuần này là nhỏ nhưng quan trọng: em bé tiếp tục thêm chất béo và tinh chỉnh não bộ và hệ thần kinh (vì vậy em bé có thể đối phó với tất cả các kích thích đang chờ đợi mình khi bước vào thế giới).

Cơ thể bạn tuần thứ 38

Tính ra chỉ còn 2 tuần nữa (tất nhiên là trừ khi em bé của bạn định ở trong bụng tháng thứ 10). Cùng lúc em bé đang chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ ở tuần thứ 38 thì cơ thể bạn cũng tiến đến thử thách cuối cùng trước ngày sinh- một số sự thay đổi bạn có thể nhận thức được như là em bé tụt xuống khung xương chậu (dễ thở hơn, áp lực lên vùng chậu nhiều hơn) và những thay đổi khác có lẽ bạn không nhận thức được như là sự nong và mờ cổ tử cung.

Sữa non

Trong khi đang chờ đợi ngày sinh, bạn nghĩ về những tuần cuối cùng này như sự tổng duyệt cho cuộc sống cùng với em bé. Mất ngủ, một chút lo lắng và sữa non bắt đầu rỉ ra. Rất nhiều phụ nữ mang thai thấy ngực của họ bắt đầu chảy ra sữa non lúc nào đó trong tam cá nguyệt thứ 3. Sữa non là một chất lỏng màu vàng nhạt và đó là tiền thân của sữa mẹ. Nó chứa đầy đủ các kháng thể bảo vệ em bé, nhiều protein và ít chất béo (tiêu hóa dễ hơn) so với sữa mẹ về sau. Nếu bạn đang bị rò rỉ sữa non, bạn có thể xem xét đến việc mang miếng lót sữa trong áo ngực để bảo vệ quần áo của bạn ( và làm quen dần với nó, vì sắp tới sữa còn bị chảy ra nhiều hơn). Nhưng không phải tất cả phụ nữ đều có sữa non trong 3 tháng cuối, mặc dù chúng vẫn đang được sản xuất từ tuyến vú. Vì vậy nếu bây giờ bạn chưa thấy sữa non thì cũng không cần phiền  muộn vì ngực của bạn vẫn sẽ sản xuất đủ sữa cho em bé khi đến lúc.

Dự trữ thức ăn đông lạnh

Bạn đang ảo tưởng rằng người mới sinh sẽ giống như nữ thần trong nhà, thúc giục người khác chuẩn bị bữa ăn ngon lành trong những tuần sau khi sinh? Mơ đi. Nấu ăn sẽ là điều cuối cùng trong tâm trí-hoặc trong danh sách bạn phải làm trong suốt những tuần đầu sau khi sinh. Sau khi sinh bạn sẽ rất bận rộn. Vì vậy hãy lên kế hoạch trước. Làm một số món ăn và đóng gói riêng để dự trữ trong tủ lạnh ngay từ bây giờ, sau đó chỉ cần hâm nóng lại một chút là có thể dùng được. Dán nhãn cẩn thận để chúng không bị bỏ lại cùng với những thực phẩm không xác định trong tủ lạnh. Ứng cử viên tốt cho tủ lạnh bao gồm món súp, món hầm và thịt hầm, cũng như những ổ bánh mì nhỏ. Nếu bạn thèm đồ nướng, hãy làm và giấu một vài khay bánh xốp nướng. Một kế hoạch khác? Nếu bạn chưa có số điện thoại của cửa hàng bán món ăn sẵn yêu thích, bây giờ là lúc  để ghi lại chúng.

CHỈ DẪN KHÁC

  • Hãy đảm bảo những đồ dùng bạn chuẩn bị trong túi cho ngày nhập viện vẫn còn vừa với mình.
  • Tập hợp một danh sách số điện thoại và email của những người mà bạn muốn thông báo khi đến lúc sinh.
  • Không chắc chắn mình có đang chuyển dạ thực sự không? Một nguyên tắc nhỏ: nếu các cơn co thắt không đều và ngừng lại khi bạn di chuyển hay thay đổi vị trí, có thể đó không phải chuyển dạ thật.

Triệu chứng phổ biến

Đi tiểu thường xuyên hơn

Những ngày này bạn có thể tiểu thường xuyên hơn vì đầu của em bé đang ở trong khung xương chậu và chèn ép lên bàng quang. Bạn cần bỏ cafein hay bất cứ thức uống lợi tiểu nào khác lúc này. Nhưng không bỏ uống nước hoàn toàn, bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể vì đã sắp đến ngày sinh.

Nút nhầy

Bây giờ bạn có thể đang trải qua nhiều sự thay đổi và thậm chí nút nhầy có thể tuột ra. Đó là một nút nhầy đóng kín cổ tử cung của bạn trong suốt thai kì. Vì cổ tử cung giãn nở nên nó tuột ra. Điều đó có đồng nghĩa với việc chuyển dạ đang diễn ra không? Có thể. Nhưng cũng có thể vài ngày hoặc thậm chí vài tuần nữa chuyển dạ mới thực sự diễn ra.

Xuất hiện máu

Dịch âm đạo cũng có thể có màu hồng nhạt hay nâu sậm vì các mạch máu ở cổ tử cung vỡ trong quá trình giãn nở và mỏng dần. Khi đồ lót (hoặc giấy vệ sinh) có màu hồng hoặc nâu, nó có nghĩa là bạn có khả năng sẽ gặp mặt em bé sớm hơn.

Tiêu chảy

Đi tiêu lỏng là cách tự nhiên để tạo ra đủ chỗ cho em bé chào đời, vì vậy nếu bạn đang bị tiêu chảy trong tuần này có thể có nghĩa rằng bạn sắp chuyển dạ. Uống nhiều nước và ăn nhẹ – canh, bánh mì nướng và hoa quả lạnh là lựa chọn cho lúc này. Bỏ qua các thức ăn béo hoặc bất cứ thức ăn nào giàu chất xơ.

Ngứa bụng

Một cách giảm ngứa bụng là bôi dầu vitamin E. Trong thực tế, bạn có thể muốn đầu tư một lọ viên nang vitamin E, nó cũng tốt cho những núm vú bị đau trong tương lai gần khi bạn cho con bú.

Phù (sưng mắt các chân và bàn chân)

Nếu  sưng mắt cá chân và bàn chân khiến bạn buồn phiền, đây là lúc dùng tất hỗ trợ. Hãy đảm bảo tất không quá chật nếu bạn đeo tất qua đầu gối hoặc đùi. Đeo chúng vào buổi sáng trước khi bắt đầu bị phù.

Mất ngủ

Tâm trí bạn đang rối bời đến nỗi không thể ngủ. Đừng  bật máy tính lên để đọc tin hoặc tìm kiếm thông tin về chuyển dạ và sinh nở. Nó chỉ khiến bạn ngủ muộn hơn. Thay vào đó, lấy một thứ công nghệ thấp, sách hay tạp chí và đọc một chút. Điều đó sẽ khiến bạn dễ ngủ hơn.

Bản năng làm mẹ

Sự thay đổi về mức năng lượng là khá phổ biến trong tuần này. Bạn có thể càng ngày càng thấy kiệt sức hoặc có thể tràn đầy năng lượng (còn được gọi là bản năng làm mẹ) khi bạn cố sắp xếp và dọn dẹp nhà trước khi đón em bé. Cứ tiếp tục và dọn dẹp, nhưng đừng làm mình mệt. Hãy tiết kiệm sức lực cho lúc sinh con thay vì lãng phí nó cho việc giặt sạch quần áo.

Sữa non

Ngực của bạn có thể lớn chưa từng thấy và bị rỉ ra cả sữa non. Nếu chúng không lớn hơn hay rỉ sữa non thì cũng đừng lo. Cả hai đều không phải dấu hiệu cho thấy bạn sẽ gặp khó khăn khi cho con bú.

Cơn gò Braxton Hicks

Những cơn co giả càng ngày càng mạnh hơn. Đây là thời điểm tốt để bạn thực hành cách hít thở và các kĩ năng. Nếu chồng bạn ở cạnh, hãy để anh ấy tập cùng.

Mai Nhật Linh - 12/12/2019
★★★★★★
Chia sẻ

Thông tin hữu ích

  • Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai
  • Tuần thứ 40 của thai kỳ
  • Tuần thứ 39 của thai kỳ
  • Tuần thứ 37 của thai kỳ

2 Bình luận

  1. phạm thị hồng huyền bình luận

    31/05/2017 at 10:04 chiều

    em mang thai duoc 38tuan khi di kham thai dinh ky thi paht hien thai nhi bi ruot tang am 8mm vay co anh huong gi toi thai nhi va bi lam sao khong bac si

    Trả lời
    • procarevn bình luận

      01/06/2017 at 2:56 chiều

      Chào bạn Hồng Huyền, Nguyên nhân của hiện tượng ruột thai nhi tăng âm là chưa chắc chắn, tuy nhiên phân su có thể khiến ruột tăng âm khi bạn ở những tuần cuối thai kỳ. 70% trường hợp ruột tăng âm là bình thường nếu không đồng thời kèm theo các bất thường khác. Nếu bác sĩ không có chỉ định hay lưu ý gì đặc biệt thì bạn ...[Xem thêm]

      Chào bạn Hồng Huyền,
      Nguyên nhân của hiện tượng ruột thai nhi tăng âm là chưa chắc chắn, tuy nhiên phân su có thể khiến ruột tăng âm khi bạn ở những tuần cuối thai kỳ. 70% trường hợp ruột tăng âm là bình thường nếu không đồng thời kèm theo các bất thường khác. Nếu bác sĩ không có chỉ định hay lưu ý gì đặc biệt thì bạn không cần lo lắng quá, hãy yên tâm nghỉ ngơi dưỡng thai chuẩn bị tốt nhất cho ngày sinh nở săp tới.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu
Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ
youtube
Hregulator Gastimunhp
Điểm bán
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔNG ĐÔ

Đại diện phân phối độc quyền nhãn hàng PM Procare tại Việt Nam

Địa chỉ:

Tầng 1 và Tầng 4, Toà nhà Home City, số 177, Tổ 51 Phố Trung Kính, P. Yên Hoà, Q.Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 024.355.761.51/52/55

Fax: 024.355.761.50

Email: vietnam.procare@gmail.com

Số ĐKKD: 0100776036 do Sở Kế hoạch đầu tư HN cấp ngày 11/10/2013

Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Trọng Hiển

NHẬN THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA CHO BÀ BẦU

Vấn đề bạn quan tâm ( có thể chọn nhiều mục )

 
 
 
 
 
CHÍNH SÁCH
  • Chính sách bảo vệ thông tin người dùng
  • Chính sách vận chuyển giao nhận
  • Chính sách đổi trả hoàn tiền
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giải quyết tranh chấp khiếu nại
  • Chính sách biên tập

ĐĂNG KÝ ĐỂ THEO DÕI PROCAREVN

ĐỊA CHỈ

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời